Bài viết của Lâm Tâm Viễn, phóng viên Minh Huệ
[MINH HUỆ 22-07-2021] Hôm 7 tháng 6, Thống đốc bang Texas đã ký Nghị quyết Đồng thời của Thượng viện số 3 (SCR3), “Lên án việc thu hoạch nội tạng không tự nguyện của Trung Quốc.”
Bản nghị quyết được đưa ra Thượng viên của tiểu bang vào tháng 1 năm nay. Nghị quyết được phê chuẩn ở Thượng viện vào tháng 4, và ở Hạ viện vào tháng 5.
“Trong hơn hai thập kỷ, chế độ cộng sản của Trung Quốc đã tham gia vào một việc hèn hạ là cưỡng bức mổ sống nội tạng người để cấy ghép”, bản nghị quyết viết, và cũng liệt kê ra rất nhiều bằng chứng của việc thu hoạch nội tạng cưỡng bức, và hối thúc chính phủ Mỹ và cộng đồng quốc tế chặn đứng sự tàn bạo này lại. Nghị quyết cũng khuyến khích cộng đồng y học nâng cao nhận thức về việc thu hoạch tạng cưỡng bức này để người dân Texas sẽ không vô tình phạm phải một tội ác như vậy bằng cách tham gia du lịch ghép tạng ở Trung Quốc.
Bản nghị quyết đã thu hút sự chú ý rộng rãi từ người dân trên khắp tiểu bang quan tâm đến tội ác vi phạm nhân quyền ở Trung Quốc. Chín tờ báo ở 4 khu vực thành thị, bao gồm Houston, Dallas, San Antonio, và Austin đã đưa tin về bản nghị quyết này.
Tờ The Katy Times: “Hãy dừng việc thu hoạch nội tạng”
Vào ngày 18 tháng 7 năm 2021, tờ The Katy Times ở Houston đã đăng một bức thư gửi cho ban biên tập từ bà Wendy Yang, cảm ơn các nghị sĩ tiểu bang của bà vì đã đồng bảo trợ và bỏ phiếu ủng hộ bản nghị quyết này.
Bà Dương nói rằng bà là một sinh viên đại học sống ở Trung Quốc vào năm 1996. Bà đã từng bị bệnh phổi nghiêm trọng và phải đến bệnh viện hàng tuần. Theo lời khuyên của một người bạn, bà bắt đầu tập Pháp Luân Công. Một tháng sau đó, căn bệnh đã khỏi và mối quan hệ của bà với những người khác trở nên hài hòa hơn.
Bà Dương nói những học viên có câu chuyện tương tự như của bà nhiều vô số, và ước tính rằng có tới 100 triệu người Trung Quốc đang tập Pháp Luân Công, khiến môn tập trở thành một môn khí công rất phổ biến ở Trung Quốc. “Không may là, do sự phổ biến rộng rãi và sự mỹ hảo của Pháp Luân Công, Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) đã coi môn tập là một mục tiêu để loại bỏ, và vào tháng 7 năm 1999, họ đã bắt đầu một cuộc đàn áp tàn bạo để loại bỏ môn tập này.”
Để nâng cao nhận thức về cuộc đàn áp, bà đã đi đến Quảng trường Thiên An Môn vào năm 2000, công khai ngồi thiền, và phát những tư liệu thông tin vạch rõ những tuyên truyền giả dối của ĐCSTQ. Bà cũng đến một trại giam để yêu cầu phóng thích một người bạn đã bị bỏ tù vì tập Pháp Luân Công.
Bà Dương cũng đã từng bị giam 4 lần từ tháng 10 năm 1999 đến tháng 6 năm 2007. Chính quyền đã cố ép bà từ bỏ Pháp Luân Công bằng cách tra tấn và tẩy não bà. Bà cũng bị bắt phải lao đông khổ sai hơn 10 tiếng một ngày mà không được trả công. Khi bà đang mang thai 3 tháng thì chồng bà cũng bị bắt, và con trai họ đã không được gặp bố cho đến khi bé lên một tuổi.
Bà Dương chỉ ra rằng cuộc đàn áp này đi đôi với sự bùng nổ của việc cấy ghép tạng ở Trung Quốc, mặc dù Trung Quốc không có hệ thống hiến tạng tự nguyện. “Các trang web của bệnh viện quảng cáo việc bán các nội tạng người với thời gian chờ rất ngắn chỉ trong vòng 2 tuần, và Trung Quốc đã trở thành một điểm đến cho ngành du lịch ghép tạng. Các nhà điều tra đã kết luận rằng các nội tạng là được lấy từ các tù nhân lương tâm là học viên Pháp Luân Công,” bà nói.
Bà và gia đình bà đã di cư đến Mỹ vào năm 2008. Trong khi họ đã sống sót qua cuộc đàn áp và may mắn đến được đất Mỹ tự do, thì vẫn còn nhiều tù nhân lương tâm đang phải đối mặt với nguy hiểm và thống khổ cùng cực ở Trung Quốc.
“Những nỗ lực của Cơ quan Lập pháp tiểu bang Texas nhằm giải quyết vấn đề thu hoạch nội tạng cưỡng bức rất có ý nghĩa và quan trọng đối với các cư dân Texas. Bà nói rằng cá nhân bà biết hơn 10 học viên Pháp Luân Công sống ở khu vực Houston mở rộng vốn đã từng bị bức hại ở Trung Quốc, một vài người trong số họ đã bị cưỡng bức lấy mẫu máu và phải trải qua những lần khám sức khỏe bất bình thường, rất nhiều khả năng là để tìm nội tạng phù hợp.
