Bài viết của một đệ tử Pháp Luân Đại Pháp ở Thụy Sỹ

[MINH HUỆ 17-07-2021] Vào ngày 15 tháng 7 năm 2021, bộ phận các học viên Pháp Luân Đại Pháp ở khu vực nói tiếng Pháp tại Thụy Sỹ đã tổ chức các hoạt động trước Cung điện Palais Wilson, nơi đặt trụ sở của Văn phòng Cao ủy Nhân quyền Liên hợp quốc (OHCHR).

Họ kêu gọi Hội đồng Nhân quyền Liên Hợp Quốc và chính phủ Thụy Sỹ gây áp lực lên Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) để ngăn chặn cuộc bức hại tàn khốc đã kéo dài 22 năm đối với các học viên Pháp Luân Đại Pháp ở Trung Quốc và lên án tội ác mổ cướp nội tạng các học viên Pháp Luân Công của chính quyền ĐCSTQ.

Bất chấp trời mưa, bốn ủy viên hội đồng Thụy Sỹ đã có mặt để bày tỏ sự ủng hộ đối với cuộc biểu tình ôn hòa của các học viên. Một số ủy viên hội đồng không thể có mặt đã gửi thư ủng hộ.

e72bb4520c93e904123d426231c45221.jpg

Vào ngày 15 tháng 7, các học viên đứng dưới mưa trước trụ sở OHCHR để tiến hành hoạt động phản đối cuộc bức hại đã kéo dài 22 năm

e2c4792f581462900b5e319ceae9a876.jpg

Một đại diện học viên Pháp Luân Đại Pháp phát biểu

Ông Nicolas, Ủy viên Hội đồng: “Tôi sẽ ủng hộ các bạn hết mình”

bcdb0cdea83e236e9b8a1bef564fa52d.jpg

Walder Nicolas, thành viên của Hội đồng Quốc gia Thụy Sỹ

Walder Nicolas, một thành viên của Hội đồng Quốc gia Thụy Sỹ và là thành viên của Ủy ban Chính sách Đối ngoại của Hội đồng, đã đề cập cụ thể trong một cuộc phỏng vấn rằng Hội đồng đã đề nghị chính phủ Thụy Sỹ bổ sung một nghị quyết về nhân quyền và quyền xã hội khi đàm phán một hiệp định thương mại tự do với Trung Quốc. Nghị quyết sẽ được đưa vào chương trình nghị sự của phiên họp Hội đồng tiếp theo.

Thành viên Hội đồng Nicholas cũng cho biết: “Gần đây chúng tôi đã bỏ phiếu về đề xuất nghiên cứu sự an toàn và điều kiện sống của các dân tộc thiểu số Tây Tạng và Duy Ngô Nhĩ, cũng như các học viên Pháp Luân Đại Pháp ở Thụy Sỹ. Các nhóm này thường bị quấy rối và bị theo dõi bởi chính phủ Trung Quốc và cơ quan mật vụ của họ ở Thụy Sỹ. Các thành viên trong gia đình của họ ở quê nhà thực sự bị đe dọa. Tất cả những vấn đề này đòi hỏi một báo cáo toàn diện để tăng cường điều kiện an ninh cho các nhóm thiểu số này ở đất nước chúng ta.”

Ủy viên Hội đồng Nicholas cũng nói rằng ông rất ngưỡng mộ lòng dũng cảm của các học viên. “Cuộc bức hại vẫn đang diễn ra. Tôi biết những gì các bạn đang trải qua và những gì các học viên ở Trung Quốc đang phải trải qua. Các bạn đã bị bức hại ở Trung Quốc quá lâu.“

“Hiện tại chúng tôi đang nỗ lực thay đổi tình hình ở Trung Quốc để khiến chính phủ Trung Quốc (ĐCSTQ) nhận ra rằng chế độ độc tài không có tương lai. Cuộc đấu tranh này quả thực đòi hỏi sự dũng cảm. Trong cuộc đấu tranh vì tự do này, tôi sẽ ủng hộ hết mình và chúc các bạn may mắn.”

Ông Dimier, thành viên Hội đồng: Cuộc bức hại Pháp Luân Đại Pháp là một nỗi ô nhục trong thế kỷ 21

dce23ccfa8203d32c275b98f9fce74cc.jpg

Ông Patrick Dimier, thành viên của Đại hội đồng Geneva

Patrick Dimier, một thành viên của Đại hội đồng Geneva, nói: “Tôi ủng hộ tất cả các cuộc vận động phi bạo lực, đặc biệt là của Pháp Luân Đại Pháp, bởi vì các học viên hoàn toàn là nạn nhân của cuộc bức hại tàn bạo.”

“Đây là một sự ô nhục đối với nhân loại trong thế kỷ 21. Bất kể quốc gia nào, lớn hay nhỏ, họ không thể hành động theo cách này và không thể công kích sự chính trực của những người tốt chỉ vì họ có cách suy nghĩ khác với họ. Đối với tôi, điều này (cuộc bức hại) đơn giản là không thể dung thứ.”

