Bài viết của Lý Duy An, phóng viên Minh Huệ tại Đài Loan

[MINH HUỆ 20-02-2022] Hội trại mùa đông dành cho học viên Pháp Luân Đại Pháp trẻ tuổi Đài Loan năm 2022 đã diễn ra tại trường Đại học Khoa học Kỹ thuật Hoàn cầu (Đại học TransWorld) ở Vân Lâm từ ngày 8 đến ngày 10 tháng 2. Các học viên trẻ Đài Loan và nước ngoài được trải nghiệm vẻ đẹp và sự thuần chính của Đại Pháp, và nhận ra sứ mệnh của mình khi học các bài giảng của Sư phụ Lý Hồng Chí và chia sẻ thể ngộ tu luyện.

Cũng có một số học viên trẻ đã từng buông lơi tu luyện và chỉ mới quay trở lại tu luyện trong thời gian gần đây. Sau hội trại, mọi người đều cho biết họ muốn quay lại vào lần sau.

cab18a062cd97e7a9a50ffe0605c762b.jpg

96d29ccf6fea461238fe2eb31b398213.jpg

Các học viên Pháp Luân Đại Pháp trẻ tuổi luyện công vào buổi sáng tại Hội trại mùa đông dành cho học viên trẻ Đài Loan năm 2022.

772869cdbca0438f6a4d68808a4e2e96.jpg

b559322d960d3d268e2038783e5ff60f.jpg

Học Pháp và chia sẻ thể ngộ

Đánh thức ký ức

Tiểu Như (bút danh) là sinh viên trao đổi đến Đài Loan du học và đây là lần đầu tiên cô tham gia hội trại. Sau khi xem bộ phim “Câu chuyện vĩnh hằng”, cô đã nhớ lại giấc mơ của mình khi còn nhỏ.

Trong giấc mơ, một sinh mệnh cao tầng đã vượt qua tầng tầng vũ trụ để đến gặp cô, cô thấy trái đất được bao quanh bởi một lớp màng mỏng màu trắng bạc. Sinh mệnh đó hóa thân dưới hình tượng một tiểu thiên sứ, rất nồng hậu, thiện lương, và suốt ngày quanh quẩn bên cô. Ngày hôm đó cô được bao quanh bởi một bầu không khí ấm áp và yên bình. Nếu cô có bất kỳ hành vi, lời nói hoặc suy nghĩ gì không đúng đắn, tiểu thiên sứ đều biết và ôn hòa sửa cho cô.

Đến cuối ngày, tiểu thiên sứ nói với cô rằng cậu ấy phải rời xa cô. “Cậu ấy nói cuộc sống của cậu ấy chỉ có một ngày. Khi cậu ấy biến mất, bong bóng bình yên bao quanh tôi cũng dần tan biến”, Tiểu Như kể lại trong nước mắt.

Bộ phim được chiếu trong hội trại mùa đông đã đánh thức ký ức xa xưa của cô, khiến cô nhớ lại sứ mệnh và trách nhiệm của bản thân mình. “Tiểu thiên sứ đã chọn tôi, nhưng tôi lại lạc lối trong xã hội người thường và không tinh tấn trong tu luyện. Tôi rất tiếc cho những chúng sinh đã đặt hy vọng vô hạn vào tôi”. Cô quyết tâm sẽ tinh tấn trở lại và hoàn thành lời thệ ước từ tiền sử của mình.

“Sư phụ không bao giờ từ bỏ tôi”

Trở về Đài Loan sau khi tốt nghiệp Đại học British Columbia ở Canada, Hiên Hoành tham gia nhóm dịch thuật của The Epoch Times tiếng Anh, ở đây anh được gặp gỡ nhiều học viên Pháp Luân Đại Pháp và nhận ra sự thiếu sót trong tu luyện của mình.

Anh tu luyện cùng mẹ của mình từ khi còn nhỏ. Lớn lên, bài vở ở trường và sự cám dỗ của các hoạt động xã hội đã khiến anh ngày càng rời xa tu luyện.

Hiên Hoành cho biết ba ngày hai đêm học Pháp và chia sẻ rất viên mãn, trường năng lượng rất thuần tịnh. Tư tưởng anh không có tạp niệm, và hội trại thúc đẩy mọi người trở nên tinh tấn hơn, phơi bày những chấp trước ẩn sâu. Hội trại giúp mọi người nhận ra những thiếu sót và chấp trước của bản thân, các thành viên cũng chỉ ra chấp trước cho nhau, theo đó mọi người có thể nhìn thấy khoảng cách giữa bản thân và đồng tu. Nói chung, hội trại giúp người tham dự tinh tấn hơn và mau chóng bắt kịp tiến trình.

