Bài viết của phóng viên báo Minh Huệ ở tỉnh Hắc Long Giang, Trung Quốc

[MINH HUỆ 15-10-2021] Ngày 12 tháng 10, một cựu giáo viên 51 tuổi ở thành phố Giai Mộc Tư, tỉnh Hắc Loang Giang đã bị cưỡng chế xét xử vì tu luyện Pháp Luân Công sau khi thẩm phán không cho luật sư và gia đình biện hộ cho bà ở toà.

Pháp Luân Công, còn gọi là Pháp Luân Đại Pháp, là một môn tu luyện đã bị chính quyền cộng sản Trung Quốc bức hại từ năm 1999.

Bắt giữ

28761feb156a92448a37480932b25b66.jpg

Bà Lưu Lệ Kiệt

Bà Lưu Lệ Kiệt bị cảnh sát theo dõi khi đến nhà bà Đổng Thục Hiền 92 tuổi để tham dự một buổi gặp mặt. Khoảng 3 giờ chiều, cảnh sát đã xông vào nhà và bắt giữ chín học viên tại buổi gặp mặt, gồm bà Đổng, bà Lưu, mẹ bà là bà Vu Tú Lan, 79 tuổi, bà Đan Ngọc Cầm, 74 tuổi, bà Thái Vinh, bà Trương Thục Hoa, bà Thôi Thắng Vân, bà Lý Tú Vinh và bà Tần Ngọc Trinh, năm người cuối đều ngoài 50 hay 60 tuổi. Chồng bà Lưu, ông Vương Húc, người không tập Pháp Luân Công và chở bà đến đó cũng bị bắt.

Tất cả học viên và ông Vương bị đưa đến Đồn Công an Kiến Thiết. Ông Vương, bà Lưu và mẹ bà bị giam cả đêm trong một cái lồng sắt.

Ngày hôm sau, bà Đổng và bà Vu được bảo lãnh vì tuổi cao. Bà Thái bị đưa đến Trại tạm giữ Giai Mộc Tư và bị giam ở đó 10 ngày. Sáu học viên còn lại và ông Vương bị đưa đến Trại tạm giữ Giai Mộc Tư để giam giữ hình sự.

Mặc dù bà Lưu cũng được bảo lãnh ngay sau đó do không vượt qua đợt kiểm tra sức khoẻ, cảnh sát vẫn liên tục sách nhiễu bà qua điện thoại.

Bị truy tố

Bà Lưu bị lệnh đến đồn công an vào ngày 6 tháng 9 năm 2021. Lưu Quân, trưởng Đồn Công an Kiến Thiết, đã nói với bà rằng họ đã chuyển hồ sơ của bà đến Viện Kiểm sát Quận Hướng Dương và công tố viên đã ra phán quyết quản thúc bà sáu tháng tại gia. Ông ta lệnh cho bà Lưu viết một tuyên bố từ bỏ Pháp Luân Công và nhận tội. Bà đã từ chối và không ký vào thông báo quản thúc tại gia.

Chính quyền đã gắn một camera giám sát ở phía Đông toà nhà của bà Lưu vào ngày 12 tháng 9. Cũng có một xe cảnh sát bên ngoài toà nhà của bà và cảnh sát thường phục thay phiên nhau giám sát bà liên tục.

Ngày hôm sau, khi bà Lưu và gia đình đến đồn công an để yêu cầu bản sao của thông báo quản thúc tại gia, cảnh sát thường phục đang làm nhiệm vụ cũng theo dõi họ. Trưởng đồn Lưu cũng chỉ họ đến Viện Kiểm sát Quận Hướng Dương, và tại đây các công tố viên Khương Đào và Thì Thế Vĩ đã thẩm vấn bà thay vì đưa cho bà tài liệu như yêu cầu. Họ cho biết rằng họ vừa mới chuyển hồ sơ của bà đến Toà án Quận Hướng Dương.

Công tố viên đã ngụy tạo các câu trả lời trong biên bản, cáo buộc rằng bà Lưu đã đến viện kiểm sát ngày hôm đó để thẩm vấn và bà từ chối thuê luật sư. Bà Lưu kiên quyết rằng bà sẽ thuê một luật sư và từ chối ký vào biên bản thẩm vấn.

Lý Lợi Phong, trưởng viện kiểm sát, đã cho cấp dưới là Trạch Vũ Phi đi chuyển hồ sơ của bà Lưu đến toà án, ông ta cũng yêu cầu bà Lưu cùng gia đình đi với ông ta.

Tại Toà án Quận Hướng Dương, thẩm phán Tống Đào đã hỏi bà Lưu: “Bà có nhận tội không?” Bà Lưu trả lời: “Cáo buộc tôi tội ‘phá hoại việc thực thi pháp luật’ là phi pháp. Chính các người đang phạm tội ác chống lại chúng tôi [các học viên Pháp Luân Công]. Tôi sẽ hoàn toàn không hợp tác với các người.”

