Bài viết của đệ tử Pháp Luân Đại Pháp ở Đức

[MINH HUỆ 23-09-2022]

Kính chào Sư phụ tôn kính!

Xin chào các đồng tu!

Kể từ khi làm việc toàn thời gian trong hạng mục truyền thông, tôi đã làm qua rất nhiều công việc khác nhau. Tôi đã từng làm nhà báo, biên tập phim, phát ngôn viên, tác giả, tư vấn pháp lý v.v., và các công việc khác. Tôi luôn nhận thấy rằng những công việc này và những thách thức đi kèm với chúng có liên quan mật thiết đến tu luyện của tôi. Hoặc có thể nói rằng, nhiệm vụ công việc mà tôi cần hoàn thành vừa hay giúp tôi nhìn ra chấp trước của mình, bảo đảm tôi có thể làm tốt những gì nên làm.

Thường thì ở mỗi giai đoạn công việc đều có cơ hội để tôi buông bỏ chấp trước và tự ngã. Ví dụ, công việc được chia thành ba giai đoạn: Giai đoạn mà một nhiệm vụ mới xuất hiện, giai đoạn mà tôi thực hiện nhiệm vụ và cuối cùng là giai đoạn mà tôi không còn chịu trách nhiệm cho công việc ấy nữa. Tôi muốn minh họa một chút bằng ví dụ dẫn chương trình tin tức hàng ngày.

Lúc đó có người hỏi tôi liệu có thể làm người dẫn chương trình tin tức hàng ngày trước ống kính hay không, ban đầu tôi không thoải mái lắm. Vì điều này có nghĩa là phải duy trì hình tượng tốt trước ống kính mỗi ngày. Cũng chính là nói, phải triển hiện cho mọi người một hình ảnh chất lượng cao nhất quán, như vậy mọi người có thể nhìn thấy trong nháy mắt. Điều này bộc lộ chấp trước vào thoải mái của tôi. Ngoài ra, tôi còn thấy được tâm lo sợ, tâm sợ mất thể diện. Nếu biểu hiện không tốt, mọi người sẽ nhìn thấy. Ngoài ra còn có một tâm sợ hãi khác lớn hơn, sợ báo cáo sẽ gây tranh cãi lớn, và nội dung tin tức bất đồng quan điểm với các kênh truyền thông khác. Tôi lo lắng mình lộ diện trước ống kính, mình sẽ bị coi như kẻ thù và bị phỉ báng. Tôi biết đây là khảo nghiệm đối với mình, để vượt qua nỗi sợ hãi này, tôi cần có tín tâm hoàn toàn với Sư phụ, đồng thời tín nhiệm đồng tu của mình. Vì họ cũng là tu luyện trong Đại Pháp, vì vậy nội dung tin tức cũng sẽ phù hợp với Đại Pháp.

Tu luyện là việc mà tôi phải thực hiện mỗi ngày. Ngoài ra về việc sắp xếp thời gian cũng gây thêm áp lực cho công việc khác của tôi. Tôi luôn nhớ rằng ngay cả khi trạng thái tu luyện của tôi không tốt lắm vào một ngày nhất định hoặc ở một giai đoạn nhất định, tôi vẫn phải cố gắng hết sức phát huy trạng thái tốt nhất trước ống kính. Đó là một thử thách đối với tôi, vì khi trạng thái không tốt vẫn phải duy trì tốt hình tượng và biểu hiện, ghi lại mỗi chương trình với những suy nghĩ chân thành. Điều này khiến thời gian cho những việc khác của tôi trở nên rất ít. Khi trạng thái không tốt, tôi vẫn có thể làm việc. Tôi thật tâm nghĩ, có rất nhiều chúng sinh đằng sau ống kính, mình ghi lại chương trình và thành lập liên kết với họ theo cách tích cực.

