Bài viết của một học viên Pháp Luân Đại Pháp ở Trung Quốc
[MINH HUỆ 27-12-2021] Trong nhiều năm qua có những trường hợp sau khi bị đưa tới trại tạm giam, một số học viên đã không chịu nổi áp lực hoặc cái tình đối với gia đình, nên đã cung cấp cho chính quyền thông tin về các học viên khác, khiến họ bị bắt giữ và cầm tù. Các cơ sở sản xuất tài liệu do các học viên có liên quan vận hành cũng bị phá hủy, gây thiệt hại đáng kể trong khu vực của họ.
Thật đáng buồn hơn khi thấy một số học viên từng bị bắt trước kia thậm chí đã từ bỏ tu luyện Đại Pháp sau khi họ được thả, vì họ không chịu được áp lực quá lớn nữa.
Khi cảnh sát thẩm vấn các học viên về nơi họ lấy tài liệu giảng chân tướng hoặc sách Đại Pháp, cảnh sát không chỉ hỏi tên và các thông tin cá nhân khác của các học viên vận hành các điểm sản xuất tài liệu, mà còn cho xem video về các học viên này và yêu cầu những người bị thẩm vấn xác minh điều đó.
Là một học viên, mỗi khi vấp ngã họ luôn có thể tự vực dậy và tiếp tục tu luyện. Tuy nhiên, vì phải chịu áp lực mà phản bội các học viên khác, nó sẽ tác động đến nhiều người hơn và gây ra tổn thất lớn, vì những kẻ bức hại sẽ mở rộng các xúc tu của chúng tới những học viên đó và bức hại họ.
Đề xuất của tôi là, khi bị cảnh sát thẩm vấn, trước hết chúng ta nên phát chính niệm để loại bỏ các phần tử tà ác đứng sau cảnh sát, loại bỏ tất cả những nhân tố thao túng họ phạm tội đối với Đại Pháp. Đồng thời, chúng ta có thể giảng chân tướng cho họ. Chúng ta nên cảnh giác để không sập bẫy của họ và không bao giờ hợp tác với họ. Thứ hai, chúng ta là học viên Pháp Luân Đại Pháp, chúng ta có quyền từ chối các yêu cầu bất hợp pháp từ cảnh sát khi họ hỏi thông tin về các học viên khác.
Từ một góc độ khác, cả hai việc sản xuất hoặc phân phát tài liệu đều là hành động tự nguyện của chúng ta. Thực sự không cần phải nói cho cảnh sát về các học viên khác.
Chúng ta là một chỉnh thể và chúng ta cần phối hợp để cứu người. Tôi biết về một cặp vợ chồng kia từng bị một học viên tiết lộ thông tin cho cảnh sát. Kết quả cả hai người họ đều bị giam cầm trong nhiều năm và phải chịu vô số khổ nạn. Khi người chồng mãn hạn tù, anh bị các nhân viên của Phòng 610 đưa đến trung tâm tẩy não. Đến khi được trả tự do, anh không còn có thể tự chăm sóc cho bản thân và phải dựa vào vợ, người vợ vốn phải sống cảnh đời cơ cực với gánh nặng to lớn. Dù vậy, cô ấy vẫn vững bước trên con đường tu luyện của mình, nỗ lực hết sức để cứu người.
Tôi chỉ là lấy ví dụ. Chúng ta ai cũng hiểu rằng mọi thứ đều do chấp trước của con người mà ra, một số học viên cảm thấy khó có thể vượt qua khảo nghiệm khi bị áp lực quá lớn. Chỉ khi có thể buông bỏ được mọi chấp trước và cái tình của người thường, chúng ta mới có thể vững vàng đối mặt với khổ nạn. Khi chúng ta giữ chính niệm mạnh, Sư phụ sẽ giúp chúng ta.
Ví dụ, một lần nọ có một nhóm rất đông cảnh sát đến thẳng chỗ của học viên A (bí danh) sau khi có một đồng tu nói cho cảnh sát biết về cô ấy. Cảnh sát đã ập vào nhà của cô và cố gắng đưa cô đến đồn cảnh sát. Học viên A từ chối tuân theo. Cô nói với cảnh sát rằng: “Tôi không vi phạm luật pháp. Tôi sẽ không đi cùng các anh”. “Tôi biết các anh sẽ đưa tôi đến trung tâm tẩy não. Tôi sẽ không bị lừa.”
Sau đó cô lấy ra một tờ giấy và yêu cầu cảnh sát ghi lại tên của họ, nhưng không ai trong số họ dám viết ra tên của mình.
Ngay sau đó, một học viên khác, tên là B (bí danh), đến thăm A. Cảnh sát đã chặn cô ngay tại lối vào của tòa nhà và đưa cô đến chỗ của học viên A. Họ muốn lục soát túi của học viên B, nhưng cô nhất quyết cự tuyệt.
