Bài viết của một học viên tại Đức

[MINH HUỆ -05-2022] Nhà Xuất bản Minh Huệ đã ra mắt ấn bản bìa cứng của “Báo cáo Minh Huệ: Cuộc bức hại Pháp Luân Công tại Trung Quốc 20 năm qua” (sau đây gọi tắt là “Báo cáo Minh Huệ”) bằng tiếng Đức. Ấn bản gốc tiếng Anh của cuốn sách (Minghui Report: The 20-Year Persecution of Falun Gong in China) đã được trao giải thương của Hiệp hội các Nhà Xuất bản Sách Độc lập (Independent Book Publishers Association, IBPA), hiệp hội thương mại xuất bản sách lớn nhất Hoa Kỳ.

3fbed4a7fb1ceda41ec0568d372be1a5.jpg
Phiên bản tiếng Đức của “Báo cáo Minh Huệ: Cuộc bức hại Pháp Luân Công tại Trung Quốc 20 năm qua” mới được Trung tâm xuất bản Minh Huệ phát hành dưới dạng bìa cứng.

Tải về bài tiếng Việt tại đây

Báo cáo cho thấy “mọi thứ quả thực đang nằm sau bức màn kiểm duyệt ở Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa như thế nào”, Tiến sỹ jur. Robert Rook, một thẩm phán ở Đức.

Bức hại vì có tín ngưỡng

Vào tháng 7 năm 1999, một cuộc chiến âm thầm diễn ra ở mọi ngóc ngách của Trung Quốc nhưng hiếm khi xuất hiện trên truyền thông. Đó là cuộc bức hại của Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) đối với 100 triệu học viên Pháp Luân Đại Pháp.

Dựa trên các bằng chứng trực tiếp độc quyền, Báo cáo trên Minh Huệ đã tiết lộ tình trạng bạo lực và những hình thức bức hại đối với các học viên Pháp Luân Đại Pháp ở Trung Quốc. Từ trẻ em đến người già, từ giáo viên đến bác sỹ, luật sư, cuộc bức hại nhắm vào mọi người thuộc mọi ngành nghề, lứa tuổi.

Con cái của các học viên không được đi học, thanh thiếu niên bị đuổi học, người đi làm bị đuổi việc và người về hưu bị cắt lương hưu. Những gia đình hạnh phúc bị ly tán. Bất kỳ ai không từ bỏ đức tin vào Pháp Luân Đại Pháp đều bị vu khống, sách nhiễu, bỏ tù và/hoặc tra tấn một cách tàn nhẫn.

Bằng chứng cho các vụ vi phạm nhân quyền ở Trung Quốc

Nhiều học viên Pháp Luân Công đã kể lại những hình thức ngược đãi họ phải chịu trong các trung tâm giam giữ, nhà tù và trại lao động cưỡng bức chỉ vì giữ vững đức tin.

Những hình thức tra tấn mà các học viên Pháp Luân Công phải chịu không chỉ giới hạn ở việc đánh đập và cưỡng bức lao động. Họ còn bị bắt ngồi hoặc đứng hoàn toàn bất động trong nhiều giờ, bị giật bằng dùi cui điện hoặc bị trói vào các dụng cụ tra tấn đặc biệt, bị treo lên trong nhiều giờ liền. Những người tuyệt thực để phản đối cuộc bức hại bị cai tù và tù nhân bức thực dã man, thậm chí đôi khi còn bị cưỡng chế uống/tiêm thuốc không rõ là thuốc gì. Nhiều học viên đã chết trong quá trình bị bức hại, có những học viên bị tàn tật hoặc mất trí do bị cưỡng chế tiêm/uống thuốc.

Một số đã mất mạng vì nạn cưỡng bức thu hoạch nội tạng. Để phát triển hệ thống cấy ghép nội tạng của Trung Quốc, các nhà chức trách nước này đã lấy nội tạng từ các học viên Pháp Luân Công còn sống, bởi nội tạng của họ được coi là khỏe mạnh nhất vì họ không uống rượu hay hút thuốc. Khi sống theo giá trị Chân-Thiện-Nhẫn, đề cao tâm tính và luyện các bài công pháp của Pháp Luân Công, họ duy trì được cơ thể khỏe mạnh và tinh thần minh mẫn.

