Bài viết của đệ tử Đại Pháp tại tỉnh Hà Bắc, Trung Quốc

[MINH HUỆ 19-07-2021] Trước khi tu luyện, bất kể là người nhà, đồng nghiệp trong công tác, khách hàng hoặc bất kỳ ai tiếp xúc với tôi trong xã hội, hầu hết mọi người đều nói rằng tôi là người rất tốt, nhưng thực ra tôi lại là người có tâm địa hẹp hòi. Kể từ khi bước vào tu luyện, Sư phụ dạy chúng ta rằng cần “làm một người tốt, làm một người tốt hơn nữa” (Giảng Pháp tại Pháp hội Canada [1999]). Bởi vậy, tôi cần chiểu theo lời dạy của Sư phụ.

Tôi là một đệ tử Đại Pháp trẻ tuổi, làm công việc văn phòng và đã tu luyện Đại Pháp được 8 năm. Lúc rảnh rỗi, tôi thích nghe các bài giao lưu chia sẻ của đệ tử Đại Pháp trên trang web Minh Huệ. Tôi đã nghe nhiều câu chuyện tu luyện của các học viên Đại Pháp từ khắp nơi trên thế giới về tu tâm và làm người tốt. Nó đã giúp ích cho tôi rất nhiều.

Chồng tôi khen ngợi tôi ở nơi đông người

Trước khi tu luyện Đại Pháp, tôi vốn đã nóng nảy, tính khí của chồng tôi còn tệ hơn. Chúng tôi thường xảy ra chiến tranh lạnh, cãi vã và đánh nhau. Anh ấy thường nói tôi là người hẹp hòi. Đúng là vậy, tôi là người có tâm địa hẹp hòi nên có mối quan hệ không tốt với mẹ chồng. Bản thân luôn cảm thấy làm việc gì cũng bị trách cứ.

Sau khi tu luyện, tôi chiểu theo tiêu chuẩn Chân-Thiện-Nhẫn nghiêm khắc yêu cầu bản thân. Trong gia đình, tôi nghĩ đến cảm nhận của bố mẹ chồng và chồng mình và không làm tổn thương họ.

Trong thời đại của dòng chảy vật chất và dục vọng, đồng nghiệp ai ai cũng lái xe đi làm. Điều kiện của gia đình tôi ở mức trung bình, tôi chưa bao giờ đòi hỏi chồng mình phải mua xe, mua quần áo thời thượng, túi xách… cho tôi. Thu nhập của bản thân tôi không cao, hầu như đều dùng cho cuộc sống sinh hoạt trong gia đình. Đến đầu năm mới cũng khó mà mua được một bộ quần áo mới.

Đại đa số bạn bè tôi đều có chồng khá giả. Tôi chưa từng ghen tỵ việc họ có nhiều tiền đến đâu. Thân thể của chồng tôi không khỏe lắm nên lúc nào tôi cũng chăm sóc anh. Năm ngoái, mẹ chồng tôi phải nhập viện vì gặp tai nạn xe hơi. Trước khi học Pháp, mẹ chồng và tôi không hợp nhau. Học Đại Pháp rồi, Đại Pháp yêu cầu chúng ta làm người tốt, làm người tốt hơn nữa. Nghĩ đến việc mẹ chồng chăm sóc chồng tôi, tích góp dành dụm một khoản tiền để con trai tìm công việc, cưới vợ, mua nhà, tiết kiệm chịu đựng cả một đời nhưng bà lại chỉ có một người con trai. Tôi và chồng là người thân cận nhất của bà.

Mẹ chồng bị tai nạn xe, chúng tôi nên chăm sóc bà cho thật tốt để bà sớm bình phục. Tôi gội đầu, rửa chân, lau mặt và đổ bô cho mẹ chồng nằm liệt giường. Bà nhất quyết không cho tôi đổ bô vì bà thấy xấu hổ đối với tôi, phải đợi bố chồng tôi đến thì mới đi vệ sinh. Trong lúc mẹ chồng nằm viện, ở nhà tôi dù ăn bất kể đồ ngon hay bổ dưỡng nào thì tôi đều nhờ chồng mang đến biếu mẹ chồng khiến bà cũng cảm thấy ấm lòng. Tôi thường không muốn mua quần áo cho mình nhưng lại sẵn sàng mua cho bố mẹ chồng. Ông bà đã rất cảm động!