Bị từ chối đại diện pháp luật

Ngày 16 tháng 9, trưởng đồn Lưu và Môn Mậu Thịnh của Đội An ninh Nội địa đã đến nhà bà Lưu và hỏi bà có thuê một luật sư hay không. Khi bà Lưu nói bà vẫn đang tìm, cảnh sát nói rằng công tố viên và thẩm phán cho biết chỉ cần bà viết một tuyên bố từ bỏ Pháp Luân Công, họ có thể tạm hoãn vụ án của bà lại hay thậm chí bỏ nó. Bà Lưu đã từ chối.

Chiều cùng ngày, người biện hộ cho gia đình bà Lưu đã đến toà án để nộp hồ sơ đại diện nhưng thẩm phán từ chối nhận. Một nhân viên nói rằng toà án đã chỉ định một luật sư cho bà và thẩm phán Kỷ Trung đang thụ lý hồ sơ của bà. Phiên toà dự định diễn ra vào ngày 24 tháng 9.

Người biện hộ cho gia đình bà Lưu đã gọi cho chủ toạ toà án Vương Bân, hối thúc ông ta bỏ luật sư do toà án chỉ định. Vương yêu cầu anh ấy nhắn tin chi tiết và nói rằng ông ta sẽ thảo luận với phó chủ toạ toà án và thẩm phán.

Lúc 5 giờ chiều, thư ký toà án Giải Sảng đã yêu cầu hai biên bản từ người biện hộ cho gia đình bà Lưu: một là giấy xác nhận anh ấy chưa từng có tiền án tiền sự và một là giấy tờ xác nhận mối quan hệ với bà Lưu. Khi người biện hộ lập luận rằng luật pháp không yêu cầu những biên bản này, Giải trả lời rằng anh ta chỉ dựa theo lệnh của cấp trên.

Ngày hôm sau, người biện hộ cho gia đình bà Lưu đã gửi ý kiến pháp lý của mình về việc bãi bỏ vụ án của bà Lưu đến Ủy ban Các vấn đề Chính trị và Pháp Luật Thành phố Giai Mộc Tư cũng như Viện Kiểm sát Thành phố Giai Mộc Tư và Viện Kiểm sát Quận Hướng Dương.

Nhiều người trong gia đình bà Lưu cũng nộp đơn đại diện cho bà nhưng đều bị toà án từ chối. Khi bà Lưu gọi cho toà án để tranh luận thì không ai bắt máy.

Cùng lúc đó, bà Lưu đã thuê một luật sư chuyên nghiệp để dại diện cho bà. Thẩm phán đã nộp Giấy Ủy quyền vào chiều ngày 24 tháng 9. Với sự yêu cầu mạnh mẽ của luật sư, thẩm phán Tống Đào đã đồng ý hoãn phiên toà đến ngày 28 tháng 9.

Trong khi phiên toà vào ngày 28 tháng 9 và sau đó bị huỷ, luật sư của bà Lưu đã được toà thông báo vào ngày 30 tháng 9 rằng một phiên toà sẽ được tổ chức vào ngày 12 tháng 10. Luật sư nói ông ấy có một phiên xử khác cùng ngày và đã nộp đơn qua đường chuyển phát nhanh đến toà án để tiếp tục hoãn phiên xử. Thẩm phán Tống Đào đã từ chối đơn và nói rằng luật sư phải tham dự phiên toà ngày 12 tháng 10 hoặc ông ta sẽ chỉ định một luật sư đại diện cho bà Lưu.

Bị lừa tham gia vào phiên toà

Chiều ngày 11 tháng 10, trưởng đồn Lưu đã gọi là bà Lưu và lệnh cho bà hợp tác với phiên toà vào hôm sau. Bà Lưu đã từ chối tham gia vì toà án đã từ chối đại diện pháp lý của bà.

Lưu nói rằng thậm chí nếu luật sư của bà không thể tham dự, bà cũng có thể tự biện hộ cho mình. Bà Lưu nói bà sẽ không tham gia phiên toà.

Lưu và Môn của Đội An ninh Nội địa đã gõ cửa nhà bà lúc 8 giờ sáng hôm sau và bảo bà cùng họ đến toà án. Bà Lưu nói bà sẽ không tham gia trừ khi luật sư của bà có mặt.

Lưu cho biết ông ta đã nói chuyện với thẩm phán Tống vào hôm trước và ông ta hy vọng sẽ nói chuyện riêng với bà Lưu chi tiết hơn. Mạnh hứa rằng sẽ đưa bà Lưu về sau phiên toà. Sau một hồi qua lại, bà Lưu cũng đồng ý đến toà án cùng chồng.

