Bài viết của phóng viên báo Minh Huệ ở tỉnh Hà Nam, Trung Quốc

[MINH HUỆ 06-02-2022] Tất cả các nữ học viên Pháp Luân Công bị kết án tù vì kiên định đức tin của họ ở tỉnh Hà Nam bị giam trong Nhà tù Nữ Tân Hương kể từ khi chính quyền Cộng sản Trung Quốc bắt đầu cuộc bức hại Pháp Luân Công, một pháp môn tu luyện cả thân lẫn tâm vào tháng 7 năm 1999.

Trong những năm qua, một loạt các thủ đoạn bức hại khủng khiếp nhất đã được thiết lập ở trong nhà tù này nhằm tra tấn tàn bạo và tẩy não các học viên, điều này cũng đồng thời hủy hoại nhân tính của các tù nhân và lính canh ở đó.

Ba giai đoạn bức hại

Khi các học viên bị đưa vào nhà tù sẽ được phân đến Khu 9, một nơi được thiết lập đặc biệt dành cho các học viên Pháp Luân Công. Tầng 1 của khu rất tối và ẩm thấp, có rất nhiều kiến ​​và muỗi vào mùa hè. Lính canh đã cố tình tạo ra môi trường khắc nghiệt và tệ hại như vậy để uy hiếp tinh thần các học viên với mục đích không cho họ cơ hội giao tiếp với nhau và kiểm soát họ tốt hơn.

Có ba đội ở Khu 9, và mỗi đội có 5 đến 6 buồng giam chứa 10 đến 12 tội phạm hình sự trong mỗi buồng giam. Những tù nhân này trở thành trợ thủ của lính canh, họ dốc sức nỗ lực cưỡng chế các học viên từ bỏ đức tin. Bởi các tù nhân của Khu 9 không cần phải làm công việc lao động như các tù nhân thông thường, một số tù nhân còn sử dụng các mối quan hệ để được chuyển đến Khu 9.

Các học viên mới đến được đưa đến các căn phòng đã được chỉ định. Ở đó, các tù nhân sẽ cố gắng ép họ viết tuyên bố từ bỏ Pháp Luân Công bằng cách đe dọa hoặc dụ dỗ. Sau khi các học viên viết tuyên bố, họ bị đưa đến các buồng giam.

Những người từ chối thực hiện sẽ bị tra tấn, như bỏ đói, cấm sử dụng nhà vệ sinh, bắt đứng thời gian lâu hoặc cấm ngủ. Nếu các học viên không nhượng bộ sau khoảng thời gian ngắn ban đầu này, họ sẽ bị chuyển đến ba buồng giam được bố trí ở gần với phòng trực ban của lính canh hoặc chuyển đến các khu vực khác để tránh cho sự kiên định của họ ảnh hưởng đến các học viên khác trong Khu 9.

Các học viên viết bản tuyên bố sẽ ở lại Khu 9 nhưng phải trải qua 4 tháng tẩy não tăng cường. Họ bị buộc phải đọc những cuốn sách phỉ báng Pháp Luân Công trong tháng đầu tiên. Trong 3 tháng sau đó, họ phải xem các video phỉ báng Pháp Luân Công mỗi ngày và viết báo cáo tư tưởng. Họ bắt đầu lao động cưỡng bức sau 4 tháng tẩy não tăng cường.

Bức hại cường độ cao một cách có hệ thống

Lính canh đã làm việc một cách bài bản đối với từng học viên để nhắm vào điểm yếu của họ một cách hiệu quả và khiến họ từ bỏ Pháp Luân Công. Lính canh và tù nhân trợ giúp của họ đã thu thập thông tin chi tiết về từng học viên, bao gồm bản án, trình độ học vấn, nghề nghiệp, tính cách, điểm mạnh và điểm yếu, số năm tu luyện Pháp Luân Công và tình trạng sức khỏe, cũng như gia cảnh của họ, nghề nghiệp và mức độ kiên định của họ đối với Pháp Luân Công. Các tù nhân thường xuyên có các cuộc họp để báo cáo sự tiến triển của các học viên và vạch ra bước tiếp theo của họ. Sự tra tấn về thể xác và tinh thần được thực hiện cùng với sự kiểm soát chặt chẽ để đạt được mục đích.