Sở dĩ tôi có thể làm được như vậy là vì tôi đã tu luyện Đại Pháp. Tôi chiểu theo lời dạy của Sư phụ trở thành một người tốt, một người tốt hơn nữa.

Chồng tôi đều nhận ra những thay đổi này của tôi. Trong bữa tiệc gia đình đầu năm, chồng tôi đã thay đổi cách ăn uống thường ngày. Trước đó, hoặc là anh không nói gì hoặc là hễ mở miệng thì nói năng lung tung. Nhưng nay trước mặt nhiều thành viên trong gia đình, anh ấy nâng ly rượu tỏ lòng thành kính với bố mẹ tôi. Hơn nữa anh còn thành khẩn nói rằng: “Con cảm ơn cha mẹ đã sinh ra cho con một người vợ tốt như vậy”.

Luôn nghĩ cho người khác tại nơi làm việc

Nơi tôi làm việc, mỗi ngày tiếp xúc với đủ mọi loại khách hàng. Mỗi lần động chạm đến chấp trước nhân tâm, từng thời khắc tôi đều nhắc nhở bản thân rằng mình là người luyện công. Một lần, có một người xử lý sự vụ đưa cho tôi một vài thẻ ưu đãi rửa xe. Mặc dù chồng tôi không có ô tô nhưng tôi không thể lợi dụng người khác liền nói với anh ấy: “Tôi không cần đâu. Anh cứ lấy mang đi nhé. Nếu không thì tôi lại phải đưa trả lại đơn vị”. Anh ấy nhìn tôi cảm thấy khó hiểu rồi mang những thứ đó đi. Cũng có người mời tôi đi ăn, v.v nhưng tôi đều lịch sự từ chối họ.

Vào một buổi chiều, khi chỉ còn mười phút là đến giờ tan làm thì có một khách hàng vội vã đến. Anh nói rằng mình đến từ Bắc Kinh nhưng xin nghỉ phép để đến đây xử lý chút việc. Mặc dù sắp hết giờ làm nhưng là đệ tử Đại Pháp thì khi làm việc gì cũng cần nghĩ cho người khác trước. Lần này anh ấy đến được đây cũng không dễ dàng gì nên tôi liền ở lại làm tiếp. Sau một tiếng thì cũng xử lý xong xuôi mọi chuyện cho anh ấy. Anh ấy rất cảm động liền lấy tiền ra đưa cho tôi để cảm ơn. Tôi nói rằng mình không bao giờ muốn lấy một xu nào từ khách hàng.

Đôi khi có những người đến làm việc vì hiểu lầm nên chửi rủa tôi, tôi không chỉ nhẫn nại không lên tiếng mà ngược lại còn mỉm cười đón tiếp. Bởi vì người tu luyện cần phải làm được “đả bất hoàn thủ, mạ bất hoàn khẩu” (Giảng Pháp tại Pháp hội Sydney). Một lần, có một ông lão từng mắng tôi lại đến chỗ tôi để tư vấn nghiệp vụ. Khi vừa nhìn thấy tôi là người đón tiếp, ông ấy liền ngượng ngùng cúi đầu, khuôn mặt ửng hồng giống như đứa trẻ vừa mới mắc lỗi. Tôi sợ ông lão xấu hổ liền tiếp đãi ông như những khách hàng quen thuộc khác và bình hòa giải đáp những vấn đề mà ông ấy đưa ra. Ông lão hài lòng nói: “Cảm ơn! Cảm ơn!”.

Gặp mâu thuẫn – Hướng nội tìm

Trong một lần dự bữa cơm gia đình, một trong số các chị gái đang cùng tôi nói chuyện say sưa. Đột nhiên chị ấy nhìn thẳng vào mặt tôi, nhìn chằm chằm vào tôi với vẻ hung ác. Tôi thầm nghĩ, đang trò chuyện vui vẻ sao lại đột nhiên đối xử với mình như thế này nhỉ? Lúc đó tôi nhẫn không vững, trong tâm dồn nén bất bình nên cũng mở to mắt nhìn lại cô ấy. Cả hai chúng tôi đều nhìn nhau không chớp mắt như vậy. Giằng co một hồi, chị tôi cũng dừng lại và ánh mắt chuyển qua nơi khác. Ngày hôm ấy cứ như vậy mà trôi qua.