Phiên toà

Trước khi bà Lưu đến toà án, người biện hộ cho gia đình bà đã đến và lại yêu cầu được biện hộ cho bà ở toà. Tống vẫn từ chối yêu cầu của ông ấy.

Khi bà Lưu đang đợi ở hành lang, Tống đã đưa một luật sư do toà chỉ định đến. Bà Lưu đã từ chối được đại diện bởi người luật sư này và nói rằng việc Tống từ chối yêu cầu trì hoãn phiên toà của luật sư của bà là phi pháp. Tống nói: “Tại sao bà không thuê một luật sư địa phương mà lại tìm một người ở xa? Hiện tại [do lỗi của bà] mà ông ấy không thể đến.”

Ngay sau đó, một thừa phát lại đã đến và đưa bà Lưu đến phòng xử án số 10. Theo yêu cầu của bà, thẩn phán đã bỏ người luật sư do toà chỉ định. Bà Lưu vẫn yêu cầu toà án hoãn phiên toà và dời lại cho đến ngày mà luật sư của bà có thể tham gia.

Bà nói thêm rằng Tống cũng đã lạm dụng pháp luật khi ngăn cản người biện hộ của gia đình đại diện cho bà.

Khi bà nói thì hai thẩm phán Tống Đào và Kỷ Trung, cũng như công tố viên Lý Lợi Phong đều im lặng.

Trong phần còn lại của phiên toà, bà Lưu đều từ chối trả lời mọi câu hỏi của hai thẩm phán.

Trong lúc diễn ra phiên toà, chính quyền ở Giai Mộc Tư đã huy động hơn 100 cảnh sát và người của cộng đồng địa phương. Một số con đường xung quanh toà án cũng bị đóng. Cả cảnh sát thường phục và cảnh sát vũ trang đều tuần tra bên ngoài toà án. Một người qua đường chụp hình cảnh sát đã bị bắt.

Cựu giáo viên từng đạt giải thưởng

Bà Lưu đã tốt nghiệp Đại học Sư phạm Đông Bắc vào tháng 7 năm 1993 và được nhận làm việc tại Đại học Giáo dục Thành phố Giai Mộc Tư. Bà tu luyện Pháp Luân Công vào năm 1998 và sống theo nguyên lý Chân-Thiện-Nhẫn. Trước khi cuộc bức hại Pháp Luân Công bắt đầu vào năm 1999, bà được bầu chọn là nhân viên xuất sắc hàng năm. Trong thời kỳ bức hại bà không được chọn lần nào nữa.

Trước lần bức hại gần đây nhất, bà bị bắt ít nhất năm lần và bị kết án hai năm trong trại lao động cưỡng bức vào năm 2012.

Trong một lần bị bắt, nhiều lãnh đạo của trường đã cùng nhau đến sở cảnh sát để yêu cầu thả bà. Trưởng sở cảnh sát đã bị ấn tượng rằng trong cuộc bức hại nghiêm trọng đến vậy, thậm chí lãnh đạo trường còn mạo hiểm chịu mất việc để lên tiếng cho bà. Hiệu trưởng nói: “Nếu chúng tôi không thể đưa bà ấy trở về thì chúng tôi không thể đối diện với những nhân viên khác. Bà ấy là giáo viên giỏi nhất chúng tôi có.” Lãnh đạo trường đề nghị cảnh sát không được sách nhiễu bà Lưu nữa.

Một số đồng nghiệp của bà Lưu cũng nói rằng từ khi bà tu luyện Pháp Luân Công, bà không chỉ được cải thiện to lớn về sức khoẻ mà còn đề cao đạo đức của mình. Bà không còn bị lay động với cám dỗ vật chất và vẫn giữ được tâm bình lặng bất chấp đã chịu đựng nhiều đến đâu trong cuộc bức hại.

Thông tin liên lạc của thủ phạm:
Tống Đào, thẩm phán Toà án Quận Hướng Dương: +86-454-6210031, +86-18903687999, +86-13512645666
Lý Lợi Phong, công tố viên Viện Kiểm sát Quận Hướng Dương: +86-13846169281, +86-18697098055
Cố Tùng Hải, trưởng Phòng 610 Tỉnh Hắc Long Giang: +86-13804536212, +86-13339300100

(Thông tin liên lạc chi tiết của thủ phạm có trong bản gốc tiếng Hán.)

Mọi bài viết, hình ảnh, hay nội dung khác đăng trên Minghui.org đều thuộc bản quyền của trang Minh Huệ. Khi sử dụng hoặc đăng lại nội dung vì mục đích phi thương mại, vui lòng ghi lại tiêu đề gốc và đường link URL, cũng như dẫn nguồn Minghui.org.


Bản tiếng Hán: https://www.minghui.org/mh/articles/2021/10/15/432549.html

Bản tiếng Anh: https://en.minghui.org/html/articles/2021/10/26/196322.html

Đăng ngày 16-11-2021; Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.

Share