Bài viết của học viên Pháp Luân Đại Pháp tại Mỹ quốc

[MINH HUỆ 24-08-2020] Con trai tôi, Boen là một học viên 13 tuổi và có nhiều câu chuyện tu luyện có thể khích lệ các học viên Pháp Luân Đại Pháp (Pháp Luân Công) trẻ khác. Tôi đã chia sẻ những câu chuyện đó với nhóm học Pháp địa phương của mình, và họ đã khích lệ tôi gửi lên trang web Minh Huệ. Tôi hy vọng những câu chuyện này sẽ hữu ích cho các học viên trẻ khác.

“Tại sao cần tu luyện?”

Tôi từng gặp nhiều học viên trẻ được cha mẹ thúc giục tu luyện. Khi chúng lớn hơn, một số đứa trẻ bắt đầu trở nên khó bảo. Thật đau lòng khi nhìn những đứa trẻ đánh mất cơ hội và nhân duyên với Đại Pháp. Tôi nghĩ điều quan trọng nhất là để trẻ hiểu được tại sao chúng cần tu luyện. Chỉ khi minh bạch được ý nghĩa chân chính của tu luyện thì trẻ mới sẵn lòng thực hiện.

Khi Boen còn nhỏ, tôi đọc cho cháu nghe câu chuyện tu luyện của các vị Phật như Thích Ca Mâu Ni và Milarepa. Tôi làm như vậy để cháu biết tu luyện là gì và tôn kính Thần Phật. Tôi cũng lồng các giá trị tu luyện vào trong cuộc sống hàng ngày của cháu. Ví dụ, bất cứ khi nào cháu gặp khó khăn, chúng tôi sẽ cùng nhau học Pháp và chiểu theo các Pháp lý bằng cách hướng nội tìm thiếu sót.

Một ngày nọ, tôi hỏi cháu: “Tại sao con tu luyện? Con không ghen tị với những đứa trẻ khác không tu luyện sao? Cuộc sống của chúng thoải mái hơn của con.”

Gần như ngay lập tức, cháu trả lời: “Con muốn trở về nhà cùng Sư phụ. Con muốn trở về nơi nguyên lai của mình. Người thường cảm thấy thoải mái bao nhiêu, họ vẫn sẽ phải luân hồi và chịu khổ.“

Sư phụ giảng:

“…những của cải vật chất khi sinh không mang theo đến, khi tử không mang theo đi…” (Bài giảng thứ chín, Chuyển Pháp Luân)

Con trai tôi nói: “Kiếp này con có thể sống thoải mái, nhưng kiếp sau con có thể không được như vậy. Người thường mê trong thùng thuốc nhuộm lớn này và mãi mãi đấu tranh vì lợi ích cá nhân. Họ nghĩ rằng họ đang hạnh phúc, nhưng thực ra họ đang đau khổ. Nếu kiếp này không trả được nghiệp, thì kiếp sau còn khổ hơn nữa. Chỉ thông qua tu luyện, chúng ta mới có thể thoát khỏi vòng luân hồi sinh tử. Con nhớ mẹ đã kể cho con nghe câu chuyện về Thích Ca Mâu Ni. Mặc dù là hoàng tử, được hưởng vinh hoa phú quý vô tận nhưng ông vẫn phải trải qua sinh, lão, bệnh, tử. Sau khi quyết tâm tu luyện và hoàn toàn giác ngộ, ông đã được giải thoát.”

Boen nói: “Đôi khi con có tư tưởng người thường, nghĩ rằng tu luyện đầy gian khổ. Con cảm thấy bất công vì những đứa trẻ khác không trải qua điều này. Tuy nhiên, con nhớ lại câu chuyện về cách mà Sư phụ của Milarepa yêu cầu ông khuân đá và xây nhà. Mặc dù lưng của Milarepa đầy những vết phồng rộp do khuân đá, nhưng ông không một lời phàn nàn. Sau nhiều năm, Milarepa cuối cùng đã tu thành Phật. Câu chuyện này đã khích lệ con để con tu luyện tinh tấn hơn và cũng nhắc nhở con rằng con vẫn còn phải tiêu nghiệp.”