Về sau, chúng tôi lại gặp nhau. Chị ấy vẫn giữ thái độ bất hảo đối với tôi. Tôi suy tư nhiều lần mà cũng không hiểu: “Mình không có nói bất kể lời không hay nào mà. Chuyện này là sao vậy nhỉ?”. Nhưng tôi biết rằng người tu luyện và người thường phát sinh mâu thuẫn thì:

“Đối đích thị tha

Thác đích thị ngã”. (Thùy thị thùy phi, Hồng Ngâm III)

Tạm dịch:

“Cái đúng là họ

Cái sai là mình”. (Ai đúng ai sai, Hồng Ngâm II)

Vì vậy tôi đã nghiêm túc hồi tưởng lại, tìm xem bản thân mình đã sai ở đâu. Đột nhiên tôi nhận ra rằng hôm đó chúng tôi trò chuyện, âm lượng lời nói rất lớn và ồn ào. Ồ, mình hiểu rồi. Là ngôn từ ngữ khí trong lời nói của mình không bình hòa, không thiện. Chị cho rằng tôi hung hăng độc đoán với chị. Chị ấy không tiếp thụ được và cảm thấy ủy khuất.

Kể từ đó, từng thời khắc tôi đều tu sửa ngữ khí trong lời nói của bản thân và xem xét cách hòa giải với chị gái. Một hôm, chị gái gặp phải chuyện phiền phức. Sau khi biết chuyện, tôi ngay lập tức đến giúp đỡ, chạy vạy khắp nơi. Bởi vì thời thời tu bản thân, chú ý đến ngữ khí trong lời nói nên lúc giải quyết sự việc thì dùng ngôn từ tường hòa, chân tâm thực ý mà quan tâm chị gái, không bị cái tình kích động và không to tiếng. Chị gái cảm nhận được tôi là vì chị ấy mà bận rộn, cảm thụ được sự lương thiện của tôi, thái độ của chị đối với tôi liền thay đổi, giống như xấu hổ vì thái độ mà chị đối xử với tôi vào mấy hôm trước. Trong mắt chị trực tuôn lệ. Tôi cũng cảm thụ được rằng hình như chị ấy muốn nói với tôi rằng: “Cảm ơn” nhưng lại xấu hổ cúi đầu.

4. Loại bỏ tâm sợ hãi – Cứu nhiều người hơn nữa

Sứ mệnh mà Sư phụ giao phó cho các đệ tử Đại Pháp là cứu người. Tôi thời thời khắc khắc đều luôn nhớ trong tâm. Khi vừa mới đắc Pháp, tôi không dám giảng chân tướng trực diện liền gửi tài liệu trước tiên. Vào một đêm nọ, tôi ôm con gái đến một tòa dân cư để gửi tài liệu chân tướng. Khi đang treo lên cửa, tôi đột nhiên nghe thấy cánh cửa có tiếng động. Trong tâm nghĩ thế nào cũng phải treo tài liệu lên đã. Sau khi nhanh chóng treo nó lên, âm thanh bên trong càng lớn hơn. Ôi, họ nghe thấy bên ngoài có người rồi nên tôi liền bế con đi xuống. Tôi bước nhanh mấy bước liền làm con ngã xuống đất. Tôi hoảng hốt nói với con rằng đừng khóc đừng khóc rồi bế con đứng dậy và chạy đi. Lúc đó, tâm sợ hãi của tôi thật quá to lớn!

Làm nhiều hơn, dần dần tâm sợ hãi nhỏ dần đi, tôi liền giảng chân tướng trực diện. Con tôi còn nhỏ nên không đi được nhà trẻ, tôi liền dùng xe điện chở con đi cùng. Một lần khi đang giảng chân tướng, một người tốt bụng nhắc tôi hãy mau về nhà đi vì đứa trẻ đã ngủ rồi. Tôi quay lại nhìn thấy con nhỏ đang ngủ ngon lành trên chiếc ghế nhỏ có mái che ở đằng sau. Tôi nói với người đó rằng: “Đứa trẻ chịu một chút khổ cũng không sao. Chỉ cần mọi người được đắc cứu và vượt qua được đại nạn thì đây chính là sự kỳ vọng của chúng tôi. Là điều nên làm”.