Nhưng, khi tôi được thông báo rằng chương trình của chúng tôi không thể sinh lợi nhuận nữa vì lệnh cấm công ty công nghệ lớn, đồng thời chúng tôi có rất ít khán giả, vì vậy tôi không thể tiếp tục làm công việc quản lý trong lĩnh vực truyền thông, điều này đối với tôi mà nói cũng là một cơ hội tu luyện. Một mặt, tôi chấp nhận quyết định này vì giảm bớt được lịch trình căng thẳng hàng ngày của tôi. Tôi không cần đối diện với áp lực thời gian, như vậy tôi tự tại và nhẹ nhõm hơn. Nhưng mà, tôi cũng nhận ra khát vọng muốn được công nhận, và chấp trước vào danh rất sâu trong tâm, cảm thấy mình không được nhìn thấy mỗi ngày trên mạng nữa. Xét cho cùng, trở thành một người dẫn chương trình tin tức có thể mang lại cho tôi danh vọng. Có rất nhiều người nhận ra tôi, tôi nghe có người nói: “Ồ, tôi biết bạn, tôi đã nhìn thấy bạn trên ti vi.” Bây giờ công việc này không tiếp tục nữa, tôi ý thức rằng tôi mong ước chương trình của mình có hàng trăm nghìn lượt xem và tôi có thể rất nổi tiếng.

Vì vậy, điều rất rõ ràng đối với tôi là, những việc xảy ra trong mỗi giai đoạn công việc đều có mục đích giúp tôi tu luyện. Hơn nữa, chấp trước của tôi cũng được bộc lộ ra trong công việc, từ đó khiến tôi trừ bỏ chúng.

Tu bỏ phàn nàn

Trong công việc mới, tôi bận rộn với việc liên lạc và điều phối nội bộ, chủ yếu là giao tiếp với nhân viên. Một lần, khi tôi nhấc điện thoại và nói chuyện với người khác, tôi nhận thấy rằng người bất đồng ý kiến luôn phàn nàn với tôi về rất nhiều điều xảy ra trong công ty. Điều này khiến tôi rất phiền, tâm trạng cũng rất không tốt. Tôi tự hỏi vì sao người khác luôn không ngừng phàn nàn đủ mọi chuyện như vậy, hơn nữa tôi đã nảy sinh thái độ phụ diện rất mạnh và rất sâu, đồng thời không cố gắng nghĩ ra biện pháp giải quyết.

Trong tâm xuất hiện chán ghét và phản cảm. Nội tâm tôi phiền muộn, lo lắng và nặng nề. Thậm chí tôi không muốn tiếp tục nói chuyện điện thoại. Bất kể thế nào, ngay giây phút đó, tôi nhận ra rằng mình đã cho phép người khác ảnh hưởng đến cảm xúc và tất cả tình cảnh của mình. Nội tâm tôi nặng nề và tiêu cực. Tôi nghĩ, sao mình có thể để người khác ảnh hưởng đến trạng thái của mình? Và điều này liên quan gì đến những phàn nàn mà mình phải đối diện.

Sau đó, tôi nhận ra rằng kỳ thực người khác chính là tấm gương soi. Đầu tiên tôi nghĩ vì sao người khác luôn phàn nàn trước mặt mình. Bây giờ tôi nhận ra rằng mình luôn phàn nàn về việc người khác phàn nàn quá nhiều. Đây là do tôi chấp trước vào phàn nàn. Tôi chỉ có thể tu luyện bản thân mình, chứ không phải người khác. Vậy tôi nên làm thế nào đây? Tôi nhận ra rằng những lời phàn nàn này không thể làm cho tình huống tốt hơn, nội dung của những lời phàn nàn này cũng không mang tính xây dựng, và tôi không muốn chúng.

Tôi lập tức cảm thấy thân tâm trở nên nhẹ nhàng. Tâm phàn nàn của tôi đã tiêu mất, tôi có thể dùng tâm thái cởi mở hơn để lắng nghe quan điểm của người khác khác với quan điểm của tôi, và suy nghĩ sự việc từ góc độ giải quyết vấn đề.

Khi tôi chia sẻ kinh nghiệm của mình với một đồng nghiệp, tôi nhận thấy khi tôi nói “tôi phàn nàn gì đó” bằng tiếng Đức, tôi biết rằng tiếng Đức diễn đạt chuyện này rất chính xác. Phàn nàn khiến thân tâm tôi trở nên rất nặng nề. Vậy sao tôi phải làm như vậy? Khiến nội tâm tôi trở nên nặng nề, điều này đối với tôi có chỗ nào tốt? Tôi vốn có thể không làm như vậy. Tôi có thể tiến nhập vào trạng thái không có tiêu cực và gánh nặng, như vậy có thể khiến tôi chính niệm đầy đủ và dùng thái độ này để giải quyết vấn đề, tiếp tục bước về phía trước.

