[MINH HUỆ 07-09-2020] Trong vòng hai ngày, 12 và 13 tháng 10 năm 2020, hai công ty Johnson & Johnson và Eli Lilly đã lần lượt dừng các thử nghiệm lâm sàng vacxin virus corona giai đoạn cuối do lo ngại về tính an toàn của “phương pháp chữa trị” được mong đợi cao đối với chủng virus gây chết người đã lây nhiễm cho gần 40 triệu người và khiến một triệu người trên toàn cầu tử vong.
Hiện vẫn chưa rõ khi nào hai công ty này có thể khôi phục lại các thử nghiệm lâm sàng của họ, cũng như tình trạng cụ thể mà những người tham gia đang trải qua. Việc dừng đột ngột của hai nhà tiên phong này đã làm dấy lên bàn luận về tính an toàn của vacxin virus corona và những tác dụng phụ tiềm tàng mà nó có thể gây ra.
Một trong những lo ngại chính liên quan tới vacxin virus corona là nguy cơ tăng cường kháng thể phụ thuộc (viết tắt là ADE), một hiện tượng góp phần tăng tính nghiêm trọng của việc lây nhiễm. Nếu ADE xảy ra, kháng thể được kích hoạt do tiêm vacxin sẽ làm tăng cường sự xâm nhập của virus vào các tế bào và nhân rộng virus thay vì vô hiệu hoá nó. ADE có thể gây ra một vài phản ứng miễn dịch nghiêm trọng, bao gồm cả tử vong nhanh chóng.
Thuốc kháng sinh đặc trị cho tiêu diệt vi khuẩn, nhưng không có loại thuốc phổ rộng như vậy dành cho virus. Hầu hết các thuốc kháng virus không tiêu diệt được mầm bệnh mục tiêu. Thay vào đó, chúng ức chế sự nhân lên của mầm bệnh bằng cách cho hệ miễn dịch của cơ thể người thêm thời gian để phản ứng với virus. Một khi hệ miễn dịch thắng, nó sẽ ghi nhớ về loại kháng thể cụ thể mà nó đã sản xuất để vô hiệu hoá virus. Khi cơ thể bị nhiễm virus cùng loại lần tiếp theo, bộ nhớ đó sẽ kích hoạt hệ thống miễn dịch và nhanh chóng sản sinh một lượng lớn kháng thể để giải quyết mầm bệnh.
Vacxin cũng dựa trên ý tưởng này, hầu hết các tác nhân không gây bệnh bắt chước virus, được phát triển để cơ thể có được khả năng miễn dịch đối với một số mầm bệnh nhất định.
Hiệu ứng ADE, mặc dù chưa được hiểu rõ, đã được phát hiện lần đầu tiên ở virus sốt xuất huyết. Khi một người mới nhiễm virus, họ có thể bị sốt, đau đầu, cơ và các khớp bị đau, và phát ban da. Khoảng một trên 1000 trường hợp có biểu hiện nghiêm trọng như chảy máu, sốc và sốt xuất huyết. Tuy nhiên, tỉ lệ đó có thể cao gấp mười lần khi người đó tái nhiễm virus.
Trong các thử nghiệm lâm sàng đối với Dengvixia, một loại vacxin do Sanofi phát triển nhắm đến cả bốn loại huyết thanh của virus sốt xuất huyết, 295 trên 20.439 trẻ em (chiếm 1,44%) đã phải nhập viện trong năm thứ 15 sau khi tiêm liều vacxin thứ ba, phần lớn khả năng là do hiệu ứng ADE.
Ngoài xảy ra đối với virus sốt xuất huyết, ADE còn được thấy ở virus làm suy giảm hệ miễn dịch của người (HIV), virus viêm phúc mạc truyền nhiễm ở mèo, virus corona gây hội chứng hô hấp cấp tính nặng (SARS-CoV), và virus corona liên quan tới hội chứng hô hấp Trung Đông (MERS-CoV).
Cho tới nay, trong số hàng triệu loại virus tồn tại trong tự nhiên, chỉ có virus đậu mùa là đã được loại bỏ nhờ vacxin. Với các loại virus phức tạp hơn, quá trình phát triển vacxin gặp nhiều khó khăn hơn và cho kết quả khác nhau do hiệu ứng ADE và do virus liên tục đột biến.
Trên thực tế, chủng virus corona mới (Covid-19) giống SARS-CoV tới 80% và giống MERS-CoV tới 54%, rất có khả năng hiệu ứng ADE ở virus corona mới sẽ xảy ra, khiến những người được tiêm vacxin dễ bị tổn thương hơn đối với các chủng virus đột biến.
Một số nhà khoa học đã đề xuất tối ưu hoá việc bào chế vacxin corona để giảm thiểu tác dụng phụ tiềm ẩn của ADE, như giảm các kháng thể không trung hoà hay điều chỉnh liều lượng của vacxin. Tuy nhiên, do bản chất không ổn định của chủng virus này và tỉ lệ đột biến cao do cấu trúc RNA của nó (RNA là một loại phân tử di truyền dễ bị phân huỷ hoá học trong môi trường), đó có thể sẽ là một thách thức lớn với các nhà khoa học để theo kịp cuộc chạy đua trong việc phát triển vacxin corona.
Trong lịch sử, một vài dịch bệnh cho thấy đã có nhiều người chết hơn ở làn sóng thứ hai, như dịch Cúm Tây Ban Nha năm 1918, và dịch cúm H1N1 năm 2009. Mặc dù các con đường lây nhiễm của virus corona và các nhóm có nguy cơ bị nó tấn công rất đa dạng, chúng ta cũng nên đặt câu hỏi liệu ADE có thể là một trong những nhân tố góp phần vào làn sóng gây chết người thứ hai không.
Mặt khác, theo quan niệm của văn hoá truyền thống Trung Quốc, người ta luôn tin rằng tâm trí và cơ thể con người có mối quan hệ sâu sắc, và ngoài những hiện tượng bề mặt, dịch bệnh thường được cho là dấu hiệu của việc suy đồi nhân tâm và các chuẩn mực đạo đức.
Trong khi các nhà khoa học đang chạy đua để sản xuất vacxin và thuốc để cứu người khỏi chủng virus chết người này, chúng ta cũng hãy dừng lại để xem xét bản thân: Liệu có nguyên do sâu xa nào dẫn tới tình trạng virus corona hiện nay không? Chúng ta có thể tìm được phương pháp chữa trị từ nội tâm chúng ta không?
Bản tiếng Hán: https://www.minghui.org/mh/articles/2020/9/7/411462.html
Bản tiếng Anh: https://en.minghui.org/html/articles/2020/10/17/187853.html
Đăng ngày 24-10-2020; Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.