Thành viên Hội đồng Barthassat: Bảo vệ các Quyền Cơ bản

af0685d273a493f9b9871886a23ea947.jpg

Thành viên Hội đồng Thành phố Geneva, ông Luc Barthassat

Thành viên Hội đồng Thành phố Geneva, ông Luc Barthassat nói: “Pháp Luân Đại Pháp đã nỗ lực tại đây suốt hơn 20 năm, tất cả đều vì muốn có được sự tôn trọng nhân quyền cũng như các quyền cơ bản.“

“Sự dối trá đang thống trị. Ngày nay, tôi nghĩ rằng mạng sống của con người, dù ở Trung Quốc hay ở nơi khác, đều đang gặp nguy hiểm. Ngày nay, thông qua Pháp Luân Đại Pháp, cả thế giới nên nhận ra và thức tỉnh. Chúng ta hãy kiên trì tin vào quyền của mình và vào sự tôn trọng nhân quyền. Một lần nữa, chúng ta phải bảo vệ các quyền cơ bản bằng mọi giá ngay từ hôm nay.”

Ông François, thành viên Hội đồng: ĐCSTQ nên biến mất

afc4e2e8a848d76e085564d146f82166.jpg

Baertschi François, thành viên của Đại hội đồng Geneva

Baertschi François, một thành viên của Đại hội đồng Geneva, cho biết khi còn là phóng viên, ông đã thực hiện một cuộc phỏng vấn về nạn mổ cướp nội tạng ở Trung Quốc. Lúc đó, ông đã bị sốc. Và thật không may, bài phỏng vấn của ông đã bị kiểm duyệt bởi tờ báo và không được đăng. Ông nói: “Và đó là 15 năm trước. Tôi nghĩ rằng chế độ Cộng sản Trung Quốc nên biến mất.”

Tổ chức Hành động Cơ Đốc giáo Thuỵ Sỹ nhằm Loại bỏ Tra tấn: Chính phủ nên thực hiện các biện pháp mạnh mẽ đối với ĐCSTQ

9793cf2f0c04783c25a5545a3a185ffa.jpg

Tuyên bố từ ACAT Thụy Sỹ

Tổ chức Hành động Cơ Đốc giáo Thuỵ Sỹ nhằm Loại bỏ Tra tấn (ACAT), từ lâu đã ủng hộ nỗ lực phản bức hại của các học viên, đã gửi tuyên bố ủng hộ Hiệp hội Pháp Luân Đại Pháp Thụy Sỹ trước ngày 20 tháng 7.

Tuyên bố viết: “ACAT Thụy Sỹ nhắc lại sự ủng hộ của mình đối với hàng chục nghìn nạn nhân của Pháp Luân Đại Pháp, và cùng với Hiệp hội Pháp Luân Đại Pháp Thụy Sỹ, lên án cuộc bức hại có hệ thống của chính phủ Trung Quốc đối với các học viên Pháp Luân Đại Pháp và các dân tộc thiểu số khác, và yêu cầu rằng ĐCSTQ hãy dừng cuộc bức hại này.

“ACAT Thụy Sỹ ủng hộ thỉnh cầu của Hiệp hội Pháp Luân Đại Pháp Thụy Sỹ gửi tới Văn phòng Cao ủy Nhân quyền Liên Hợp Quốc và các cơ quan liên quan của Liên Hợp Quốc, đặc biệt là các cơ quan chức năng của Thụy Sỹ. ACAT Thụy Sỹ yêu cầu Thụy Sỹ ngừng trì hoãn và thảo luận, mà thay vào đó hãy hành động! Chính phủ của chúng ta phải khẩn trương và kiên quyết thực hiện các biện pháp mạnh mẽ đối với chính quyền Trung Quốc (ĐCSTQ) để chấm dứt tội ác của họ.”

Bối cảnh

Pháp Luân Công được truyền ra công chúng vào năm 1992 và nhanh chóng lan rộng khắp Trung Quốc nhờ những lợi ích về sức khỏe thể chất và tinh thần. Vào năm 1999, có gần 100 triệu người theo tập Pháp Luân Công. Với lòng đố kỵ và nỗi hoang tưởng sợ mất đi quyền kiểm soát người dân, Giang Trạch Dân, cựu Tổng bí thư ĐCSTQ, đã phát động cuộc bức hại Pháp Luân Công vào ngày 20 tháng 7 năm 1999.

Trang Minh Huệ Net đã xác nhận hàng nghìn học viên đã tử vong trong 22 năm qua vì bị bức hại. Con số thực tế được cho là còn cao hơn nhiều. Nhiều người đã bị cầm tù và tra tấn vì đức tin của họ.

Có bằng chứng xác thực cho thấy ĐCSTQ hậu thuẫn cho việc giết hại các học viên bị giam cầm để thu hoạch nội tạng của họ và cung cấp cho ngành công nghiệp ghép tạng.

Dưới sự chỉ đạo trực tiếp của Giang Trạch Dân, ĐCSTQ đã thành lập Phòng 610, một tổ chức ngoài vòng pháp luật có quyền vượt trên cả hệ thống cảnh sát và tư pháp, và có chức năng duy nhất là thực thi cuộc bức hại Pháp Luân Đại Pháp.

Mọi bài viết, hình ảnh, hay nội dung khác đăng trên Minghui.org đều thuộc bản quyền của trang Minh Huệ. Khi sử dụng hoặc đăng lại nội dung vì mục đích phi thương mại, vui lòng ghi lại tiêu đề gốc và đường link URL, cũng như dẫn nguồn Minghui.org.


Bản tiếng Hán: https://www.minghui.org/mh/articles/2021/7/17/428290.html

Bản tiếng Anh: https://en.minghui.org/html/articles/2021/7/22/194196.html

Đăng ngày 28-07-2021; Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.

Share