Vì vậy, sao tôi phải vì hoàn cảnh bên ngoài khiến bản thân mình lâm vào cảnh khó khăn? Tôi không muốn điều đó, nên tôi quyết định không phàn nàn nữa.

Tất nhiên, nói thì dễ nhưng làm mới khó. Tôi nhận thấy trong cuộc sống hàng ngày thật dễ xuất hiện phàn nàn. Bây giờ tôi sẽ dừng lại và tự nói với bản thân: “Đợi một chút, mình biết bản thân không cần phải phàn nàn, cũng không cần khiến sự việc trở nên khó khăn.” Như vậy tôi có thể nhanh chóng xử lý và giải quyết sự việc. Trong công việc, mọi chuyện cũng dễ dàng phát triển theo hướng tích cực. Tôi cũng luôn cảm ơn những nhắc nhở từ các đồng tu trong trường hợp tôi không nhận ra rằng mình đang phàn nàn.

Khi chia sẻ, một đồng tu đã chia sẻ với tôi một bài thơ “Độ nhân độ kỷ nan” trong “Hồng Ngâm VI”, đến nay vẫn chưa được dịch sang tiếng Đức.

Một khảo nghiệm lớn

Là một ký giả, trong thời kỳ virus Vũ Hán, tôi đã báo cáo rất nhiều bình luận liên quan đến các biện pháp phòng chống dịch, các biện pháp thay thế điều trị và đặc biệt là các cảnh báo về tiêm phòng vắc xin. Điều tôi muốn nói là có rất nhiều rủi ro với vắc xin, và có rất nhiều tác dụng phụ của vắc xin đối với con người.

Trước đây tôi luôn cho rằng vấn đề tiêm vắc xin không có liên quan đến tôi. Đối với công việc của tôi và hạng mục khác, tôi làm tốt công việc của mình và không cần phải tiêm phòng. Vì vậy, tôi không có bất kỳ lý do gì để suy nghĩ về việc tiêm vắc xin. Những bạn người thường xung quanh tôi nói rằng tôi không tiêm phòng, hơn nữa biết rằng vắc xin là không cần thiết, thậm chí có hại cho sức khỏe và con người. Ngoài ra, vì lý do nghề nghiệp, tôi đã tiếp xúc với rất nhiều giới xã hội phản đối các biện pháp phòng chống virus, và họ có thái độ rất phê phán đối với vắc xin.

Đối với tôi mà nói, rõ ràng là tôi không sợ bị nhiễm bệnh, cũng không ngoan cố không tiêm vắc xin. Vì tôi cho rằng việc này không liên quan đến tôi, tôi sẽ không gặp phải việc như vậy.

Cho đến khi tôi nhận được một nhiệm vụ mới, trong đó bao gồm việc phải đi Mỹ một chuyến. Cho đến nay, đối với những người không phải là công dân Mỹ nhập cảnh vào Mỹ, cần phải xuất trình tất cả các bằng chứng miễn dịch sau khi đã tiêm vắc xin, thì mới có thể đến Mỹ. Vì vậy, cuối cùng điều này đã xảy ra với tôi, và tôi chợt nhận ra rằng mình không hề tự do như đã nghĩ.

Bởi vì ngày càng có nhiều kênh truyền thông đưa tin rằng vắc xin có tác dụng phụ rất mạnh, và tôi cũng nghĩ rằng tiêm vắc xin chẳng có chỗ nào tốt, chỉ có xấu thôi. Sau khi nảy sinh tâm lý phản kháng, suy nghĩ khác cũng liên tiếp xuất hiện, ví như: “Đây hoàn toàn là việc hàm hồ, mình sẽ không tiêm vắc xin.” hoặc là “Mình không hiểu tại sao điều này lại cần thiết, toàn bộ những gì liên quan đến virus hầu như sắp qua đi”, hoặc là “Mình thực sự cần đi Mỹ không? Mình ở đây cũng tốt mà.”

