Bài viết của một học viên Pháp Luân Đại Pháp ở Trung Quốc
[MINH HUỆ 15-02-2022] Khi thức dậy vào một buổi sáng, tôi thấy phần lưng bên trái của mình bị đau. Tôi nghĩ: “Có lẽ mình làm nó bị căng khi ngủ?” Tôi duỗi lưng ra nhưng vẫn thấy đau. “Có lẽ hôm qua mình đã ăn nhầm thứ gì đó? Bụng mình bị đau.” Sau đó, tôi lại có một suy nghĩ khác: “Thận của mình hỏng rồi,” tiếp theo là: “Không thể nào – Mình còn trẻ mà.”
Ngay sau đó tôi nhớ lại những lời dạy khác của Sư phụ về học viên không có bệnh, rằng đó đơn giản chỉ là biểu hiện của nghiệp. Tôi đột nhiên nhận ra rằng không chỉ ý niệm “Thận của mình hỏng rồi” do cựu thế lực can nhiễu, “Không thể nào vì mình còn trẻ” cũng là một dạng can nhiễu. Tôi đã đánh giá các việc bằng cái lý của người thường. Tôi nên hướng nội và suy ngẫm xem mình đã sai ở đâu từ góc độ Pháp lý.
Khi xem xét trạng thái tu luyện của mình, tôi phát hiện ra mình đã bị tiêu trầm do những thất bại trong cuộc sống. Tôi dần buông lơi tu luyện và chấp trước vào những thứ của con người. Tôi nên lập tức chính lại những thiếu sót này và tu cho tốt. Phải chăng do tôi đã không luyện công đủ? Tôi sẽ đi và luyện công trong giây lát. Phải chăng tôi đã không phát chính niệm đủ? Tôi lập tức phát chính niệm. Tuy nhiên, tôi có thể cảm thấy rõ ràng rằng có thứ gì đó ở vị trí cơn đau, đang cản trở chính niệm của tôi. Tôi bối rối: “Mình đã cố gắng làm tốt, tại sao cơn đau vẫn không biến mất?”
Vì tôi không loại bỏ ngay tư tưởng can nhiễu, nên nó đã lợi dụng để tạo ra thêm rắc rối: “Đây là dấu hiệu của bệnh suy thận. Kết dính ruột. Mau đi bệnh viện thôi!” Nhiều thứ bệnh tật xuất hiện trong tâm tôi. Tôi thường bỏ qua các triệu chứng bệnh tật, vì tôi biết chúng sẽ chỉ khiến tôi nhìn nhận sự khó chịu trên thân thể bằng tư tưởng của người thường. Do vậy tôi không bị lừa bởi những suy nghĩ như vậy. Nếu tôi đi cùng họ và đến bệnh viện để điều trị thì sẽ được chẩn đoán là suy thận hoặc các vấn đề về đường ruột. Các nhân tố tiêu cực sẽ nắm bắt cơ hội để gia tăng bức hại và khổ nạn của tôi sẽ lớn hơn.
Tôi biết rằng không chỉ có những chấp trước mà tôi tìm ra là nguyên nhân gây ra cơn đau. Tôi cảm thấy như thể mình đang tuyệt vọng nắm chặt lấy một ống thở trong khi chết đuối. Tôi biết mình cần phải đề cao trong tu luyện của bản thân và tôi nên chú ý trong tương lai. Tôi không nên thúc ép bản thân phải làm tốt để giải quyết vấn đề, vì đó sẽ là một hình thức truy cầu.
Các nhân tố tiêu cực bắt đầu khuấy động mọi thứ: “Ngươi đã tu luyện rất nhiều năm – làm sao có thể xảy ra chuyện như thế này? Sư phụ vẫn đang quản ngươi sao?” Tôi nhớ lại rằng Sư phụ đã giảng trong một bài giảng rằng Ngài đã gánh nghiệp cho một học viên có triệu chứng đột quỵ, và điều đó tương đương với việc Ngài phải uống một bát thuốc độc. Tôi đã phủ nhận nghi tâm này: “Đừng có lôi kéo ta đổ lỗi cho Sư phụ và Đại Pháp! Sư phụ đã vì ta mà phải gánh chịu quá nhiều rồi!”
Nhìn lại, tôi đột nhiên nhận ra rằng có điều gì đó trong suy nghĩ của mình không phù hợp với Pháp: Nếu Sư phụ gánh nghiệp cho tôi, tôi sẽ tu luyện – nếu không, tôi sẽ oán trách Ngài sao? Trong trường hợp đó, tôi sẽ từ bỏ tu luyện sao? Điều này không phải là tu luyện có điều kiện sao? Không phải tôi đang mặc cả với Sư phụ sao?
