Bài viết của một đệ tử Đại Pháp tại Đài Loan
[MINH HUỆ 17-06-2020] Kính chào Sư phụ từ bi vĩ đại! Xin chào các bạn đồng tu!
Tôi là một thanh niên đến từ Đài Loan. Cũng như phần lớn những học viên trẻ tại Đài Loan, từ nhỏ tôi đắc Pháp cùng gia đình. Nhưng trong quá trình đi học ở trường, tôi đã rớt vào thùng thuốc nhuộm lớn, không hiểu được sự trân quý của tu luyện. Cho đến khi vào đại học, tôi mới chân chính hiểu được thế nào là tu luyện và tự nguyện ý tu luyện. Trong quá trình học, tôi đều cảm nhận được uy lực của Đại Pháp cùng sự an bài của Sư phụ. Giữa năm ngoái, cũng nhờ an bài của Sư phụ, tôi tham gia vào hạng mục Đài phát thanh Hy vọng. Nhớ lại lúc đó, người phụ trách cùng đồng tu A gọi điện cho tôi, tôi vui vẻ đồng ý không chút do dự. Về sau, trong quá trình làm hạng mục, cũng gặp phải vô số khảo nghiệm và đề cao tâm tính. Dưới đây là một vài tâm đắc thể hội của tôi.
Thể hội về “Chân”
Trong hạng mục, tôi quản lý trang fanpage Facebook và Instagram. Tôi không tham gia giai đoạn đầu, khi tôi bước vào, hạng mục đang ở giai đoạn khẩn trương quảng bá. Tôi thường xuyên cảm thấy rất lo lắng và áp lực, sợ bản thân làm không tốt, không tiếp nối được tâm huyết mà mọi người đã làm được trong giai đoạn trước.
Có một lần, tôi ở trong văn phòng cùng đồng tu điều phối A. Tôi vô cùng lo lắng gấp gáp vì việc của hạng mục, nhưng nhìn đồng tu điều phối đang chậm rãi làm việc khác, trong tâm tôi đột nhiên có cảm giác nóng nảy, xuất ra tư tưởng rất bất hảo. Tôi nghĩ tại sao chỉ có mình tôi thấy gấp gáp như vậy? Tôi cũng cảm thấy giữa tôi và đồng tu A có một rào cản giao tiếp. Trước khi rời văn phòng, tôi có chút do dự. Tôi muốn nói ra những suy nghĩ trong lòng, nhưng lại sợ ảnh hưởng tới hòa khí, không biết có nên chia sẻ hay không. Vì vậy đầu tiên tôi chỉ nói rằng đang gặp áp lực rất lớn trong việc trao đổi với các đồng tu trong hạng mục.
Sau một hồi, tôi có suy nghĩ, nếu như bản thân không chia sẻ những suy nghĩ trong lòng, dường như có rất nhiều thứ bất hảo đang mắc kẹt tại đây. Tôi cảm thấy khoảng cách với đồng tu càng ngày càng xa, có lẽ đây là gián cách mà cựu thế lực đã an bài, tôi không muốn đi theo con đường đó. Vì vậy tôi lấy hết can đảm, mang những suy nghĩ trong nội tâm nói ra. Đó là những suy nghĩ chân thật, nhưng tôi cũng cảm thấy có chút kỳ quặc. Trong quá trình chia sẻ, tâm sợ hãi không ngừng xuất ra, tôi sợ rằng đồng tu sẽ có cái nhìn tiêu cực đối với mình.
Tuy nói ra hết nhưng trên đường về nhà, tôi không hề cảm thấy thoải mái, mà trái lại càng áy náy và lo lắng. Tôi sợ rằng những gì tôi nói sẽ tổn thương đồng tu, cũng rất lo lắng sau này anh ấy sẽ có cái nhìn tiêu cực về tôi. Tới nhà, suy nghĩ cẩn thận về chuyện xảy ra, tôi cảm thấy trong quá trình chia sẻ, tôi thật sự không Thiện. Tôi chỉ muốn nói ra hết những khó chịu trong lòng, đem sự việc đẩy ra ngoài. Trên thực chất tôi không hướng nội tìm, chỉ mong muốn một cách hàm hồ chuyện này sẽ trôi qua. Ngày hôm sau tôi xin lỗi đồng tu. Ngoài việc cảm thấy bản thân cần tu bỏ tâm sốt ruột và tâm lý muốn làm nhanh, kỳ thực tôi vẫn chưa tìm được chính xác cần tu bỏ gì tại quan ải này. Đối mặt với đồng tu, tôi cảm thấy ân hận và có chút xấu hổ.
