Bài viết của phóng viên báo Minh Huệ tại Trùng Khánh, Trung Quốc

[MINH HUỆ 23-10-2020] Một người đàn ông Trùng Khánh đã bị xét xử tại Tòa án quận Giang Bắc vào ngày 15 tháng 10 năm 2020, vì đức tin của ông vào Pháp Luân Công, một pháp môn tu luyện cả thân lẫn tâm cổ xưa đã bị chính quyền Cộng sản Trung Quốc bức hại từ năm 1999. Bằng chứng được sử dụng để buộc tội ông là ngụy tạo.

Vụ việc của ông Lưu Chí Dân bắt nguồn từ việc ông bị bắt vào ngày 8 tháng 1 năm 2020, khi ông và ông Dương Định Sản đang giúp ông Ngô Sinh Hóa, 79 tuổi, viết các câu đối thư pháp và phát miễn phí. Cả ba người đàn ông đều là học viên Pháp Luân Công.

Ông Ngô đã trở nên khỏe mạnh sau khi bắt đầu tu luyện Pháp Luân Công, ông cũng cho biết môn tu luyện đã cứu ông khỏi một vụ tai nạn ô tô, trong đó ông bị một chiếc ô tô chạy quá tốc độ đâm phải và văng ra xa hơn mười mét. Nhận được rất nhiều lợi ích từ Pháp Luân Công, ông muốn truyền rộng về pháp môn tu luyện này. Vì rất giỏi thư pháp nên ông đã nảy ra ý tưởng viết những câu đối thư pháp tặng mọi người nhân dịp Tết Nguyên đán. Ông bắt đầu vào cuối năm 2019 và nhiều người dân địa phương đã hỏi ông về những câu đối có thông điệp về Pháp Luân Công. Khi ông bận rộn hơn, ông Lưu và ông Dương bắt đầu hỗ trợ ông về công tác hậu cần, chẳng hạn như sắp xếp bàn ở một khu vực tập thể của địa phương và phân phát các câu đối.

Bàn, bút vẽ và giấy dùng để viết thử pháp của ông Ngô đã bị tịch thu sau khi cảnh sát bắt ông, ông Lưu và ông Dương.

Cảnh sát cho biết Tả Hợp Trường đã báo cáo 3 ông phân phát những thứ liên quan đến Pháp Luân Công. Sau đó có thông tin xác nhận rằng cháu trai của ông Tả, Tả Thì Dũng, đã nhận được một cuốn sách Pháp Luân Công từ một học viên khác. Khi Tả Hợp Trường nhìn thấy tập sách, ông ta đã báo cáo với cảnh sát về ông Lưu, ông Dương và ông Ngô những người đã trở nên nổi tiếng ở địa phương, mặc dù họ không biết gì về cuốn sách đó.

Mặc dù luật pháp Trung Quốc cấm cảnh sát thẩm vấn công dân trên 70 tuổi trong hơn 4 giờ, nhưng ông Ngô đã bị giữ và thẩm vấn tại đồn cảnh sát trong gần 20 giờ trước khi được thả. Ông Dương sau đó cũng đã được trả tự do.

Cảnh sát từ chối thả ông Lưu. Họ giam giữ ông như một tội phạm và đưa ông đến Trại tạm giam quận Trường Thọ. Họ buộc tội ông tội tái phạm, vì ông đã từng bị kết án vì tu luyện Pháp Luân Công trong quá khứ.

Một ngày sau khi ông Ngô được thả, ông trở lại đồn cảnh sát và yêu cầu trả lại bàn và bút viết của mình. Cảnh sát từ chối. Ông cũng đã đến sở cảnh sát và Viện kiểm sát địa phương để yêu cầu trả tự do cho ông Lưu, nhưng vô ích. Vợ và mẹ của ông Lưu ở tuổi 80, cũng tìm cách để có thể trả tự do cho ông nhưng không thành công.

Để bắt ông Lưu, cảnh sát đã yêu cầu Tả Hợp Trường và cháu trai của ông ta làm chứng rằng họ đã nhận được cuốn sách từ ông Lưu. Cảnh sát cũng cáo buộc ông Lưu đã phân phát các tài liệu Pháp Luân Công mà các cư dân địa phương khác đã nhận được từ các học viên khác.

Theo những người biết về vụ việc của ông Lưu, Tòa án quận Giang Bắc đã bác bỏ vụ việc của ông Lưu hai lần, do bằng chứng là được ngụy tạo rõ ràng. Nhưng cảnh sát địa phương, Phòng 610 (một cơ quan ngoài pháp luật được tạo ra để bức hại Pháp Luân Công) và Ủy ban Các vấn đề Chính trị và Pháp luật (một cơ quan ngoài tư pháp có nhiệm vụ bức hại Pháp Luân Công) đã gây áp lực buộc thẩm phán phải khởi tố ông Lưu và kết án ông.

Vào ngày 14 tháng 10, một ngày trước phiên xét xử của ông Lưu, ông Ngô đã đến tòa án và yêu cầu gặp chủ tọa phiên tòa, Hoàng Á. Hoàng từ chối gặp ông nhưng hỏi làm sao ông biết ngày ra tòa của ông Lưu. Ông Ngô nói rằng gia đình ông Lưu đã nói với ông. Thẩm phán Hoàng cho biết họ đã không thông báo cho gia đình ông Lưu về phiên xét xử và bà ta đã đặt câu hỏi làm thế nào mà họ lại biết thời điểm phiên xét xử sẽ được tổ chức.

Ông Ngô đã cố gắng đệ trình ông và ông Dương đứng ra làm nhân chứng để hỗ trợ ông Lưu, nhưng các nhân viên tòa án từ chối chấp nhận.

Ông Ngô đã trở lại tòa án và đích thân làm chứng để hỗ trợ ông Lưu. Ông nộp một bản cứng của lời khai vào ngày hôm sau. Luật sư của ông Lưu, ông Lý Hùng Bân, đã biện hộ thay cho ông. Ông Lưu cũng tự bào chữa cho mình.

Khi ông Lưu nói với thẩm phán rằng không có luật nào ở Trung Quốc quy định tập Pháp Luân Công là phạm pháp, thẩm phán Hoàng đã ngăn ông lại và nói rằng đã có luật cấm Pháp Luân Công từ lâu nhưng không cung cấp tài liệu chứng minh.

Ông Lưu bị đưa trở lại trại tạm giam sau phiên xét xử và hiện đang chờ phán quyết.

Ông Lưu trước đó đã bị bắt vào ngày 17 tháng 9 năm 2015, vì đã đệ đơn kiện Giang Trạch Dân, cựu lãnh đạo của chính quyền cộng sản Trung Quốc, kẻ đã ra lệnh bức hại Pháp Luân Công. Một ngày trước phiên xét xử, cảnh sát đã đến nhà và giữ không cho vợ ông, bà Trương Lị, tham dự phiên xét xử của ông. Cảnh sát cũng bắt 12 học viên đã đến tòa án vào ngày xét xử để ủng hộ ông. Sau đó ông bị kết án 2,5 năm. Thời hạn tù của ông kết thúc vào tháng 4 năm 2018.

Ngoài án tù, ông Lưu cũng đã từng thụ án tại trại lao động từ nhiều năm trước.


Bản tiếng Hán: https://www.minghui.org/mh/articles/2020/10/23/414124.html

Bản tiếng Anh: https://en.minghui.org/html/articles/2020/11/8/188155.html

Đăng ngày 15-11-2020; Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.

Share