Bài viết của học viên Pháp Luân Đại Pháp tại Trung Quốc

[MINH HUỆ 15-12-2020] Khi tôi sinh ra, mẹ tôi đã bắt đầu tu luyện Pháp Luân Đại Pháp. Khi còn nhỏ tôi đã từng tu luyện cùng mẹ. Hồi tưởng lại, tôi cảm thấy khoảng thời gian ấy thật đáng quý biết bao. Nhưng tiếc thay, lớn lên, tôi lại không biết trân quý. Nhờ ân cứu độ từ bi của Sư phụ Lý Hồng Chí (nhà sáng lập Pháp Luân Đại Pháp), tôi lại được ban một cơ hội phản bổn quy chân nữa. Vậy nên, sau khi trải qua một số khổ nạn, tôi lại được nối lại thánh duyên với Pháp Luân Đại Pháp.

Cách đây một năm, mẹ tôi xuất hiện triệu chứng tắc nghẽn mạch máu não và rơi vào hôn mê. Khi đó, tôi không gọi xe cấp cứu để đưa mẹ vào viện. Dưới sự bảo hộ của Sư phụ, mẹ tôi đã tỉnh lại sau một tháng. Bốn tháng sau, mẹ tôi đã tự đi lại được. Từ lúc mẹ bị hôn mê, tôi đã nghỉ việc và chia tay với bạn trai để chăm sóc mẹ. Với một người sau một thời gian khá dài không tu luyện vững chắc như tôi, tôi đột nhiên cảm thấy quá sức. Có lẽ bởi vì Đại Pháp đã cắm rễ sâu trong tâm từ khi tôi còn nhỏ, nên tôi vẫn còn một chút chính niệm. Tôi biết rõ đệ tử Đại Pháp là có Sư phụ quản và tôi sẽ ổn. Do vậy, tôi không khóc, mà mỗi ngày đều cùng các đồng tu học Pháp và phát chính niệm.

Tôi bắt đầu liên tục học thuộc Chuyển Pháp Luân. Tôi cũng học thuộc cả Hồng Ngâm và đọc các kinh văn mới của Sư phụ. Đôi khi, gặp những đoạn Pháp khiến tôi xúc động vì như thấy chính mình trong đó, tôi liền học thuộc những đoạn Pháp đó. Tôi thể hội được sâu sắc rằng khi Pháp chứa đựng trong tâm càng nhiều, tư tưởng người thường sẽ càng ít. Nhiều khi mâu thuẫn xảy đến, Pháp của Sư phụ sẽ lập tức khai sáng tâm trí tôi, sau đó tôi liền biết mình nên làm gì.

Sư phụ giảng:

“Là vì họ đã có ấn tượng sâu sắc đến thế trong tư tưởng của mình, họ khi hành động thì mỗi khi làm việc gì, họ đều có thể dùng tiêu chuẩn người luyện công để yêu cầu chính mình, thật sự có khác biệt.” (“Pháp Luân Đại Pháp Nghĩa Giải”)

Sau khi mẹ tôi tỉnh lại, tôi học Pháp cùng mẹ. Chúng tôi đọc từng chữ từng chữ một, học rất chậm. Trong quá trình này, sự kiên nhẫn của tôi được ma luyện, và tâm lo lắng, thiếu kiên nhẫn của tôi cũng được loại bỏ. Tôi càng nóng vội thì mẹ tôi đọc càng không tốt. Mãi cho đến khi tôi không còn lo lắng hay thiếu kiên nhẫn nữa, thay vào đó sinh tâm từ bi, thì từng câu từng chữ, tôi lại thấy được càng nhiều Pháp lý.

Đôi khi vì đau chân, tôi không thể ngồi yên. Rồi tôi nghĩ mình đang học Đại Pháp của vũ trụ, đó là điều vô cùng thần thánh, sao tôi lại có thể như vậy! Tôi càng cảm thấy đau thì tôi lại càng muốn ngồi xếp bằng. Tôi sẽ không bỏ chân xuống nếu chưa qua vài giờ đồng hồ. Khi tôi làm việc nhà, mẹ tôi ngồi ở đó; khi tôi dọn dẹp, mẹ cứ phàn nàn tôi đừng làm thế này, đừng làm thế kia. Ban đầu, tôi không thoải mái về khi mẹ nói nên đã cãi lại: “Thế mẹ còn muốn con làm gì nữa?!” Tôi từ chỗ cảm thấy bất mãn, phàn nàn đến nín nhịn, im lặng. Nhưng sâu thẳm trong tâm, tôi không thể hoàn toàn buông bỏ được tình. Vì không đạt được tiêu chuẩn của nhẫn, nên tôi luôn gặp khảo nghiệm về phương diện này. Sau đó, đột nhiên đến một ngày tôi có thể hoàn toàn buông bỏ nó, tôi không còn biện giải nữa, mà lặng lẽ làm mọi việc thật tốt. Cuối cùng, tôi đã có thể vượt qua khảo nghiệm này!

