Bài viết của phóng viên báo Minh Huệ tại Queensland, Úc

[MINH HUỆ 29-04-2022] Ngày 23 tháng 4, các học viên Pháp Luân Công ở Queensland đã tổ chức các hoạt động gần Quảng trường Brisbane để tưởng nhớ cuộc thỉnh nguyện ôn hòa ở Bắc Kinh cách đây 23 năm. Họ trình diễn các bài công pháp, trưng bày các áp phích và biểu ngữ, và phân phát tờ thông tin về cuộc bức hại. Họ nâng cao nhận thức về cuộc bức hại của Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) đối với Pháp Luân Công, còn được gọi là Pháp Luân Đại Pháp, từ năm 1999.

Nhiều người đã dừng lại để trò chuyện với các học viên và nhận tài liệu. Một số người cho biết họ hoan nghênh những sự kiện ôn hòa như vậy, đồng thời cảm ơn các học viên đã nỗ lực vạch trần những vi phạm nhân quyền của Trung Quốc, ký tên vào bản kiến nghị lên án cuộc bức hại và nói họ hy vọng nó sẽ sớm kết thúc.

e8fb84cf50b27317a1c9b3e411044bc8.jpg

Các học viên trình diễn các bài công pháp trên Quảng trường Brisbane hôm 23 tháng 4 năm 2022

57774247eb793d3e77c2bf33d6baf485.jpgecfe5276e42e7b4e22e19bc11387b8f8.jpg

Các học viên trưng bày biểu ngữ phơi bày cuộc bức hại của ĐCSTQ

116524b3256a5f74251cc895b3645ebf.jpg64c52a004cec192d04d0609f423086de.jpgd409f8dadbe30e7c92371623b0839d95.jpgb4e53610170d50bb694841f1fd3ef2bb.jpg

Người qua đường trò chuyện với các học viên và ký vào bản kiến nghị kêu gọi chấm dứt cuộc bức hại ở Trung Quốc

Cựu cảnh sát Bắc Kinh hồi tưởng lại cuộc thỉnh nguyện ngày 25 tháng 4

Ông Từ Xuân Lỗi, một cựu sỹ quan thuộc Lực lượng Cảnh sát Vũ trang Bắc Kinh, đã thuật lại trải nghiệm của mình cách đây 23 năm. Ông Từ cho biết: “Vào khoảng 7 giờ sáng ngày 25 tháng 4 năm 1999, tôi nhận được một cuộc điện thoại. Một học viên khác cũng làm việc trong lực lượng cảnh sát vũ trang nói với tôi rằng các học viên ở Thiên Tân đã bị bắt. Cảnh sát địa phương yêu cầu các học viên liên hệ với chính quyền trung ương ở Bắc Kinh về việc này.”

Sau khi xin nghỉ phép và được chấp thuận, ông Từ đến Văn phòng Kháng cáo gần Trung Nam Hải. Ông nói: “Tôi thấy nhiều học viên trên phố Phủ Hữu và phố Trường An. Sau đó, tôi được biết có tổng cộng khoảng 10.000 học viên.“

Tầm 8-9 giờ sáng, ông Chu Dung Cơ, Thủ tướng đương nhiệm, đã đến và mời đại diện các học viên vào trao đổi. Các học viên đã đưa ra ba kiến nghị trong cuộc họp: 1) trả tự do cho các học viên bị giam giữ ở Thiên Tân, 2) cho phép các học viên tự do thực hành đức tin của họ, và 3) cho phép xuất bản cuốn Chuyển Pháp Luân và các cuốn sách khác của Pháp Luân Công. Ông Từ nói: “Các học viên đều cư xử đúng mực, không có ai cầm biểu ngữ hay hô khẩu hiệu cả. Tất cả đều đứng yên lặng, một số đọc các bài giảng của Pháp Luân Đại Pháp.”

Ông Từ giải thích: “Lý do duy nhất mà các học viên đến Trung Nam Hải là để kêu gọi việc tự do tu luyện Pháp Luân Đại Pháp.” Tối hôm đó, khi nghe tin các học viên Thiên Tân đã được thả, các học viên đã rời đi, không để lại chút rác nào. Ông Từ tiếp tục: “Các phương tiện truyền thông nước ngoài đã đưa tin về điều này, và các tài liệu nội bộ trong hệ thống cảnh sát vũ trang cũng đề cập đến. Nhưng vài tháng sau, ĐCSTQ đã quyết định bức hại môn tu luyện này bằng cách bắt giữ, giam cầm, tra tấn, cưỡng bức lao động và giết hại nhiều năm qua.”

