Bài viết của Phương Chân, phóng viên Minh Huệ tại Nhật Bản

[MINH HUỆ 23-09-2021] Anh Lạc Hợp Huy, hai mươi tuổi sống tại Tokyo, đã nói rằng cột mốc lớn trong cuộc đời của anh không phải là việc anh tốt nghiệp đại học, mà là, bước ngoặt khi anh lựa chọn thực hành Pháp Luân Đại Pháp.

Hồi mười tuổi Hợp Huy rất tò mò. Cậu từng muốn biết liệu các thứ siêu thường có thực sự tồn tại hay không. Nếu có, cậu cũng muốn có năng lực siêu thường! Sự tò mò đã khiến cậu quan tâm đến khí công, nên cậu đã đọc một số cuốn sách về khí công. Khi cha cậu có một bản Chuyển Pháp Luân, ông đã mang cuốn sách đó về nhà cho Hợp Huy.

Vì Hợp Huy mới lên mười, cậu khó tập trung khi đọc Chuyển Pháp Luân và không hiểu cuốn sách cho lắm. Tuy nhiên, trong khi đọc cuốn sách này, cậu cảm thấy một thế giới bao la đột nhiên mở ra-cậu đã cảm thấy thế giới tinh thần thực sự tồn tại. Cậu cảm thấy từng câu trong sách mang một ý nghĩa trọn vẹn. Khi lại đọc nữa, cậu cảm nhận một năng lượng to lớn và trí huệ từ cuốn sách tuôn trào ra. Tất cả các cảm giác phi thường đó đã vẫy gọi cậu nên cậu đọc cuốn sách đó bất cứ khi nào có thể, bằng cả con tim của mình.

Hợp Huy ấn tượng nhất với nguyên lý Chân-Thiện-Nhẫn của Pháp Luân Đại Pháp. Sau khi đọc cuốn sách đó, cậu biết là có tiêu chuẩn về người tốt và kẻ xấu. Cậu nhận ra rằng chửi thề, cãi cọ với các bạn cùng lớp, và đối đầu với các giáo viên là không đạt tiêu chuẩn của một người tốt. Từ tận đáy lòng cậu muốn trở thành một người tốt.

Cậu bé Hợp Huy khi đó đã bắt đầu cải thiện hành vi của mình theo nguyên lý của Pháp Luân Đại Pháp. Cậu phát hiện rằng mối quan hệ của mình với mọi người đã trở nên hài hòa. Mọi người quanh cậu không chỉ trở nên thân thiện mà còn khen ngợi hành xử của cậu. Cậu cảm nhận một cách rõ ràng sự thay đổi trong chính bản thân mình. Tâm trí cậu dần dần trở nên bình hòa và ít tranh đấu. Cứ như vậy, các nguyên lý của Đại Pháp đã dẫn dắt cậu trở thành một người tốt và mang lại cho cậu hạnh phúc trong cuộc sống, mặc dù lúc đó cậu chưa thực sự tu luyện.

Cậu còn muốn học thêm các bài công pháp Pháp Luân Đại Pháp và đã tìm thấy một điểm luyện công cách nhà cậu khoảng một giờ đồng hồ. Nhưng cha cậu đã phản đối việc cậu đi đến điểm luyện công một mình ở tuổi lên mười. Cha cậu muốn cậu trước hết hãy đọc kinh Phật. Hợp Huy đã phải từ bỏ mong muốn thực hành Pháp Luân Đại Pháp của mình. Tuy nhiên, cuốn sách Chuyển Pháp Luân đã gieo hạt giống tu luyện vào trái tim non trẻ của cậu. Mười năm sau, hạt giống đó đã nảy mầm.

Cậu đã ghi tên vào một trường trung học danh tiếng, nơi có nhiều nghi lễ và tục lệ liên quan đến đạo Phật. Cậu đã chọn chuyên ngành về Ấn Độ học và Phật giáo học.

Sau khi phải ở nhà trong thời gian bùng phát dịch vi-rút corona trong năm 2020, Hợp Huy đã có thời gian để nghĩ về cuộc đời mình. Tiếng gọi từ nơi sâu thẳm trong trái tim, ký ức kỳ diệu về Chuyển Pháp Luân, đã đánh thức hạt giống được gieo vào trái tim cậu mười năm trước. Cậu đã quyết định thực hành Pháp Luân Đại Pháp.