Tôi cảm thấy mình đã phó xuất rất nhiều. Tuy nhiên, có một lần, khi tôi vin vào những phó xuất của bản thân làm lý do biện giải cho một sự việc, một đồng tu đã chỉ tay vào tôi và hỏi: “Chị đã làm gì chứ?” Tôi không biết phải trả lời thế nào, chỉ cảm thấy vô cùng ủy khuất. Sau khi bình tĩnh lại, tôi mới nhận ra bao nhiêu chấp trước, biểu hiện rõ nhất là tôi không muốn bị chỉ trích vì tâm tự cao tự đại. Vì vậy, tôi ngồi xuống phát chính niệm để thanh trừ những vật chất bất hảo và phủ định chúng. Sau đó, tôi nhớ tới Pháp của Sư phụ:

“Chẳng phải chư vị nên cảm tạ người ta? Trong tâm chư vị phải hết mực cảm ơn người ta, thật sự là như vậy.” (Bài giảng thứ tư, Chuyển Pháp Luân)

Tôi bắt đầu cảm thấy tôi cần thực sự cảm ơn đồng tu đó.

Đôi khi tôi lại dùng tâm người thường suy nghĩ: Những người ở tuổi tôi thường làm gì đây? Họ ăn chơi vui vẻ, hưởng thụ cuộc sống. Thế mà, tôi đều không có những điều đó, chỉ có suốt ngày ở nhà dọn dẹp. Tôi lại không thể chia sẻ với người thường về những vấn đề tu luyện và tôi chỉ biết có vài đồng tu cùng lứa tuổi. Một cảm giác đơn độc xuất hiện. Tôi nhận ra đây không phải là chân ngã của tôi, mà là quan niệm hình thành hậu thiên. Tôi truy cầu sự thoải mái và hạnh phúc của cuộc sống người thường. Tôi là một người tu luyện, là đệ tử của Sáng Thế Chủ, tại sao tôi lại cảm thấy cô đơn chứ! Sau đó, tôi đọc được đoạn Pháp sau:

“… Ngã một hữu liễu thương cảm bất tái thất lạc Nhân vi ngã đẳng đáo liễu Sáng Thế đích Pháp Vương
Nhân vi ngã dĩ tại hồi gia đích Thần lộ thượng”

(Nhân sinh Chân Ý – Hồng Ngâm IV)

Diễn nghĩa:

“… Tôi không còn cảm thấy đau khổ, không còn mất mát
Vì tôi đã đợi được Pháp Vương Sáng Thế
Vì tôi đã đi trên con đường của Thần trở về nhà”

Một đồng tu chia sẻ rằng trước đây, cô ấy không thực tu. Từ khi tu luyện tinh tấn hơn, mỗi ngày cô đều gặp những sự việc khiến cô phải đề cao tâm tính, chứ không phải là mỗi ngày đều trôi qua một cách thoải mái. Tôi cảm thấy giống hệt như vậy.

Sư phụ cũng giảng:

“nhưng đó đâu phải chuyện dễ dàng. Tôi đã giảng rằng đây là một việc nghiêm túc phi thường” (Bài giảng thứ ba, Chuyển Pháp Luân)

Tôi cố gắng để không bị động tâm bởi cách hành xử và những lời lẽ khắc nghiệt của mẹ. Vì những gì biểu hiện ở mẹ tôi có lẽ không nhất định là chân ngã của mẹ, mà có thể là vì để loại bỏ chấp trước của tôi và giúp tôi đề cao.

Cứ như vậy, khi một việc nhỏ xuất hiện, tôi sẽ tìm ra từng chấp trước, rồi buông bỏ nó. Đó là cách tôi liên tục loại bỏ từng chấp trước một. Cho đến khi tôi cảm thấy thứ mà ban đầu dường như rất quan trọng đối với tôi trở nên không là gì cả. Đôi khi, tôi không vượt qua tốt khảo nghiệm và cảm thấy sâu thẳm có chút buồn khổ, lời giảng của Sư phụ lại văng vẳng bên tai tôi:

“… Chư vị nếu có thể trở về, thì khổ nhất cũng là quý nhất…” (Bài giảng thứ ba, Chuyển Pháp Luân)

Tôi thở dài và thầm nghĩ: “Đúng vậy, tôi thực sự rất khổ!” Ngay lúc đó, câu Pháp tiếp theo lại vang lên bên tai tôi:

“ … thì quay về [rất] nhanh.” (Bài giảng thứ ba, Chuyển Pháp Luân)

Tôi thực sự muốn khóc, tôi hiểu đó là sự từ bi của Sư phụ. Đây không phải là chuyện xấu. Những gì Sư phụ cấp cho chúng ta là tốt nhất. Đó là cơ hội mà Sư phụ đã cấp cho tôi để tôi có thể trở về nhà. Vì thế, tôi quyết định phải tu luyện thật tốt.