Được đề xuất cho “mọi thư viện và văn phòng quốc hội”

Kể từ khi xuất bản, Báo cáo Minh Huệ đã nhận được vô số phản hồi tích cực của giới phê bình sách. “’Báo cáo Minh Huệ: Cuộc bức hại Pháp Luân Công tại Trung Quốc 20 năm qua’ là một nghiên cứu có một không hai, xuất sắc và toàn diện, được đề xuất đặc biệt và không chỉ riêng cho các đầu sách về Pháp Luân Công và danh mục tài liệu nghiên cứu bổ sung của cá nhân, thư viện cộng đồng, trường cao đẳng và đại học”, ông Michael J. Carson của hội phê bình sách Midwest Book Reviews nhận định.

“Đối với những người lo ngại về tình trạng lạm dụng quyền lực của Trung Quốc trên khắp thế giới, cuốn sách này là một nguồn thông tin thiết yếu”, ông Peter Westmore, cựu Chủ tịch Hội đồng Công dân Quốc gia (NCC) ở Úc, nhận xét, “Cuốn sách này cung cấp hơn 430 trang tài liệu toàn diện nhất về cuộc bức hại các học viên Pháp Luân Công ở Trung Quốc, và cần phải có trong mọi thư viện và văn phòng quốc hội ở Úc.”

Ồng Hubert Körper, Thành viên Ban Công tác về Vấn đề Trung Quốc của Hiệp hội Nhân quyền Quốc tế (ISHR), đánh giá đây là cuốn tài liệu ghi chép tỉ mỉ về cuộc bức hại các học viên Pháp Luân Công từ năm 1999.

Ông cho rằng cuốn sách này “không nên thiếu trong bất kỳ thư viện nào hay trên bàn làm việc của bất kỳ chính trị gia nào” và rằng “đây cuốn sách phải đọc đối với mọi tổ chức nhân quyền và công ty phương Tây muốn kinh doanh ở Trung Quốc.”

“Báo cáo trên Minh Huệ này phơi bày những thông tin gây chấn động về việc chính quyền cộng sản Trung Quốc phỉ báng Pháp Luân Công cả trong lẫn ngoài nước bằng cách tuyên truyền dối trá và bóp méo thông tin nhằm biến môn Khí công một thời được nhà nước khuyến khích này thành kẻ thù số 1. Đây là một thủ đoạn phổ biến từ thời Cách mạng Văn hóa và ‘Đại nhảy vọt’, ông Körper nói thêm. Bởi vậy, ông muốn chân thành cảm ơn tất cả những người đã đóng góp vào tài liệu mang tính lịch sử này. Ông cho rằng, sự kiện lịch sử này cần phải trở thành một bài học cho tương lai, để sao cho thảm kịch như thế này sẽ không xảy ra một lần nữa.

“Cuốn sách dễ đọc này có những bằng chứng trực tiếp — một tác phẩm độc đáo về những vi phạm nhân quyền nghiêm trọng xảy ra ở Trung Quốc, rất khó có thể tiếp cận ở những nơi như vậy một cách toàn diện và chi tiết. Đối với bất kỳ ai quan tâm đến nhân quyền hay Trung Quốc, đây là cuốn sách được khuyến nghị rất nên đọc”, Thẩm phán Rook nói.

Thông tin bổ sung

Có thể truy cập Báo cáo Minh Huệ từ trang web Nhà xuất bản Minh Huệ (mhpublishing.org). Các câu hỏi và đề xuất, xin vui lòng gửi đến info@minghui-verlag.de (Đức) hoặc info@mhpublishing.org (Mỹ).

Mọi nội dung đăng trên trang web này thuộc bản quyền của Minghui.org. Minh Huệ sẽ biên soạn các nội dung trên trang web và xuất bản theo định kỳ hoặc vào những dịp đặc biệt.


Bản tiếng Hán: https://www.minghui.org/mh/articles/2022/6/5/9444510.html

Bản tiếng Anh: https://en.minghui.org/html/articles/2022/6/6/201702.html

Đăng ngày 08-06-2022; Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.

Share