Hiên Hoành tin rằng hội trại là một cơ hội hiếm có để các học viên trẻ tụ họp cùng nhau, và anh rất trân trọng điều đó. “Cho dù tôi có chểnh mảng hay rời xa Pháp thế nào đi nữa, Sư phụ vẫn chưa bao giờ từ bỏ và luôn chờ tôi quay trở lại.” Sau khi trở lại Đài Loan để tu luyện Pháp Luân Đại Pháp lại lần nữa, anh cảm nhận sâu sắc sự bảo hộ từ bi của Sư phụ, và anh hy vọng sẽ tinh tấn hơn để đền đáp ân huệ của Sư phụ Lý.

Hành động của một đồng tu trẻ đã giúp Tiểu Phương (bút danh), một sinh viên trao đổi nước ngoài, cảm nhận được lòng vị tha của một học viên Đại Pháp.

“Ở đất nước tôi, không có môi trường học Pháp và chia sẻ như thế này, và tôi đã tu luyện lúc lên lúc xuống”, Tiểu Phương nói. Cô tham gia hội trại mà không mang theo sách hay thảm tập, nhưng một học viên khác đã âm thầm đưa đồ của anh cho cô. Cậu học viên này đã ngồi trên sàn gỗ lạnh lẽo mà không có thảm tập trong ba ngày. “Hành động của cậy ấy đã phá vỡ quan niệm ích kỷ của tôi”, Tiểu Phương cho biết.

Sau khi xem “Câu chuyện vĩnh hằng”, mắt Hiên Hoàng đỏ hoe và cô nói cô cảm nhận rõ ràng việc Sư phụ sử dụng bộ phim này để nhắc nhở cô “đã đến lúc trở về”.

Lê Chi, một học sinh lớp 12 trường Trung học Tân Xã Đài Trung, tham gia hội trại lần đầu tiên. Cô từng tu luyện cùng cha mẹ từ khi còn nhỏ, nhưng lớn lên, cô mới thực sự muốn tu luyện. Cô cho hay cô đã học được cách hướng nội thực sự qua việc học Pháp và chia sẻ với các học viên khác, và cô bị sốc khi phát hiện ra bản thân đã từng nghĩ rằng tâm tính của mình cao hơn người khác, cô đã tự đo lường bản thân dựa trên các tiêu chuẩn của người thường.

0f0c3a76aed903d88c04fd0712ad48e1.jpg

Lê Chi, học sinh trung học từ Đài Trung, Đài Loan

“Toàn thể nơi này thật bình yên, tôi muốn mang bầu không khí này về nhà”, cô nói. “Tôi nhìn thấy các học viên với lòng vị tha và chân thành trong cuộc sống của họ. Đó là lòng từ bi xuất phát từ trái tim, tầng thứ và cảnh giới hiển hiện một cách tự nhiên trong hành vi của những người tu luyện chân chính.”

Bệnh viêm da dị ứng nghiêm trọng của Lê Chi đã biến mất sau khi cô bắt đầu tu luyện Pháp Luân Đại Pháp. “Sư phụ đã tịnh hóa cơ thể cho tôi, nhưng tôi lại không tinh tấn và không trân trọng điều đó. Tôi đã không biết ơn khi được ban phước. Tôi cảm thấy thật xấu hổ, nhưng Sư phụ vẫn luôn đối xử từ bi với tôi. Con xin tạ ơn Sư phụ vì Ngài đã không từ bỏ con!”, cô nói.

Đây cũng là trải nghiệm tham gia hội trại lần đầu tiên giúp học viên trẻ Vĩ Hoa xem xét lại trạng thái tu luyện của mình.

3b9f518c0a51e2ea25ff87ba2cd43a6a.jpg

Vĩ Hoa lần đầu tiên tham dự hội trại dành cho học viên trẻ năm nay.

Cô ngưỡng mộ các học viên ở Trung Quốc, những người luôn kiên trì giảng chân tướng trong môi trường rất khó khăn và nguy hiểm, bản thân cô cảm thấy tội lỗi vì đã sống một cuộc sống thoải mái ở Đài Loan và không thể tu luyện như trước. Cô chia sẻ trải nghiệm kỳ diệu khó quên về khoảng thời gian cô cảm thấy tiêu trầm và bất lực, thậm chí muốn từ bỏ tu luyện. Khi đó, cô nghe thấy một giọng nói từ không gian khác liên tục vang vọng bên tai: “Cố lên nào! Cố lên nào!…”. Giọng nói đó liên tục cổ vũ, động viên cô. “Tôi cảm thấy cả không gian sáng bừng lên. Tôi được bao bọc bởi sự ấm áp. Tôi vô cùng cảm động”, Vĩ Hoa nhớ lại.