Ngoài ra, tôi nhận thấy tâm lý mình rất phản kháng và đảo ngược vì tôi đang làm điều gì đó đi ngược lại niềm tin của mình. Bắt đầu bằng cách hỏi làm thế nào tôi có thể bỏ qua việc tiêm phòng mà vẫn nhập cảnh Mỹ. Tôi đã gọi một số cuộc điện thoại để được tư vấn và cũng đã gặp một người có thể giúp tôi tránh tiêm vắc xin, sau đó tôi ý thức rằng đây không phải là điều tôi nên làm.

Tôi cũng nhận ra rằng đây không chỉ là tâm lý phản kháng của mình, mà là tôi rất sợ đi tiêm vắc xin. Tâm lý phản kháng như vậy xuất hiện là vì tôi không muốn làm bất cứ điều gì trái ngược với ý chí của mình, và biết rõ rằng việc tiêm phòng là hoàn toàn không cần thiết. Trên thực tế, nỗi sợ này bắt nguồn từ việc vắc xin có thể mang lại tác hại cho tôi. Hơn nữa, đã có bằng chứng cho thấy nhiều lô vắc xin chứa các chất hoàn toàn có hại và có thể gây tử vong. Tôi luôn nghĩ rằng mình không có chấp trước vào cơ thể và cuộc sống của mình, nhưng bây giờ tôi thấy rõ ràng rằng không phải như vậy.

Tôi nhớ Sư phụ giảng rằng:

“Có người sợ bị truyền nhiễm, có người kiên quyết không tiêm phòng dịch, những lúc như thế chư vị có xứng với danh hiệu ‘đệ tử Đại Pháp’ chăng?” (Hãy tỉnh)

Tôi nhận thấy mình dùng nhân tâm đối đãi việc này, chứ không đứng từ góc độ tu luyện. Tâm lo lắng và sợ hãi thực sự đã ảnh hưởng đến tôi trong một thời gian, tôi không thể suy nghĩ rõ ràng và buông xuống được.

Thông qua chia sẻ với đồng tu, tôi thụ ích rất nhiều. Một đồng tu đã chia sẻ với tôi một câu chuyện về Phật Milarepa. Trong câu chuyện có một người nghi ngờ và căm ghét Phật Milarepa. Ông ta muốn dùng thức ăn có độc để đầu độc chết Phật Milarepa. Sau khi Phật Milarepa biết, Ngài vẫn ăn thức ăn có độc đó. Ngài đã làm điều này để chứng minh một điều cho người đàn ông kia. Khi ông ta ngạc nhiên rằng Phật Milarepa vẫn chưa chết, thì Ngài lấy ra chất độc mà Ngài đã ăn và đẩy lên thân người đàn ông kia. Chỉ trong một khoảng thời gian rất ngắn, ông ta khó có thể tưởng tượng được. Sau đó Phật Milarepa đã lấy chất độc trở lại, triển hiện thần thông cho người đã nghi ngờ chất vấn mình. Ngài làm điều này vì muốn ban cho người đàn ông đó một cơ hội được cứu.

Câu chuyện này khiến tôi suy nghĩ về lý do mình có thể tiêm vắc xin độc hại. Bây giờ tôi trở nên khá bình tĩnh, và cũng nhớ lời Sư phụ giảng trong kinh văn. Vì vậy tôi quyết định đi tiêm vắc xin. Không phải vì tôi nghĩ đây là điều đúng đắn phải làm, mà tôi chỉ hoàn thành công việc của mình.

Nhưng tôi thực sự vẫn có tâm sợ rất sâu. Mặc dù tôi đã quyết định đi tiêm vắc xin, nhưng tôi cảm thấy lo lắng và buồn nôn vào ngày hôm đó. Sáng sớm hôm đó tôi đọc đến Bài giảng thứ ba trong “Chuyển Pháp Luân”, Sư phụ đề cập đến việc học viên được bảo hộ như thế nào. Trong chương “Sư phụ cấp gì cho học viên” của Bài giảng thứ ba, Sư phụ giảng: “Hơn nữa chư vị có Pháp thân của tôi bảo hộ, sẽ không xuất hiện bất kể nguy hiểm gì.” Câu này đã khải ngộ cho tôi.