Sau đó, tôi tìm được một việc làm ở hiệu thuốc gần nhà. Khi công việc không bận rộn, tôi lại học thuộc Pháp. Kể từ khi tôi làm ba việc không buông lơi, trạng thái tu luyện của tôi đã được cải thiện. Tôi có thể học Pháp nhập tâm, và điều này khiến tôi cảm thấy viên mãn mỗi ngày. Tôi nghĩ thời gian khó khăn nhất của tôi đã qua đi. Vi vậy, tôi có thể cứ như vậy tiếp tục tiến bước về phía trước.

Nào ngờ, khoảng sáu tháng sau, cha tôi cũng là học viên, đột nhiên cũng xuất hiện triệu chứng tương tự như nghiệp bệnh của mẹ tôi. Chúng tôi quyết định không đưa cha vào bệnh viện. Chưa đến hai tháng, cha tôi đã có thể dậy khỏi giường và tự đi lại. Vào đêm đầu tiên xuất hiện nghiệp bệnh, cha tôi nằm liệt trên giường và các đồng tu đều đến nhà thăm ông. Vì đã chứng kiến tình cảnh tương tự trước đó, nên tôi rất bình thản nói: Tôi sẽ chỉ bước đi trên con đường mà Sư phụ an bài. Trong tâm tôi lúc ấy chỉ có duy nhất một niệm, chính là tôi tin tưởng Sư phụ.

Không lâu sau, tôi lại cảm thấy áp lực về nhiều phương diện. Khi tất cả đều dồn hết lên tôi, tôi cảm thấy càng thêm gian nan. Tuy nhiên, hiện giờ tôi đã có được một nền tảng tu luyện tốt. Tôi tín tâm vững chắc vào Sư phụ và Đại Pháp. Tôi phủ nhận an bài của cựu thế lực và không bị tình dẫn động. Mỗi ngày, tôi đều cùng các đồng tu học Pháp và phát chính niệm.

Sau khi cha tôi tỉnh lại, ông không nhớ được bất kỳ chữ nào. Vì thế, tôi đã học Pháp cùng cha, từng chữ từng chữ một. Khi đó, cha tôi dường như bị can nhiễu và không thể phát âm chính xác, vì thế chúng tôi lại phải đọc chậm hơn nữa. Tôi liên tục phát chính niệm và không ngừng học Pháp. Trong khi giúp cha, tôi đã không ngừng được ma luyện và mở rộng dung lượng tâm mình.

“… Công phu bất phụ tâm chí kiên Cần luyện tâm nghiên bất ký thiên …”

(“Tán Thần Vận diễn viên” – Hồng Ngâm V)

Diễn nghĩa:

“… Công phu không phụ tâm chí kiên định
Cần mẫn luyện tập rèn giũa tâm không nhớ đến tháng ngày…”

Nhờ sự gia trì của Sư phụ, cuối cùng, cha tôi cơ bản đã có thể tự học Pháp.

Khi tôi chăm sóc cho cha, một số chấp trước mà tôi tưởng đã loại bỏ được rồi lại xuất hiện trở lại. Vì vậy, tôi phải loại bỏ chúng một lần nữa. Ngoài ra, một số chấp trước mới cũng xuất hiện. Tôi phải cẩn thận phân rõ và nhìn thấu những chấp trước này, rồi loại bỏ chúng. Đôi khi, tôi không thể nhẫn chịu thêm nữa, bèn khóc to lên. Tôi biết mình cần mở rộng dung lượng tâm, vì vậy, tôi đã đến nhà một đồng tu để học Pháp thêm. Về nhà, tôi lại có thể mỉm cười mà đối diện với mọi thứ.