Ông nói thêm: “Cho dù cuộc bức hại nghiêm trọng đến đâu, các học viên vẫn có thể duy trì phong thái bình tĩnh, ôn hòa. Điều này đã nhận được sự ủng hộ rộng rãi của người dân trên khắp thế giới. Ngay cả ở Trung Quốc, hơn 390 triệu người đã quyết định thoái xuất khỏi ĐCSTQ và các tổ chức liên đới của nó. Hiện nay, khi đại dịch cướp đi sinh mạng của nhiều người trên khắp các châu lục do ĐCSTQ che đậy và đưa tin sai lệch, nhiều người đã biết được tầm quan trọng của việc thoái xuất ĐCSTQ.”

Tội ác không thể dung thứ

c569447b68ee084d8571282ff836c812.jpg

Bà Evelyn (bên trái) và con gái thíchcác bài công pháp của Pháp Luân Đại Pháp

Bà Evelyn và con gái đều làm việc ở cửa hàng hoa. Bà cho biết: “Có đức tin là rất quan trọng. Nếu không, con người sẽ mất đi ý thức đạo đức, và xã hội sẽ trở nên hỗn loạn. Mọi người nên có tự do tín ngưỡng. Cuộc bức hại này là sai lầm khủng khiếp.” Bà cũng tin rằng những sự kiện ôn hòa như thế này sẽ giúp mọi người hiểu thêm về Pháp Luân Đại Pháp.

20f3531602b6bc50d807647fad87cd5c.jpg

Cô Ash Maddison và bạn, anh Nakin

Cô Ash Maddison học tại một trường điều dưỡng. Cô và bạn của mình, anh Nakin, thấy những tấm áp phích, và dừng lại đọc kỹ từng tấm một. Cả hai người đều ký vào bản kiến nghị, và cô Ash cho biết cô rất ủng hộ các học viên vì đức tin của họ. Họ thấy kinh hoàng khi biết các học viên bị mổ cướp nội tạng khi vẫn còn sống. Cô thốt lên: “Đây là tội ác không thể dung thứ!” Cô cho biết cô sẽ đọc các tài liệu và nói với bạn bè của cô về tội ác này.

Thảm họa lớn về nhân quyền

Ông Adam Tracey, một thợ mộc đến từ Adelaide ở miền Nam nước Úc, đã nhận một tờ thông tin từ các học viên và đọc các áp phích. Ông đã từng gặp hoạt động của các học viên ở những nơi khác nên đã biết về cuộc bức hại và đã ký vào bản kiến nghị kêu gọi chấm dứt nó. Ông nói khi chúc các học viên khỏe mạnh: “Những gì đang xảy ra ở Trung Quốc là một thảm họa lớn về nhân quyền.”

Ông Oscar Wang đến từ Đài Loan, dạy tiếng Trung Quốc ở Brisbane. Ông đồng cảm với các học viên vì những hình thức ngược đãi mà họ phải chịu vì đức tin. Ông cho biết , ông thường đăng bình luận trên mạng để phản đối ĐCSTQ đàn áp người Duy Ngô Nhĩ, người Tây Tạng, học viên Pháp Luân Đại Pháp và cư dân Hồng Kông.

Ông nói: “Chế độ này thực sự xấu xa khi giết hại và bán nội tạng của các học viên.“ Ông bày tỏ hy vọng ĐCSTQ sẽ sớm sụp đổ để các học viên có thể tự do thực hành đức tin của họ ở Trung Quốc.

Bài viết chỉ thể hiện quan điểm hoặc nhận thức của tác giả. Mọi nội dung đăng trên trang web này thuộc bản quyền của Minghui.org. Minh Huệ sẽ biên soạn các nội dung trên trang web và xuất bản theo định kỳ hoặc vào những dịp đặc biệt.


Bản tiếng Hán: https://www.minghui.org/mh/articles/2022/4/29/441863.html

Bản tiếng Anh: https://en.minghui.org/html/articles/2022/4/30/200128.html

Đăng ngày 02-05-2022; Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.

Share