Lúc đó, giống như Sư phụ đích thân nói với tôi những lời này vậy, sợ hãi và lo sợ trong tôi đã tiêu mất. Tôi muốn đi sớm hơn để hoàn thành lịch hẹn buổi sáng, nhưng tôi vẫn trì hoãn một lúc và đi làm. Khoảng trưa trên đường đến trung tâm tiêm phòng, tôi lại cảm thấy hơi lo lắng và không có cảm giác an toàn. Tôi nhìn vào gương chiếu hậu, và thấy biểu ngữ này trên một chiếc ô tô theo sau tôi, trong đó hỏi: “Khẩu trang? Duy trì khoảng cách? Vắc xin? Hoài nghi?” và một liên kết web đính kèm bên cạnh nó. Tôi lập tức nhận ra đây là một khảo nghiệm, sơ hở trong tu luyện của tôi bị bộc lộ, và tôi vẫn chưa hoàn toàn tu tốt nó.

Sau khi tiêm mũi thứ nhất, tôi không có triệu chứng đáng kể. Chỉ là ngay sau khi tiêm, cơ thể tôi cảm thấy rất nóng. Về đến nhà, tôi chẳng hề có chút tâm trạng làm việc, cảm thấy hơi ủ rũ và yếu ớt. Tôi thực sự cảm thấy như mình đã phản bội bản thân và niềm tin của chính mình.

Sau một thời gian, tôi nhớ lại lần tiêm phòng đầu tiên của mình. Tôi nhận ra rằng việc buông bỏ suy nghĩ và mong đợi của con người đối với tôi khó như thế nào. Điều đó đòi hỏi quá trình tu luyện nhiều tầng, và gốc của chúng đều có liên hệ sâu sắc với nhau. Khi tôi minh bạch ra nguyên nhân của lần tiêm phòng đầu tiên, tôi đã có lý giải rõ ràng hơn đối với kinh văn “Hãy tỉnh” của Sư phụ.

Đối với tôi mà nói, câu trả lời là hiển nhiên. Tôi minh bạch rằng, mọi thứ từ vi quan nhất đều do Đại Pháp tạo ra. Tất cả sự vật đều bao hàm trong Đại Pháp. Đại Pháp là trên hết tất cả mọi thứ, bao gồm tất cả như virus, nghiệp lực và vắc xin. Vì vậy, nếu tôi tu luyện và phù hợp với Đại Pháp, đồng thời tôi không có nghiệp lực này, tôi còn lo lắng sợ hãi gì chứ? Là một đệ tử Đại Pháp, tôi đang trợ giúp Sư phụ, vậy chẳng phải Đại Pháp sẽ bảo hộ tôi hay sao? Hoặc nói cách khác, những vật chất này có thể tổn thương tôi sao?

Tôi lý giải rằng: Quan trọng là tôi đứng ở góc độ người tu luyện để nhìn nhận và đối đãi việc này. Nếu tôi có thể đối đãi việc này từ góc độ tầng thứ cao hơn, tôi sẽ nhận được sự bảo hộ từ tầng thứ cao hơn. Nếu tôi dùng cách nghĩ và tâm chấp trước của con người để đối đãi việc này, tâm tính tôi chính là dừng ở tầng thứ con người. Tại tầng diện con người, theo tôi thấy thì vắc xin không phải là thứ gì tốt. Do đó, quan trọng là đột phá tầng thứ con người, sau đó những thứ nguy hiểm ở tầng thứ con người sẽ không thể chạm đến tôi.

Để có được giấy phép nhập cảnh đầy đủ của Mỹ, tôi phải tiêm mũi thứ hai. Tôi không còn lo sợ nữa, cũng cảm thấy nhẹ nhàng và dễ dàng hơn. Tuy nhiên, tôi nhận thấy vào hai ngày đó, tôi cảm giác thân thể xuất hiện một số phản ứng không bình thường, quan niệm và suy nghĩ của con người vẫn xuất hiện. Nhưng tôi luôn có thể nhanh chóng nhớ ra rằng mình là một người tu luyện, tôi dùng Pháp lý tầng cao hơn để chỉ đạo sự tu luyện của mình.