Sư phụ giảng:

“Trong cõi người, thứ gì cũng đều vô thường, bất kỳ thứ gì chư vị cũng đều sẽ không thể mang theo tới khi sinh, mang theo đi khi chết, đều không thể mang theo. Duy chỉ có tu luyện, một khi chư vị đắc được Phật Pháp rồi, thì có thể vĩnh viễn đắc được. Thứ này khi sinh có thể mang tới, khi tử cũng có thể mang đi, vậy thì Ông chính là điều trân quý nhất, cho nên chư vị cấp cho người ta thứ gì cũng không bằng cho người ta Pháp.” (Giảng Pháp tại Pháp hội miền Trung Mỹ Quốc [1999])

Tôi biết rằng Boen thực sự muốn tu luyện và rằng cháu cần tham gia học Pháp và luyện công mỗi ngày. Bất cứ khi nào cháu buông lơi, tôi lại nhắc nhở cháu và cháu liền trở lại đúng hướng. Mặc dù cháu đang ở tuổi thiếu niên, nhưng tôi chưa bao giờ phải lo lắng cho cháu. Khi gặp vấn đề, chúng tôi cùng nhau học Pháp và hướng nội. Các học viên khác nói rằng tôi thật “may mắn”, nhưng sâu trong tâm tôi biết rằng đây là ân cứu độ vô lượng của Đại Pháp.

Tham gia giảng chân tướng

Khi Boen còn nhỏ, tôi đưa cháu đi tham gia các hoạt động Đại Pháp như phát tài liệu giảng chân tướng, thu thập chữ ký và quảng bá Thần Vận. Mặc dù cháu sẵn lòng đi, nhưng cháu chưa bao giờ biết ý nghĩa thực sự phía sau những gì chúng tôi đang làm.

Khi chúng tôi ở nhà trong đại dịch vi-rút Trung Cộng, Boen và tôi đã xem bộ phim Coming For You (Đến vì bạn). Bộ phim nói về nhân vật chính đắc Pháp, bước vào tu luyện, sau đó bị bức hại tàn bạo như thế nào.. Con trai tôi rất xúc động, và dường như cháu đã có nhận thức sâu hơn về tu luyện. Khi đang xem phim, con trai tôi liên tục nói: “Đại Pháp thật thần kỳ. Một người xấu đã cải biến thành tốt, Đại Pháp thật sự uy lực.”

Con trai tôi cũng bắt đầu khóc khi cháu thấy nhân vật chính bị bức hại. Sáng hôm sau, cháu thức dậy sớm và tham gia luyện công tập thể. Trước đây, Boen thường ngọ ngậy trong khi luyện bài công pháp đả tọa 30 phút. Sau khi xem phim, Boen tiến vào trạng thái tĩnh và đả tọa trong một giờ đồng hồ. Sau khi ăn sáng, cháu giúp tôi hút bụi sàn nhà và lau sàn. Cháu cũng bày tỏ sự kính trọng đối với Sư phụ và nói: “Con rất biết ơn Sư phụ. Con sẽ tinh tấn hơn và theo Sư phụ trở về nhà.”

Con trai tôi nói: “Mẹ, nếu con ở Trung Quốc, con sẽ làm đúng như những gì nhân vật chính trong phim đã làm và đến Quảng trường Thiên An Môn.”

Tôi hỏi cháu: “Con không sợ cảnh sát sao? Họ có thể đánh và giam giữ con.”

Cháu nói: “Không, con không sợ. Nếu tất cả học viên đều sợ, thì sẽ không có ai giảng chân tướng. Mặc dù nguy hiểm, nhưng con biết đây là những gì con nên làm. Đây là trách nhiệm của con.”

Chúng tôi quyết định treo cuốn đặc san về vi-rút Trung Cộng (do Epoch Times tiếng Anh phát hành) trên các tay nắm cửa của nhà dân. Boen đã giúp chúng tôi bằng cách đặt các tờ báo vào túi nhựa. Khi chúng tôi xem phần tiếp theo của bộ phim Coming For You, cháu nói rằng ĐCSTQ thật xấu và các học viên Pháp Luân Đại Pháp rất dũng cảm. Chúng ta, những người sống bên ngoài Trung Quốc nên giảng chân tướng thường xuyên hơn.

