Bài viết của một học viên Pháp Luân Đại Pháp ở Trung Quốc

[MINH HUỆ 15-07-2020] Ngay khi tôi vừa mới nhập học, trường đại học đã phát cho mỗi sinh viên một bộ “Hồ sơ xin nhập học”. Ngoài một số yêu cầu thông tin cá nhân, trong đó còn yêu cầu các sinh viên phải tuyên bố: “Tôi không phải là học viên Pháp Luân Đại Pháp.” Hồ sơ nhập học còn liệt kê Pháp Luân Công và một số nhóm khác là những tổ chức phi pháp.

Lòng tôi nặng trĩu. Nếu tôi làm theo những gì trong hồ sơ thì cũng tương đương với lời cam kết ngừng tu luyện Pháp Luân Đại Pháp. Nhưng đây là điều kiện tiên quyết để nhập học, nếu tôi không viết, thì cuộc đời sinh viên của tôi sẽ chấm dứt trước khi nó bắt đầu. Là một người tu luyện Đại Pháp, tôi nhất quyết không được viết điều này. Vậy tôi nên làm gì? Trong khi tôi đang đấu tranh tư tưởng, thì người phát bộ hồ sơ cho tôi gây áp lực và nói rằng tất cả sinh viên phải điền vào những mục được yêu cầu, một chữ cũng không được điền sai, chúng sẽ được lưu vào kho dữ liệu của nhà trường.

Tôi nhớ lại kinh văn của Sư phụ về một nghiên cứu sinh từ chối giết 500 con chuột thí nghiệm vốn là một yêu cầu để anh ấy có được học vị. Nếu một người lo lắng về việc không lấy được bằng cấp, thất nghiệp, và những sở thích cá nhân khác thì những thứ này sẽ thực sự trở thành chướng ngại. Tôi từ chối việc bị ép làm theo yêu cầu này.

Sư phụ giảng:

“Nắm vững hết toàn bộ tri thức của nhân loại thì vẫn là một người thường thôi.” (Thế nào là Trí, Tinh Tấn Yếu Chỉ)

Tôi không biết tương lai sẽ ra sao nếu không có Pháp Luân Đại Pháp. Tấm bằng đại học không là gì so với việc giữ vững đức tin. Tâm kiên tín của tôi là bất phá. Dù không có bằng cấp, tôi có thể tự kinh doanh. Tôi sẽ sống tốt dưới sự bảo hộ của Sư phụ.

Sư phụ giảng:

“Tôi thường thấy các học viên như thế: ‘Ngươi không cho ta luyện ta cứ luyện, ngươi không cho ta học ta cứ học, ta không nghe theo tà ác các ngươi; chẳng phải ngươi đang lấy sinh tử ra uy hiếp ta chăng?’” (Giảng Pháp tại Pháp hội vùng đô thị New York [2003])

Người nghiên cứu sinh từ chối giết chuột trong phòng thí nghiệm đã vượt qua khảo nghiệm sinh tử, tôi cũng có thể vượt qua khảo nghiệm này.

Sư phụ cũng giảng:

“cái gì của chư vị thì sẽ không mất, cái gì không của chư vị thì chư vị [dù có] tranh [giành] cũng không được.” (Bài giảng thứ bảy, Chuyển Pháp Luân)

Cuộc đời tôi là được Sư phụ an bài và cuộc sống sinh viên của tôi là một phần trong an bài đã được định sẵn. Làm sao người thường có thể thay đổi được điều đó? Ban giám hiệu nhà trường không có khả năng, cả cựu thế lực đứng đằng sau thao túng họ cũng không có năng lực đó. Tôi từ chối từ bỏ đức tin của mình.

Sư phụ giảng:

“đều có thể để chư vị vượt qua được. Chỉ cần chư vị đề cao tâm tính, thì có thể vượt qua; chỉ e bản thân chư vị không muốn vượt qua; muốn vượt qua thì vượt qua được.” (Bài giảng thứ tư, Chuyển Pháp Luân)

Vì tôi quyết định đề cao tâm tính và vứt bỏ các chấp trước, tôi chắc chắn sẽ vượt qua được quan này.

Tôi bắt đầu trả lời các câu hỏi một cách thành thật và không che giấu. Tôi không lo lắng về việc họ sẽ nghĩ gì hoặc ảnh hưởng đến điều kiện vào đại học của tôi.

Sư phụ giảng:

“Người tu luyện giảng là chính niệm. [Khi] chính niệm rất mạnh mẽ, chư vị sẽ là không gì cản trở được, và điều gì cũng làm được. Vì chư vị là người tu luyện, chư vị là người đang trên đường trở thành Thần, chư vị là người không bị các nhân tố của người thường và Pháp Lý ở tầng thấp khống chế.” (Giảng Pháp tại Pháp hội thành phố Los Angeles [2006])

Yêu cầu này của người thường không là gì và họ không thể làm gì đối với tôi. Tôi không quan tâm ai sẽ đến gặp tôi, là giảng viên, bí thư, trưởng khoa, hay hiệu trưởng nhà trường, tôi sẽ đều giảng chân tướng cho họ.

Người tiếp nhận hồ sơ ngạc nhiên khi nhìn thấy câu trả lời chân thật của tôi và hỏi tại sao tôi viết như vậy. Tôi nói đó là sự thật. Sau đó một giảng viên đến và cũng hỏi tôi câu hỏi tương tự. Tôi bắt đầu giảng chân tướng cho ông ấy về cuộc bức hại, đề cập đến Văn kiện số 50 do Tổng cục Báo chí và Xuất bản Trung Quốc ban hành. Tôi bảo ông ấy rằng Pháp Luân Đại Pháp không phải là bất hợp pháp. Người giảng viên đó lặng lẽ rời đi. Tôi không bao giờ nghe thấy ông ấy nói gì tôi nữa.

Cuộc đời sinh viên của tôi không bị ảnh hưởng bởi câu trả lời chân thật của tôi. Vấn đề đó không bao giờ được nhắc lại nữa.

Nhìn lại thì thấy, ban đầu tâm tôi có phần bất ổn. Càng về sau, khi nhớ tới Đại Pháp, chính niệm của tôi ngày càng tăng lên, tâm thái ổn định trở lại. Rốt cuộc, các giảng viên và hiệu trưởng đó cũng là những chúng sinh, họ yêu cầu tôi trả lời những câu hỏi đó cũng chính là cho tôi cơ hội để giảng chân tướng cho họ.


Bản tiếng Hán: https://www.minghui.org/mh/articles/2020/7/15/408868.html

Bản tiếng Anh: https://en.minghui.org/html/articles/2020/8/24/186484.html

Đăng ngày 16-10-2020; Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.

Share