Thời gian tốt nhất trong đời

Có một đoạn thời gian, tôi và một vài đồng tu đã tạo ra một môi trường tu luyện rất tốt tại nơi làm việc. Sáng sớm chúng tôi đọc sách “Chuyển Pháp Luân” trong một giờ đồng hồ, sau đó luyện bài công pháp thứ nhất, thứ ba và thứ tư. Sau bữa trưa, chúng tôi luyện bài công pháp thứ hai. Sau khi kết thúc một ngày công việc, chúng tôi cùng đọc kinh văn trong một giờ đồng hồ, sau đó chia sẻ.

Một buổi tối nọ, tôi đọc đến giảng Pháp của Sư phụ:

“Học Pháp nhiều hơn nữa, thì công tác sẽ không thể làm không tốt. Tôi chỉ ra chỗ thiếu sót của chư vị là để Đại Pháp phát triển lành mạnh hơn nữa, ít xuất hiện vấn đề, thực chất Đại Pháp cũng đang làm phong phú thêm kinh nghiệm chư vị, tạo ra những tinh anh của Đại Pháp.” (Thanh tỉnh, Tinh Tấn Yếu Chỉ)

Tôi nghĩ Sư phụ giảng Đại Pháp tạo ra những tinh anh là ý tứ gì. Tôi hiểu rằng đây là vấn đề liên quan đến tu luyện và làm thế nào để tu luyện tốt hơn. Thông qua học Pháp luyện công tinh tấn, người tu luyện có thể đạt đến trạng thái tu luyện rất tốt, từ đó có thể phân biệt và nắm bắt cơ hội tu luyện.

Tôi tự hỏi vì sao Đại Pháp tạo ra những tinh anh Đại Pháp.

Vì có môi trường tu luyện tốt trong công ty, tôi có thể nhìn ra rất nhiều cơ hội tu luyện và đề cao. Đây không phải nói là những cơ hội tu luyện này trước đây không có, chỉ là trạng thái tu luyện trước đây của tôi không đủ tốt, không thể lúc nào cũng nhận ra những cơ hội đó và tận dụng tốt chúng. Trong môi trường tu luyện tốt, tôi cảm thấy mình có thể tu luyện ngày càng thanh tỉnh, lý trí và tốt hơn.

Đây không phải nói rằng người tu luyện công tác trong truyền thông là tinh anh, hoàn toàn không phải. Vì điều này phụ thuộc vào mỗi cá nhân chúng ta. Đối với tôi mà nói, đặc biệt phụ thuộc vào việc tôi có thể tu luyện bản thân hay không và tu như thế nào. Tất nhiên, thông qua sự tự giác và kiên trì, mỗi người đều có thể tu luyện bản thân tốt nhất có thể.

Một hôm, khi tôi đang luyện bài công pháp thứ hai, tôi ngộ rằng môi trường công tác và tu luyện tốt là sự gia trì rất lớn và rất từ bi dành cho tôi, điều này giúp tôi có thể tu luyện bản thân tốt hơn. Tóm lại, trong sinh mệnh của chúng ta còn điều gì quan trọng hơn tu luyện chăng?

Đồng thời khi luyện bài công pháp thứ hai, nội tâm tôi tràn đầy niềm vui và suy nghĩ tích cực: “Đây là thời gian tốt nhất trong đời.”

Cảm tạ Sư phụ, cảm ơn đồng tu.

(Bài được trình bày tại Pháp hội Châu Âu tháng 9 năm 2022)

Bài viết chỉ thể hiện quan điểm hoặc nhận thức của tác giả. Mọi nội dung đăng trên trang web này thuộc bản quyền của Minghui.org. Minh Huệ sẽ biên soạn các nội dung trên trang web và xuất bản theo định kỳ hoặc vào những dịp đặc biệt.


Bản tiếng Hán: https://big5.minghui.org/mh/articles/2022/9/23/【歐洲法會】意識到並感激在工作中的修煉機會(譯文)-449791.html

Bản tiếng Anh: https://en.minghui.org/html/articles/2022/9/27/204034.html

Đăng ngày 22-10-2022; Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.

Share