Cậu đã tìm thấy một điểm luyện công gần nhất và đã học các bài công pháp vào tháng 12 năm 2020, và đã thực sự bắt đầu thực hành Pháp Luân Đại Pháp. Cậu đã nói với gia đình mình về Pháp Luân Đại Pháp khi cậu về nhà trong dịp năm mới. Hợp Huy đã trả lời các câu hỏi của họ và dạy mọi người năm bài công pháp.

2021-9-18-japan-luo-hehui_01--ss.jpg

Lạc Hợp Huy (ở giữa) luyện bài công pháp số năm.

Sau khi thực hành Pháp Luân Đại Pháp, Hợp Huy cảm nhận được sự thay đổi tích cực trong bản thân mình. Cậu không còn ích kỷ nữa và bắt đầu nghĩ cho người khác trước. Cậu cũng đã học được cách hướng nội và tự kiểm tra bản thân để tìm ra các thiếu sót.

Ví dụ, cậu đã đọc một cuốn hài kịch có nội dung mang tính công kích khá mạnh. Sau khi đọc nó, cậu cảm thấy những thứ đó đã gia cường tâm tranh đấu của cậu. Cậu đã nhận ra rằng niệm đầu hung hăng là bất hảo và phải bị thanh trừ.

Một ngày nọ Hợp Huy đã bị ngăn cản khi đang nói với các sinh viên khác trong ký túc xá về Pháp Luân Đại Pháp. Khi hướng nội cậu đã nhận ra rằng cậu đã áp đặt mạnh mẽ ý kiến của mình lên người khác.

Khi mới bắt đầu tu luyện, cậu chỉ tập trung vào hình thức chẳng hạn như mỗi ngày luyện được bao nhiêu bài hay luyện được bao lâu, và liệu mình có tu khẩu hay không. Sau đó cậu nhận ra rằng mình cần phải hướng nội chứ không nên chỉ tập trung vào hình thức tu luyện bề ngoài. Chỉ đánh bóng hành vi bề mặt thì không có ý nghĩa gì; đề cao tâm tính mới là tối căn bản trong tu luyện.

Hợp Huy muốn để cho nhiều người Nhật hơn nữa biết về cuộc bức hại Pháp Luân Đại Pháp. Cậu thấy rằng phần lớn người Nhật chỉ quan tâm đến việc tu luyện có ý nghĩa gì trong cuộc sống hàng ngày của họ. Ví dụ, Pháp Luân Đại Pháp có bao nhiêu bài công pháp, các bài công pháp này là gì, các học viên làm gì tại các điểm luyện công, vv… Vì thế với sự giúp đỡ của các học viên khác, Hợp Huy đã thiết kế lại tờ rơi dành cho người Nhật. Cậu tin rằng các học viên luôn phải nghĩ cho người khác trước và làm mọi việc theo cách mà những người khác có thể chấp nhận.

Hợp Huy nói rằng cậu rất trân quý cơ hội tu luyện Đại Pháp này. Cậu tuân theo Chân-Thiện-Nhẫn trong cuộc sống hàng ngày và làm mọi việc bằng cả trái tim mình. Cậu cũng muốn tận dụng mọi cơ hội để nói với mọi người về Pháp Luân Đại Pháp, như thế nhiều người hơn nữa có thể thọ ích từ Đại Pháp.

Mọi bài viết, hình ảnh, hay nội dung khác đăng trên Minghui.org đều thuộc bản quyền của trang Minh Huệ. Khi sử dụng hoặc đăng lại nội dung vì mục đích phi thương mại, vui lòng ghi lại tiêu đề gốc và đường link URL, cũng như dẫn nguồn Minghui.org.


Bản tiếng Hán: https://www.minghui.org/mh/articles/2021/9/23/431273.html

Bản tiếng Anh: https://en.minghui.org/html/articles/2021/9/28/195937.html

Đăng ngày 21-10-2021; Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.

Share