Cảnh sát hỏi học viên A: “Chị biết cô ấy không?” “Tại sao cô ấy lại đến nhà chị.”
Học viên A đáp: “Sao tôi biết được? “Các anh đã đưa cô ấy đến đây cơ mà.”
Cảnh sát quyết định đưa cả hai về đồn, nhưng cả hai đều không đi và vẫn giữ bình tĩnh. Học viên B ngồi trên ghế sô-pha và liên tục phát chính niệm để loại bỏ những phần tử tà ác đứng sau cảnh sát.
Một lúc sau, học viên B cần sử dụng phòng vệ sinh. Khi cảnh sát kéo cô ấy ra ngoài, cô nói với cảnh sát rằng quần của cô bị ướt. Vì vậy, học viên A đã đưa chiếc quần mà cô mang theo cho học viên B để cô ấy có thể thay cho cái quần bị ướt.
Cảnh sát hỏi: “Cô nói cô không biết cô ấy, vậy tại sao cô lại đưa cái quần của cô cho cô ấy?
Học viên A nói: “Bất cứ ai cần giúp tôi đều sẽ giúp. Tôi cũng sẽ giúp anh nếu anh cần.”
Cảnh sát trông có vẻ khó xử và hỏi lại: “Tên của cô là gì?”
Học viên A nói: “Tôi không biết.”
“Cô ấy sống ở đâu?”
“Tôi không biết.”
Cảnh sát nói với học viên A: “Chỉ cần nói điều gì đó, sau đó chúng tôi sẽ đưa cô ấy đi. Cô sẽ không bị liên luỵ.”
Học viên A nói: “Các anh đã đưa người phụ nữ này đến nhà tôi, và cũng chính các anh là những người biến nhà tôi thành một đống lộn xộn. Các anh phải chịu trách nhiệm cho những việc mình đã làm.”
Sau đó cảnh sát muốn lấy đi bức chân dung của Sư phụ.
Học viên A nói với cảnh sát bằng giọng điệu khó nghe: “Đây là Sư phụ của tôi. Không ai trong các anh được đụng vào.”
Suốt thời gian đó, có một cảnh sát liên tục gọi điện cho cấp trên của họ để báo cáo chuyện gì đang diễn ra.
Một giờ sau, tất cả cảnh sát đều rời đi.
Đó thực sự là một trận chiến chính tà. Mặc dù cuộc đối thoại giữa học viên A và cảnh sát nghe có vẻ khá đơn giản, vì cả hai học viên đều từ chối hợp tác với cảnh sát, tuy nhiên Sư phụ đã giúp họ giải trừ khổ nạn.
Khi gặp khổ nạn, chúng ta phải giữ vững tâm tính của mình và vạch trần tà ác. Tất cả những việc chúng ta làm và tài liệu giảng chân tướng của chúng ta là để cứu người, không phải dùng làm “bằng chứng phạm tội.” Chúng ta phải phủ nhận hoàn toàn mọi hình thức bức hại và không bao giờ hợp tác với những kẻ bất lương hoặc tiết lộ cho họ về các đồng tu.
Để đi được đến ngày hôm nay quả là một hành trình dài và gian khổ, chúng ta đã trưởng thành hơn, lý trí và sáng suốt hơn, nhờ ân đức của Đại Pháp, cũng như sự từ bi vô hạn và bảo hộ của Sư phụ. Sư phụ đã phải chịu đựng mọi khó khăn cho chúng ta. Chúng ta phải phủ nhận hoàn toàn mọi an bài của cựu thế lực và luôn ghi nhớ lời dạy của Sư phụ:
“Vô luận trong hoàn cảnh nào cũng không hề theo yêu cầu, mệnh lệnh hay chỉ thị của tà ác.” (Chính niệm của đệ tử Đại Pháp có uy lực, Tinh Tấn Yếu Chỉ II)
Trên đây là chút thể ngộ của tôi trong quá trình tu luyện. Nếu có điểm nào chưa phù hợp, xin các đồng tu từ bi chỉ rõ!
Ghi chú của Ban Biên tập: Bài viết này thể hiện nhận thức cá nhân của tác giả ở trạng thái tu luyện hiện tại, xin chia sẻ cùng quý đồng tu để chúng ta “Tỉ học tỉ tu” (“Hồng Ngâm”). Bài viết chỉ thể hiện quan điểm hoặc nhận thức của tác giả. Mọi nội dung đăng trên trang web này thuộc bản quyền của Minghui.org. Minh Huệ sẽ biên soạn các nội dung trên trang web và xuất bản theo định kỳ hoặc vào những dịp đặc biệt.
Bản tiếng Hán: https://www.minghui.org/mh/articles/2021/12/27/435345.html
Bản tiếng Anh: https://en.minghui.org/html/articles/2022/2/15/199205.html
Đăng ngày 11-04-2022; Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.