Có lần, tôi giảng chân tướng cho một người đàn ông trung niên khoảng 40 tuổi và khuyên tam thoái (thoái xuất khỏi tổ chức đảng, đoàn, đội của Trung Cộng) bảo bình an. Anh ấy nói rằng mình từng gia nhập vào đội thiếu niên. Không ngờ rằng anh ấy đột nhiên ngồi lên ghế sau xe điện của tôi rồi mỉm cười. Tôi hoảng hốt và ngay lập tức nghĩ rằng Sư phụ đang ở bên cạnh. Sợ gì chứ! Tôi nghiêm túc nói: “Anh à, tôi thật lòng muốn anh vượt qua tai nạn và có tương lai tốt đẹp. Anh là người tốt. Tôi tin rằng anh nhất định sẽ hiểu được tấm lòng của tôi. Thoái xuất khỏi tổ chức đảng, đoàn, đội của Trung Cộng mới có thể bảo bình an. Anh thoái đội nhé!”. Tôi tường hòa nhìn anh ấy, không trách cứ mà trong tâm chỉ muốn anh mau chóng được đắc cứu. Cảm nhận được sự thiện lương, anh ấy đã rời khỏi xe của tôi và thoái đội.

Tôi là nhân viên văn phòng nên mỗi ngày đều rất bận. Làm việc nhà và chăm sóc con cái là việc không thể thiếu. Mấy năm trôi qua, tôi đều dành ra nửa ngày mỗi tuần để cứu người hoặc phát tài liệu giảng chân tướng. Một thời gian lâu sau, tâm an dật nổi lên liền muốn ở nhà nghỉ ngơi hoặc mua sắm, không muốn ra ngoài cứu người nữa. Có lần đến thời gian phải ra ngoài cứu người, nhưng dù thế nào tôi cũng không muốn đi. Tôi tự nói với mình trong gương rằng: “Ngươi là đệ tử Đại Pháp. Sinh mệnh của ngươi là vì Pháp mà đến. Ở thế gian cứu người là việc duy nhất mà ngươi cần phải làm. Sư phụ đang lo lắng! Ngươi có thể giương mắt nhìn chúng sinh trước nạn lớn mà không quản ư? Chúng sinh trong Thiên quốc của ngươi đang đợi ngươi đi cứu đó!”.

Nói đến đây. “Bốp!”. Tôi tự tát thật mạnh lên mặt mình. Nước mắt dần tuôn rơi…

Gạt nước mắt, tôi dứt khoát đi ra ngoài và đến quảng trường để giảng chân tướng. Sau khi nói chuyện với một người chú. Chú ấy đột nhiên vui vẻ nói với tôi: “Tốt! Cháu thật tốt. Cảm ơn cháu!”. Tôi đột nhiên nhận ra rằng đó là Sư phụ đang khích lệ tôi. Vậy tôi còn lý do nào mà không làm tốt chứ?

Trên con đường tu luyện, tôi vẫn còn rất nhiều tâm chấp trước mà chưa tu khứ. Đặc biệt là tâm sợ làm không tốt, sợ không đủ nghiêm túc, sợ không đủ cẩn thận, sợ mắc sai lầm, sợ nhiều thứ khác nữa v.v. Tôi cần gia cường lực độ tự tu bản thân, “tu hết chấp trước đạt đến vô lậu” (Giảng Pháp tại Pháp hội NewYork)

Cảm tạ Sư phụ! Hợp thập!

Mọi bài viết, hình ảnh, hay nội dung khác đăng trên Minghui.org đều thuộc bản quyền của trang Minh Huệ. Khi sử dụng hoặc đăng lại nội dung vì mục đích phi thương mại, vui lòng ghi lại tiêu đề gốc và đường link URL, cũng như dẫn nguồn Minghui.org.


Bản tiếng Hán: https://www.minghui.org/mh/articles/2021/7/19/427168.html

Bản tiếng Anh: https://en.minghui.org/html/articles/2021/9/3/194900.html

Đăng ngày 08-10-2021; Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.

Share