Các lính canh đã tạo ra xung đột giữa các học viên và gia đình của họ, bằng cách nói với gia đình của họ trong thời gian thăm gặp rằng nhà tù có thể đã giảm thời hạn cho các học viên nếu họ không ngoan cố trong việc kiên định đức tin của họ đối với Pháp Luân Công, khiến gia đình tin rằng các học viên đã ích kỷ và coi thường gia đình của họ. Các lính canh cũng cố gắng nhờ các thành viên trong gia đình thuyết phục các học viên hoặc sử dụng mâu thuẫn gia đình để tiêu diệt ý chí của các học viên.

Một khi học viên nhượng bộ, các lính canh ngay lập tức thay đổi thái độ và thể hiện sự quan tâm đạo đức giả của họ đối với học viên. Với việc các học viên có thể chất và tinh thần đang ở mức thấp nhất, sự chăm sóc đạo đức giả của lính canh đã dụ họ tham gia vào các cuộc trò chuyện thân thiện để khai thác thêm về các điểm yếu của họ và những thông tin này sẽ được sử dụng để thao túng họ trong tương lai.

Tra tấn tinh thần với ngược đãi thể xác

Các học viên bị buộc phải xem các video phỉ báng Pháp Luân Công lặp đi lặp lại mỗi ngày trong một khoảng thời gian dài và họ phải nói về suy nghĩ của mình hoặc viết báo cáo tư tưởng sau đó. Tất cả các học viên được tập hợp để cùng làm điều này vào mỗi thứ Tư hàng tuần trong hội trường. Họ cũng bị buộc phải viết báo cáo tổng kết hàng tuần, viết thư hối cải vào đầu mỗi tháng, viết báo cáo tư tưởng hàng tháng và nói chuyện với lính canh hàng tháng.

Các học viên cũng phải học các bài giảng của các môn khí công khác và buộc phải luyện tập chúng hàng ngày. Những người chống lại việc tẩy não sẽ bị phạt giảm thời gian ngủ, thức ăn và thức uống, hạn chế sử dụng nhà vệ sinh, không được mua sắm và thăm gặp gia đình hoặc gọi điện thoại, hoặc bị bắt ngồi trên ghế đẩu nhỏ hoặc đứng trong thời gian dài. Một số bị đánh đập, nhốt trong phòng kiểm soát nghiêm ngặt hoặc biệt giam trong phòng biệt giam.

Nhiều học viên đã gặp vấn đề về sức khỏe do hậu quả của việc ngược đãi: một số không thể đi tiểu trong nhiều ngày; một số bị huyết áp cao; một số bất tỉnh và một số bị suy sụp tinh thần. Sau đó, họ bị ép phải uống thuốc.

Trưởng Khu số 9, Dương Ái Thanh, hiếm khi xuất hiện trước các học viên, thay vào đó, bà ta giám sát mọi thứ từ phía sau. Bà ta đặt ra yêu cầu rằng tất cả các báo cáo hoặc tuyên bố từ các học viên phải bao gồm những lời lẽ vu khống chống lại Pháp Luân Công và Nhà sáng lập pháp môn. Bà ta sử dụng việc giảm thời hạn tù và các đặc quyền khác để xúi giục các tù nhân sử dụng nhiều cách khác nhau để buộc các học viên phải khuất phục.

Kiểm soát nghiêm ngặt

Để ngăn các học viên giao tiếp với nhau, hai tù nhân được chỉ định thay phiên nhau theo dõi một học viên suốt ngày đêm và họ theo dõi học viên đó ở khắp mọi nơi. Họ báo cáo về các học viên khi họ trao đổi bằng mắt, mỉm cười hoặc chuyển thực phẩm cho nhau, những người này sau đó sẽ bị cảnh cáo hoặc bị ghi chép lại, hoặc sẽ bị hạn chế nghiêm ngặt.