Một lần, tôi không thể giữ vững tâm tính và không giữ được tâm tính. Tôi đã phàn nàn tại sao cuộc sống của tôi lại biến thành như thế này – mọi việc đều là tôi phải tự mình lo liệu. Tôi còn chưa đến 20 tuổi, ai chăm sóc cho tôi đây? Tôi cảm thấy vô cùng ủy khuất. Lúc này, chị tôi, đã lâu không liên lạc, đột nhiên gọi điện cho tôi, kể về cuộc sống của chị ấy tốt ra sao, bạn trai của chị ấy đối xử với chị ấy tốt thế nào, và chị ấy hài lòng với công việc của mình như thế nào. Sau khi cúp máy, tôi cảm thấy rất ghen tị và có đôi chút buồn. Tôi biết trạng thái của mình không đúng, vì vậy tôi liên tục gạt bỏ mọi suy nghĩ để thật bình tâm, rồi đi luyện công.

Nhạc luyện công du dương, đặc biệt là khẩu lệnh của Sư phụ, đã giúp tôi dần dần tĩnh lại. Sau đó, từng từ từng chữ trong Pháp của Sư phụ xuất hiện trước mắt tôi:

“Người luyện công thật sự giảng rằng: những cái mà người thường vẫn truy cầu thì chúng tôi không truy cầu; thứ mà người thường có thì chúng tôi cũng không quan tâm; nhưng thứ mà chúng tôi có thì người thường có muốn cũng không được.” (Bài giảng thứ chín, Chuyển Pháp Luân)

Tôi mong cầu điều gì vậy? Mục đích tôi xuống thế gian con người này là vì điều gì? Ngay khi đó, tôi lại thấy câu trả lời trong Pháp của Sư phụ:

“…Giải thoát ấy chính là Đại Pháp đang truyền Liễu giải chân tướng phá mê chướng”

(“Có hy vọng” – Hồng Ngâm III)

Tôi nghĩ đến Sư phụ. Sau đó, như thể tôi nhìn thấy được vũ trụ, tâm tôi bỗng trở nên rộng lớn và thoải mái, khác xa với mọi loại cảm thụ tôi đã từng trải qua. Ngay lúc đó, tôi hiểu rằng những sinh mệnh được đắc Pháp thực sự vô cùng may mắn!

Thời gian và khổ nạn có thể khảo nghiệm tín tâm, cũng có thể tôi luyện ý chí của người tu luyện. Sư phụ đã cứu sinh mạng của cha mẹ tôi. Những gì Ngài đã phải chịu đựng vượt ngoài sức tưởng tượng của chúng ta. Những gì còn lại chúng ta phải làm chỉ có thể thông qua chân chính tu luyện mới có thể đột phá. Trong quá trình này, sẽ không ngừng có các khảo nghiệm. Khi chủ ý thức của cha mẹ tôi không mạnh, sẽ có đủ các dạng, các loại biểu hiện. Nhưng tôi biết đó không phải là tự kỷ chân chính của họ. Khi mẹ tôi muốn kết thúc cuộc sống này và cố gắng làm đủ mọi hành động nguy hiểm, tôi phải làm gì đây? Tôi phải tín Sư tín Pháp và bất động tâm! Chẳng bao lâu sau, những giả tướng đều biến mất.

Khi cha tôi thở dài bất lực và không học Pháp hay luyện công, tôi phải làm gì đây? Tôi tín Sư tín Pháp và bất động tâm. Chẳng bao lâu sau, cha tôi đã thanh tỉnh trở lại và chủ động học Pháp, luyện công. Khi cả bố mẹ tôi đột nhiên buồn, khi tình trạng sức khỏe của họ lúc tốt lúc xấu, khi họ động tâm, tôi nên làm gì? Chính là tín Sư tín Pháp và không động tâm!

Sư phụ giảng:

“Khi chư vị coi một quan một nạn ấy là cơ hội tốt để đề cao tâm tính và buông bỏ, thì chư vị liền có thể qua được quan này.” (Giảng Pháp tại Pháp hội Sydney [1996])

Sau khi tôi gia cường chính niệm, dần dần tôi đã có thể vượt qua khổ nạn.

Thời gian đó, tôi cũng nghe một số đồng tu nói: “Cha mẹ bạn đã tu luyện nhiều năm như vậy, sao họ lại như vậy?” Tất nhiên, có những lúc cha mẹ tôi tu luyện không tốt và họ gặp khó khăn trong quá trình loại bỏ các chấp trước, nhưng những nhân tố này cũng là để tôi tu luyện. Tôi biết mọi việc xảy ra đều có nguyên nhân nghiệp lực ở đằng sau và các nhân tố tiềm ẩn khá phức tạp. Nhưng vì nó đã xảy ra, Sư phụ sẽ chuyển biến sự việc đó thành hảo sự.