“SCR3 là một phần của một nỗ lực toàn cầu nhằm vạch trần việc lạm dụng ghép tạng ở Trung Quốc. Là một người sống sót qua cuộc đàn áp ở Trung Quốc, tôi rất vui khi thấy xu hướng này. Điều quan trọng là các cộng đồng y học và cư dân của chúng ta nhận thức được nạn thu hoạch nội tạng và những nguy cơ của ngành du lịch ghép tạng. Không ai nên vô tình trở thành đồng phạm với tội ác chống lại loài người này,” bà kết luận.
Tờ La Prensa: Vạch trần việc thu hoạch nội tạng cưỡng bức là quan trong đối với tất cả loài người
La Prensa, tờ báo tiếng Anh và tiếng Tây Ban Nha lâu đời nhất, đã đăng một bức thư từ bà Lisette Alamo vào ngày 1 tháng 7 năm 2021.
Bà Alamo cảm ơn Cơ quan Lập pháp tiểu bang Texas vì đã thông qua bản nghị quyết. Bà nói rằng, như được lưu ý trong nghị quyết SCR3, ngay cả với hệ thống hiến tạng rất phát triển của Mỹ thì thời gian chờ để có một nội tạng tương thích có thể lên đến hàng trăm ngày. Tuy nhiên, các trung tâm ghép tạng ở Trung Quốc có thể lên lịch phẫu thuật cấy ghép trong vòng 2 tuần, việc này chỉ ra điều bí mật đen tối ở đằng sau cái gọi là “sự hiến tạng tự nguyện”.
Bà nói thêm rằng bà đến từ Puerto Rico và hiện đang tập Pháp Luân Công. Bà biết rất rõ về tình cảnh của người dân có tín ngưỡng ở Trung Quốc. Trong số những người bạn của bà, cũng có những người dũng cảm sống sót qua cuộc đàn áp ở Trung Quốc. “Thật khích lệ khi thấy Cơ quan Lập pháp tiểu bang Texas xử lý vấn đề nghiêm trọng này. Việc xử lý vấn đề thu hoạch nội tạng cưỡng bức là quan trong không chỉ đối với người dân Texas, mà còn với cả toàn bộ nhân loại,” bà nói.
Tờ The Dallas Morning News: “Nâng cao nhận thức về việc thu hoạch nội tạng”
Sau một bài báo của tờ The Dallas Morning News ngày 1 tháng 6 năm 2021, về việc thông qua bản nghị quyết, một bức thư khác gửi đến ban biên tập đã được đăng, từ bà Shirley Hu (Hồ), cảm ơn Thượng nghị sĩ tiểu bang Angela Paxton và Hạ nghị sĩ tiểu bang Matt Shaheen vì đã soạn thảo và đưa ra nghị quyết này. Bà cũng hoan nghênh sự ủng hộ từ tất cả các nhà làm luật của Texas.
“Bản nghị quyết của Thượng viện giúp công chúng có nhận thức sâu hơn về tội ác chống lại loài người này. Mọi người càng biết nhiều về việc này thì càng ít khả năng họ sẽ trở thành những đồng phạm bất đắc dĩ trong tội ác đáng ghê tởm này,” bà Hồ nói.
Tờ Austin American-Statesman: Suýt trở thành một nạn nhân của nạn thu hoạch nội tạng
Austin American-Statesman, tờ nhật báo lớn ở Austin, đã đăng một bức thư vào ngày 16 tháng 6 từ cư dân địa phương William Yu. Anh cảm ơn các nhà làm luật vì đã thông qua nghị quyết SCR3, anh nói rằng: “Quyền được tìm kiếm sự điều trị thông qua cấy ghép tạng không thể được đánh đổi bằng mạng sống của một người khác”.
Cha của anh William, ông Ô Tân Huy, là một trong những nhân chứng điều trần tại phiên họp lập pháp này. Vì tập Pháp Luân Công, mà ông đã bị kết án 6 năm tù và bị tra tấn. “Trong khi bị giam giữ, ông đã phải khám sức khỏe và thử máu nhiều lần mà rõ ràng không phải vì sức khỏe của ông, bởi vì ông cũng bị tra tấn, nên việc này có nghĩa là họ đang tìm kiếm nội tạng phù hợp để phục vụ ghép tạng”, anh William viết.
Trong bản điều trần của mình, ông Ô nói rằng nhiều tù nhân biết về việc thu hoạch nội tạng và các lính gác thường dùng điều đó để đe dọa những tù nhân không tuân lệnh. Một bác sĩ trong trại tù là người cùng quê với ông Yu và anh ta xác nhận rằng các học viên Pháp Luân Công rất khỏe mạnh và nội tạng của họ là tốt nhất. Các tù nhân thường là người nghiện ma túy hoặc nghiện rượu, nên nội tạng của họ thường là không phù hợp. Bác sĩ này cũng ám chỉ rằng nếu ông Ô không từ bỏ việc tập Pháp Luân Công, thì các nội tạng của ông có thể bị lấy để cấy ghép, bao gồm tim, gan, lá lách và phổi của ông.
Vào cuối buổi điều trần, ông Ô đã bày tỏ hy vọng rằng sẽ có nhiều người hơn nữa giúp chặn đứng tội ác thu hoạch nội tạng này, để những sinh mệnh vô tội có thể được cứu.
Mọi bài viết, hình ảnh, hay nội dung khác đăng trên Minghui.org đều thuộc bản quyền của trang Minh Huệ. Khi sử dụng hoặc đăng lại nội dung vì mục đích phi thương mại, vui lòng ghi lại tiêu đề gốc và đường link URL, cũng như dẫn nguồn Minghui.org.
Bản tiếng Hán: https://www.minghui.org/mh/articles/2021/7/22/428541.html
Bản tiếng Anh: https://en.minghui.org/html/articles/2021/7/23/194231.html
Đăng ngày 28-07-2021; Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.