Chúng tôi đi phát tài liệu vào ngày hôm sau và Boen đã làm được rất nhanh. Cháu treo xong 100 tờ báo và trở lại lấy một chồng khác. Con số này nhiều gấp ba lần số mà tôi đã phân phát. Khi về đến nhà, cháu nói rằng chân cháu rất đau. Tôi hỏi xem cháu có muốn nghỉ ngơi không, có muốn tạm dừng không. Tuy nhiên, cháu không chỉ muốn đọc các bài giảng Pháp cùng chúng tôi, mà còn muốn thức dậy lúc 5 giờ rưỡi sáng ngày hôm sau để luyện công.

Giữ vững tinh tấn

Boen đọc các bài giảng và luyện công mỗi ngày trên mạng. Có lần, cháu bị cha khiển trách và bị bắt phải làm việc nhà. Tôi lo lắng rằng cháu sẽ không làm xong hết các công việc, vì vậy tôi hỏi xem cháu có muốn học Pháp vào đêm hôm đó không. Cháu nói: “Mẹ không biết tu luyện rất nghiêm túc sao? Mẹ không thể bỏ một ngày học Pháp và làm những gì mẹ thích. Con cần học Pháp ngay cả khi con phải bỏ lỡ giờ đi ngủ. Đây là vấn đề quan trọng. Mẹ hãy đánh thức con lúc 5 giờ 15 sáng ngày mai vì con cần luyện công.”

Ngày hôm sau, tôi không đánh thức cháu dậy vì tôi muốn để cháu ngủ. Tuy nhiên, Boen tự đặt báo thức và thức dậy để cùng chúng tôi luyện công.

Đôi khi tôi buông lơi và không muốn dậy vào buổi sáng để luyện công. Tôi sẽ trì hoãn và tự nhủ rằng mình sẽ luyện vào buổi chiều, nhưng chưa bao giờ làm được. Một buổi sáng, Boen kể cho tôi nghe về giấc mơ mà cháu gặp.

Trong giấc mơ, cháu đi cắm trại hè và gặp một học viên nhỏ tuổi. Học viên đó nói rằng nếu cậu ấy không thức dậy luyện công, cậu ấy sẽ tìm thời gian để luyện bù trong ngày. Boen đồng ý và nói: “Mình cũng vậy.”

Khi tỉnh dậy, cháu ngộ ra rằng Sư phụ đang nhắc cháu kiên trì luyện công. Nhưng cháu vẫn không cháu thức dậy vào ngày hôm sau. Chồng tôi rất bực bội và nói: “Boen, tại sao bây giờ con lại lười biếng như vậy?”

Trước đây, tôi là người đánh thức Boen dậy để luyện công, và chồng tôi sẽ luôn để yên cho cháu ngủ. Bây giờ, chồng tôi sẽ đánh thức Boen dậy. Khi Boen và tôi nghe được những gì chồng tôi nói, cả hai chúng tôi đều bật cười. Boen nói: “Con biết Sư phụ đang điểm hóa cho con một lần nữa. Ngày mai con sẽ thức dậy để luyện công!” Kể từ đó, cháu thức dậy luyện công mỗi ngày.

Tôi tin rằng mỗi đệ tử Đại Pháp nhỏ tuổi đều có những câu chuyện của riêng họ. Thật khó để con trẻ luôn ở trong trạng thái tinh tấn. Tu luyện là quá trình lâu dài và gian khổ. Sư phụ giảng:

“…tu luyện như thuở đầu, thì tất thành” (Giảng Pháp ngày Pháp Luân Đại Pháp Thế giới [2014])

Thật sự khó để cả trẻ em và người lớn đều giữ vững tinh tấn. Chúng ta cần vững bước trên con đường tu luyện này, giữ vững chính niệm và chiểu theo các Pháp lý. Chúng ta sẽ khích lệ nhau và cùng nhau đề cao.

Con xin cảm tạ Sư phụ!


Bản tiếng Hán: https://www.minghui.org/mh/articles/2020/8/24/410418.html

Bản tiếng Anh: https://en.minghui.org/html/articles/2020/9/24/186915.html

Đăng ngày 20-10-2020; Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.

Share