“… bởi vì chư vị không thấy hết được quan hệ nhân duyên của nó, [và] chư vị không thấy hết được bản chất của nó” (Bài giảng thứ nhất, Chuyển Pháp Luân)

Một vị Thần nhìn vấn đề là toàn phương vị. Đứng từ góc độ người thường thì chúng ta có thể hiểu được gì đây! Một ngày nào đó, cuối cùng, khi chúng ta minh bạch mọi việc, chúng ta có thể nghĩ: “Ồ, nguyên lai là vậy!” Tu luyện sao lại đơn giản đến vậy?

Trong khoảng thời gian, đó, tôi có thể thực sự cảm thấy mình đã đề cao, liên tục đề cao. Tôi thực sự cảm giác được sinh mệnh đang thăng hoa và không ngừng đột phá. Sư phụ biết khi nào sẽ xảy ra sự việc gì. Chính là Sư phụ đã thúc đẩy và gia trì cho tôi, vì để cho tôi tu luyện, cũng vì để cho tôi có chính niệm để đối mặt với khổ nạn. Con xin cảm tạ Sư phụ!

Cách đây không lâu, một đồng tu đã dạy tôi lái xe, ngoài ra, con gái bác ấy còn giúp tôi tìm được một công việc. Thông qua tu luyện, các kỹ năng của tôi nhanh chóng được cải thiện. Vì thế, kết quả công việc của tôi được sếp và đồng nghiệp ghi nhận. Tôi biết đó là Sư phụ đang giúp tôi. Tôi cảm thấy những gì trước đây tôi đã mất đi thì bây giờ tôi đang bù đắp. Kỳ thực, Sư phụ đã giảng rằng chúng ta không thực sự mất mát gì về mặt vật chất. Những gì chúng ta mất đi rốt cuộc đều là những thứ xấu.

Thông qua ma luyện, suy nghĩ của tôi đã thay đổi, tôi đã trở thành một người tu luyện chân chính. Tôi đã cố gắng giữ vững tâm tính của mình trong người thường, chống lại những cám dỗ, trong tâm chứa Pháp và không ngừng tẩy tịnh bản thân. Tôi như được thoát thai hoán cốt và bước đi trên con đường phản bổn quy chân. Hiện giờ, mọi người thậm chí còn nhận xét rằng tôi trong trẻ hơn và tràn đầy sức sống như một thiếu nữ.

Một hôm, khi học Pháp, tôi gặp được đoạn Pháp sau:

“Trung Quốc chính là như lò luyện đan của Lão Quân [để] dung luyện đệ tử Đại Pháp, khiến hỏa thiêu càng mạnh, tức là như khảo nghiệm tàn khốc ấy, trừ đi nhân tâm, vứt bỏ chấp trước. Thế thì kiểu thiêu nướng ấy đương nhiên rất khó chịu, nhưng luyện ra được là vàng ròng.” (Giảng Pháp tại Pháp hội New York 2019)

Sư phụ đã lợi dụng hình thức này để giúp chúng ta đạt được viên mãn. Tôi cảm thấy những sinh mệnh thành tựu trong Đại Pháp phát quang rực rỡ trong vũ trụ.

Tôi thật vô cùng may mắn. Nhìn lại, tôi thực sự cảm thấy khoảng thời gian ngày vô cùng trân quý. Chúng ta đã luân hồi đời đời kiếp kiếp, đâu là nhà? Chỉ có tu luyện tinh tấn trong kiếp này và nỗ lực cứu người, chúng ta mới có thể hoàn thành tâm nguyện. Đó không phải chỉ vì bản thân chúng ta mà còn vì vô lượng chúng sinh. Cơ hội trân quý này sẽ không có lại nữa. Tôi sẽ trở về nhà cùng Sư phụ sau khi hoàn thành tâm nguyện của mình.

Cảm tạ Sư phụ! Hợp thập!

Cảm ơn các đồng tu vì sự phó xuất vô ngã!

Do nhận thức có hạn, mong các đồng tu chỉ ra nếu có bất cứ điều gì không phù hợp.

Bài viết chỉ thể hiện quan điểm hoặc nhận thức của tác giả. Mọi nội dung đăng trên trang web này thuộc bản quyền của Minghui.org. Minh Huệ sẽ biên soạn các nội dung trên trang web và xuất bản theo định kỳ hoặc vào những dịp đặc biệt.


Bản tiếng Hán: https://www.minghui.org/mh/articles/2021/12/15/434270.html

Bản tiếng Anh: https://en.minghui.org/html/articles/2022/2/9/199117.html

Đăng ngày 14-03-2022; Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.

Share