Sư phụ giảng:
“Nếu Sư phụ làm không có giống với chư vị thì không được, thì không tu nữa sao? [Muốn] độ chư vị thì Sư phụ cần phải giống chư vị, đó chẳng phải là độc hại của văn hóa tà đảng Trung Cộng sao? Người ta thật sự muốn Sư phụ đang độ người phải cùng chịu khổ với người thì mới chấp nhận sao?” (Giảng Pháp tại Pháp hội quốc tế miền Tây Mỹ quốc [2005], Giảng Pháp tại các nơi VII)
“Trên thực tế Thần độ nhân là không thể giống như người được độ. Một người bị ngã hố bùn, giả sử tôi ở trên bờ kéo chư vị lên thì chư vị không chịu, chư vị nói ‘ông cũng phải nhảy xuống giống tôi thì mới có thể cứu tôi’, phải thế sao? Không có đạo lý ấy. Trong cuộc bức hại tà ác này có bao nhiêu học viên mang theo cái tâm ấy và trượt ngã rớt xuống sau khi thấy và nghe phải tuyên truyền vu khống về Sư phụ?” (Giảng Pháp tại Pháp hội quốc tế miền Tây Mỹ quốc [2005], Giảng Pháp tại các nơi VII)
Tôi đã hiểu rõ hơn về các Pháp lý và loại bỏ những quan niệm không phù hợp với Pháp. Bất kể điều gì xảy ra, tôi đều giữ tín tâm vào Sư phụ và Đại Pháp.
Nhớ lại những gì Sư phụ đã dạy về biểu hiện nghiệp bệnh, tôi nhận ra đó là lời nhắc nhở rằng tôi có chấp trước. Điều này đã thúc đẩy tôi tinh tấn hơn trong tu luyện và phát chính niệm thường xuyên. Đó cũng là một khảo nghiệm về tín tâm của tôi và là cơ hội để loại bỏ nghiệp đã tích tụ và hiện đã biểu hiện ra bề mặt. Tôi nhận ra khảo nghiệm này là điều tốt.
Tôi nhìn vào thứ đang làm tổn thương mình và nghĩ: “Mình không quan tâm nó có đau không. Thứ này không có gì lớn. Khi nghiệp được tiêu trừ, ngươi sẽ không còn đau nữa.” Tâm trí tôi bình tĩnh và ổn định. Vài giây sau, cơn đau biến mất.
Bài viết này có vẻ khá dài nhưng toàn bộ sự việc chỉ kéo dài chưa đến 10 phút. Có những cái bẫy được đặt ra cho tôi trong suốt quá trình này. Đó là cơ hội để tôi đề cao. Sư phụ đã dạy chúng ta cách đối đãi với điều này trong các bài giảng. Nếu chúng ta có thể nhớ lại Pháp của Sư phụ và làm theo những gì Sư phụ yêu cầu, chúng ta có thể vượt qua khảo nghiệm. Đó chính là lý do tại sao điều quan trọng là phải học Pháp thường xuyên.
Sư phụ giảng:
“Chư vị ra khỏi cửa có thể không nghĩ ra được điều tôi giảng cụ thể là những gì; tuy nhiên khi chư vị thực sự gặp vấn đề, chư vị sẽ nghĩ lại được lời tôi đã giảng. Chỉ cần chư vị coi bản thân mình là người luyện công, thì đúng thời điểm ấy chư vị sẽ nghĩ ra được, [nên] chư vị có thể ước chế bản thân mình, cái quan này chư vị có thể vượt qua được.” (Bài giảng thứ sáu, Chuyển Pháp Luân)
Tôi không có ý định viết bài chia sẻ này vì tôi nghĩ đây là khảo nghiệm trong tu luyện cá nhân của mình và không có gì để nói hay khoe khoang. Tuy nhiên, sau khi nói chuyện với các học viên khác, tôi thấy mình đã không xem xét sự việc từ góc độ của người tu luyện. Nếu một học viên nhận ra những thiếu sót sau khi đọc bài này và vượt qua khảo nghiệm, học viên đó sẽ không lãng phí thời gian để vượt qua nghiệp bệnh. Thay vào đó, học viên sẽ có thể sử dụng thời gian của mình để cứu người. Từ góc độ này, tôi nhận ra mình nên viết ra trải nghiệm của mình.
Ghi chú của Ban Biên tập: Bài viết này thể hiện nhận thức cá nhân của tác giả ở trạng thái tu luyện hiện tại, xin chia sẻ cùng quý đồng tu để chúng ta “Tỉ học tỉ tu” (“Hồng Ngâm”).
Bài viết chỉ thể hiện quan điểm hoặc nhận thức của tác giả. Mọi nội dung đăng trên trang web này thuộc bản quyền của Minghui.org. Minh Huệ sẽ biên soạn các nội dung trên trang web và xuất bản theo định kỳ hoặc vào những dịp đặc biệt.
Bản tiếng Hán: https://www.minghui.org/mh/articles/2022/2/15/438824.html
Bản tiếng Anh: https://en.minghui.org/html/articles/2022/2/22/199284.html
Đăng ngày 13-03-2022; Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.