Trong mỗi phòng giam, một tù nhân trong ca trực đánh thức mọi người lúc 5 giờ sáng mỗi ngày, và mỗi học viên chỉ có năm phút để sử dụng nhà vệ sinh và tắm rửa. Họ có thời gian đến 7:30 sáng để hoàn thành việc rửa bát sau bữa sáng, dọn dẹp, giặt quần áo và dọn dẹp phòng trước khi lao động cưỡng bức hoặc tham gia các buổi tẩy não. Bất kỳ học viên nào di chuyển chậm sẽ bị các tù nhân chửi bới và đánh đập.

Các học viên không có đủ thời gian trong bữa ăn. Một số loại rau rất khó nhai đối với những học viên lớn tuổi răng đã yếu và họ không ăn được rau trong nhiều bữa. Một số tù nhân cố tình bỏ rau cứng vào bát của họ vì biết rằng họ không thể ăn được.

Mỗi học viên chỉ được phát hai chai nước đun sôi mỗi ngày để uống, giặt giũ và tắm rửa. Họ chỉ được cho 15 phút vào ban đêm để tắm rửa.

Sự bức hại ở các khu vực khác

Khi lính canh hoặc tù nhân từ Khu số 9 được chuyển đến các khu vực khác, với kinh nghiệm của họ ở Khu số 9, họ trở thành những người tiên phong bức hại các học viên và gia tăng các vụ ngược đãi.

Một số học viên kiên định bị buộc phải đứng trong phòng biệt giam, với các tù nhân giám sát họ từ cửa sổ mọi lúc. Các tù nhân sẽ vào phòng giam để đánh người học viên này khi bà không thể chịu đựng được nữa. Các học viên tuyệt thực bị kéo đến Phòng y tế ba lần một ngày để bức thực.

Các học viên bất hợp tác ở khu số 1 bị buộc ngồi trên ghế kim loại, còng tay và cùm chân.

Tại Khu Quản lý, các học viên bị tẩy não và bị kiểm soát nghiêm ngặt. Một số bị biệt giam trong thời gian dài.

Hầu hết các phương pháp tra tấn, chẳng hạn như ngồi trên ghế kim loại và xịt nước hơi cay, tiếp tục được áp dụng cho đến khi các học viên được thả.

Tù nhân bị tẩy não

Nhà tù không chỉ áp đặt việc tẩy não đối với các học viên mà còn đối với các tù nhân không phải là học viên, điều này đã thúc đẩy họ tham gia tích cực vào cuộc bức hại và gia tăng hủy hoại lương tâm đạo đức của họ. Tất cả những lính canh đi cùng các buổi tẩy não cũng chịu sự đầu độc.

Các video phỉ báng Pháp Luân Công được phát trong tất cả các phòng giam vào thứ Tư hàng tuần hoặc bất cứ lúc nào. Mỗi phòng giam được yêu cầu nộp báo cáo hàng tháng về suy nghĩ của họ đối với Pháp Luân Công.

Các tờ báo trong tù, do nhóm gồm các tù nhân biên tập, được xuất bản với nội dung về câu chuyện từ bỏ Pháp Luân Công của các học viên và được phân phát khắp nhà tù. Các tù nhân ở mỗi khu đều dựng bảng trưng bày có nội dung phỉ báng Pháp Luân Công và trưng bày chúng ở khu vực chung nhà tù. Trong lễ kỷ niệm hoạt động hàng năm của nhà tù, các tù nhân, đặc biệt là những người từ Khu số 9, phải đưa ra các chương trình phỉ báng Pháp Luân Công, được quay video và phát sóng khắp nhà tù, và tất cả các tù nhân đều phải xem.

Vào năm 2019, giám đốc nhà tù và đội tẩy não của nhà tù đã buộc tất cả các tù nhân trong toàn bộ nhà tù phải ký tên trên bảng vu khống Pháp Luân Công để tuyên bố lập trường của họ chống lại môn tu luyện.

Che giấu

Nhà tù và lính canh đã giả mạo các đoạn băng ghi hình của nhà tù để xóa dấu vết tội ác của họ và bày ra trò đạo đức giả trong khi kiểm tra hoặc trước mặt khách thăm quan.