“Sư phụ đã không từ bỏ tôi. Tôi phải vui lên và tôi có thể làm tốt hơn”, cô nói thêm.

“Giữ một tâm hồn thuần tịnh và kiên trì tu luyện trong cuộc sống hàng ngày”

Thiểu Quân nhận được một tờ rơi giới thiệu về Pháp Luân Đại Pháp khi đang tham gia tình nguyện tại một sự kiện cộng đồng, từ đó anh bước vào tu luyện. Anh đã muốn tham gia hội trại cho học viên trẻ từ lâu, nhưng vì yếu tố công việc nên anh không thể. Năm nay, anh đã xin nghỉ phép từ cơ quan chính phủ để có thể tham gia hội trại.

b6f47bad76bd58ab0e673ff332ecc037.jpg

Thiểu Quân lần đầu tiên tham gia hội trại dành cho học viên trẻ năm nay.

“Xã hội ngày nay rất hỗn loạn và vô kỷ luật. Có được môi trường tu luyện như ở đây thật hiếm, tâm tôi rất bình yên”, Thiểu Quân cho biết.

Anh nhận ra lợi ích lớn nhất cho tất cả những người tham gia hội trại lần này là mọi người đã mở lòng hơn, chia sẻ kinh nghiệm một cách vị tha và động viên khích lệ lẫn nhau. Anh hiểu được sự sâu sắc và vĩ đại của Đại Pháp, ý nghĩa của việc tu luyện, và việc có được thân người để tu luyện là điều quý giá biết bao.

“Tôi hy vọng mình có thể cải thiện hơn trong tu luyện, duy trì trạng thái bình hòa và thuần tịnh trong tương lai, quy chính bản thân với Pháp, tu luyện tốt hơn và giúp đỡ được nhiều người hơn”, anh nói.

“Học Pháp nhóm rất quan trọng”

Hiểu Đình, người từng tham gia một số hội trại cho học viên trẻ, cho biết việc học Pháp nhóm và chia sẻ đã giúp cô nhận ra việc tu luyện thiếu tinh tấn sẽ dẫn đến bỏ lỡ rất nhiều người hữu duyên.

432896b541de29afdfd4f1ef084f826d.jpg

Hội trại cho học viên trẻ giúp Hiểu Đình vượt qua nỗi sợ hãi đang đeo bám.

Hiểu Đình sợ nói chuyện với mọi người vì khả năng ngoại ngữ kém của mình. Ở hội trại này, các học viên rất chân thành với nhau, điều này tạo nên một môi trường thuần khiết, yên bình, khiến cô cảm thấy thoải mái. Điều đó đã giúp cô vượt qua tâm sợ hãi.

“Khi tôi lạc lối hoặc không tinh tấn, tôi nhìn lại và thấy Sư phụ vẫn đang đợi tôi, Ngài luôn ở bên tôi, luôn cho tôi một cơ hội khác. An bài từng bước của Sư phụ giúp tôi liên tục tiến bộ. Có thể tham gia một hội trại như thế thật đáng trân quý, đặc biệt là trong thời kỳ đại dịch này”, Hiểu Đình nói.

Trường Ích, đã tham gia các hội trại hè và đông 19 lần, cho biết việc học Pháp và chia sẻ trong hội trại là cơ hội hiếm có cho các học viên trẻ.

“Chúng tôi có một môi trường tu luyện thuần tịnh tách biệt với xã hội người thường, và chúng tôi cảm nhận được vẻ đẹp không thể diễn tả được”, anh cho biết.

Lời kết

Hội trại mùa đông dành cho học viên trẻ cho phép người tham dự học Pháp thường xuyên trong ba ngày và hai đêm. Các học viên trẻ nhận ra rằng họ không nên truy cầu sự thoải mái và buông lơi tu luyện nữa. Mọi người đều cảm nhận được tiếng gọi từ bi của Sư phụ. Thông qua sự kiện này, họ hiểu được giá trị của việc trở thành đệ tử Đại Pháp, đồng thời họ cũng hiểu rõ hơn trách nhiệm và sứ mệnh của mình, chỉ có tinh tấn tu luyện mới có thể báo đáp ân Sư.

Bài viết chỉ thể hiện quan điểm hoặc nhận thức của tác giả. Mọi nội dung đăng trên trang web này thuộc bản quyền của Minghui.org. Minh Huệ sẽ biên soạn các nội dung trên trang web và xuất bản theo định kỳ hoặc vào những dịp đặc biệt.


Bản tiếng Hán: https://www.minghui.org/mh/articles/2022/2/18/439124.html

Bản tiếng Anh: https://en.minghui.org/html/articles/2022/3/1/199365.html

Đăng ngày 04-03-2022; Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.

Share