Các lính canh đã chỉnh sửa hoặc xóa nội dung của video ghi hình của họ khi hành động của họ là trái pháp luật trong khoảng thời gian hỗn loạn. Họ cũng không bật máy ghi âm trong cuộc trò chuyện với các học viên kiên định. Họ ra lệnh cho các tù nhân thực hiện hình phạt khắc nghiệt đối với các học viên sau 10 giờ tối ở những nơi không có máy ghi hình giám sát. Sau đó, họ đóng cổng phòng giam và bỏ qua việc đánh đập xảy ra bên trong.

Thanh tra các cấp và các đoàn ghé thăm thường xuyên đến trại giam và đặc biệt là Khu số 9. Trước khi họ đến, các lính canh đã làm việc chăm chỉ để làm cho môi trường trở nên thân thiện, bao gồm trang trí bằng giấy cắt thủ công, sơn mới hoặc thay thế giường tầng. Các học viên kiên định đức tin bị tạm thời bố trí trong các phòng giam ở phía dưới hành lang vì các lính canh thường chỉ cho khách thấy một vài phòng giam gần cửa ra vào.

Các học viên bị tra tấn đến chết hoặc suýt mất mạng

Bà Chu Dĩnh, cựu thành viên Đại hội đại biểu nhân dân toàn quốc ở thành phố Tân Hương, bị ung thư buồng trứng năm 2004 và đã hồi phục sau khi tu luyện Pháp Luân Công vào năm 2005. Vào ngày 10 tháng 4 năm 2010, bà bị bắt và bị kết án tám năm trong Nhà tù nữ Tân Hương vào tháng 10 năm 2010. Bà qua đời vào ngày 23 tháng 11 năm 2010. Hai chân của bà bị sưng tấy nghiêm trọng và bụng bà bị trương lên. Bà mất khi 53 tuổi.

Bà Tưởng Chiếu Phương, một nhân viên của mỏ dầu Trung Nguyên Bộc Dương, đã bị tra tấn dã man trong suốt một năm rưỡi lao động cưỡng bức vào khoảng năm 2005 và 2006. Kết quả là chân của bà bị tàn tật và bà đi khập khiễng khi được thả. Vào ngày 17 tháng 5 năm 2009, bà lại bị bắt và bị kết án ba năm trong Nhà tù nữ Tân Hương. Bà đã bị tra tấn cho đến khi bà không thể tự chăm sóc bản thân. Vào tháng 3 năm 2012, bà được tạm tha và qua đời một năm sau đó vào ngày 2 tháng 3 năm 2013, ở tuổi 47.

Bà Dương Tường Trân, ở Huyện Đường Hà, thành phố Nam Dương, bị kết án 4 năm sau khi bị bắt vào năm 2012. Bà bị các triệu chứng ung thư trong vòng chưa đầy một năm tại Nhà tù nữ Tân Hương và được thả. Bà qua đời vào đầu năm 2014 khi 69 tuổi.

Vào năm 2012, bà Vương Thúy, một giáo viên ở huyện Trầm Khâu, thành phố Chu Khẩu, tỉnh Hà Nam, bị kết án bảy năm tù và bị bức hại đến chết trong tù vào ngày 21 tháng 12 năm 2016. Gia đình không được phép nhận thi thể của bà, thay vào đó, nhà chức trách vội vàng hỏa táng. Bà mất khi 53 tuổi.

Bà Lưu Chấn Phương, ở huyện Hoàng Xuyên, thành phố Tân Hương, đã được thả khỏi Nhà tù nữ Tân Hương để điều trị y tế vào ngày 1 tháng 9 năm 2018. Bà tiều tụy và qua đời ba tháng sau đó vào ngày 7 tháng 12 năm 2018 ở tuổi 60.

Bài viết chỉ thể hiện quan điểm hoặc nhận thức của tác giả. Mọi nội dung đăng trên trang web này thuộc bản quyền của Minghui.org. Minh Huệ sẽ biên soạn các nội dung trên trang web và xuất bản theo định kỳ hoặc vào những dịp đặc biệt.


Bản tiếng Hán: https://www.minghui.org/mh/articles/2022/2/6/438615.html

Bản tiếng Anh: https://en.minghui.org/html/articles/2022/3/3/199384.html

Đăng ngày 06-05-2022; Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.

Share