Đến một ngày, tôi ở trong văn phòng cùng đồng tu, vừa làm vừa nói chuyện, đồng tu đó đột nhiên hỏi tôi: “Anh đã bao giờ cãi nhau với bạn thân của mình chưa?” Nghĩ kĩ lại, hình như tôi chưa từng gặp việc này. Anh ấy bắt đầu chia sẻ về vấn đề “Chân”. Đây giống như một gậy cảnh tỉnh. Hoá ra từ trước đến nay, tôi đều có mặt không chân, chỉ là tôi không tự nhận ra. Mỗi khi gặp sự việc, tôi đều không nói ra những suy nghĩ trong lòng, chủ yếu vì để tránh ảnh hưởng tới hoà khí. Cũng như ngày hôm đó, mặc dù có nói ra, nhưng vì sợ bất hoà nên tôi không chia sẻ thẳng thắn và chân thành. Giống như Sư phụ đã giảng:
“Không có những ma nạn ấy hỏi chư vị tu ra sao? Mọi người ai với ai cũng tốt, không có xung đột về lợi ích, không có can nhiễu nhân tâm, chư vị ngồi nơi kia [hỏi] tâm tính đề lên cao là sao? Như thế không thể được.” (Bài giảng thứ tư – Chuyển Pháp Luân)
Nếu như tôi tốt, bạn cũng tốt, thì rất dễ mất đi cơ hội tu bản thân, cũng có thể trở thành vấn đề không nhận biết được. Sau khi phát hiện bản thân luôn đeo một chiếc mặt nạ, tôi nhớ lại chuyện mấy năm trước, khi làm hạng mục Trại hè trải nghiệm “Chân – Thiện – Nhẫn”. Có một lần chúng tôi chơi trò chơi viết vào lưng người khác những gì bạn muốn nói với họ, lúc đó đồng tu đã viết lên lưng tôi, đại khái là: “Bạn thật tuyệt, nhưng nếu bạn chân hơn một chút thì tốt.” Những lời này trước nay tôi vẫn không hiểu là có ý gì, nhưng luôn ghi nhớ trong lòng. Hôm nay tôi bỗng tỉnh ngộ, hoá ra tôi đã được nhắc nhở từ nhiều năm trước. Sau khi tìm ra vấn đề không chân, tôi nhận ra được những quan niệm cùng chấp trước trường kỳ của mình. Tôi luôn lo lắng người khác nhìn nhận tôi thế nào, bởi vậy tôi luôn đeo một chiếc mặt nạ để hòa đồng với mọi người. Khi hạ mặt nạ xuống, dũng cảm đối diện bản thân và mâu thuẫn, cái tâm lo lắng ấy đã biến mất. Tôi rất cảm ơn đồng tu nói chuyện với tôi, giúp tôi tìm được chấp trước lâu năm đã biến thành thói quen.
Quyết tâm, tín tâm và tâm sợ hãi
Năm ngoái, vào thời điểm gia nhập hạng mục, tôi vừa lên cao học năm thứ hai, ngay sau đó phải viết luận văn. Đến đầu năm nay, thái độ của tôi với việc viết luận văn vẫn là không ưu tiên, dù sao ngồi nghĩ cả ngày cũng không ra, thà rằng làm việc khác còn hơn. Tôi cũng rất khổ tâm vì viết luận văn nghĩ không ra được gì, nên lấy hạng mục kia làm cái cớ bào chữa. Tôi làm hạng mục để trốn tránh việc viết luận văn. Sau đó tôi phát hiện bản thân có quan niệm “Thuyền đến đầu cầu ắt sẽ thẳng“, chuyện đâu sẽ có đó, không cần lo lắng. Thực tế trong tâm tôi rất mâu thuẫn và áp lực, nên trước sau vẫn luôn trốn tránh, nghĩ rằng việc chứng thực Pháp mới là quan trọng nhất.
Mãi tới một ngày tại văn phòng, trong khi nói chuyện, đồng tu bất chợt nói tới luận văn của tôi, tôi mới phát hiện bản thân vẫn luôn trốn tránh. Từ hôm đó tôi quyết định đối diện với luận văn. Nhưng quá trình này thật sự không dễ dàng, đây cũng là một phần trong quá trình tu luyện. Khi chọn đề tài luận văn, tôi hy vọng việc nghiên cứu luận văn có thể hỗ trợ cho hạng mục Đại Pháp. Tôi nghĩ rằng dù sao cần đặt công sức vào đó, nếu có thể hỗ trợ được cho hạng mục là tốt nhất. Nhưng càng nghĩ như thế, đề tài đâu đâu cũng gặp bế tắc, đầu tôi không nghĩ được gì. Có một lần khi trao đổi, tôi đề cập đến vấn đề dùng luận văn để chứng thực Pháp, nhưng dường như rất khó, cảm giác không làm được và rất áp lực. Phản hồi của đồng tu đã khiến tôi cảm nhận rất sâu sắc. Anh ấy nghe tôi chia sẻ cảm thấy không giống tâm muốn cứu người. Khi cứu người sẽ rất quyết tâm, không lo lắng nhiều. Tôi hướng nội tìm, phát hiện ra bản thân không thực tâm muốn làm việc này, không kiên định, chẳng qua là muốn chọn đề mục đơn giản làm cho xong, không có quyết tâm chứng thực Pháp. Điều này khiến tôi nhìn thẳng vào vấn đề tôi không có quyết tâm, kỳ thực tôi làm nhiều việc cũng với thái độ như vậy. Tôi luôn không thể quyết định. Thường là nhiều sự việc cùng xuất hiện, tôi muốn làm cái này, cũng muốn làm cái kia, hơn nữa đều muốn làm tốt, sợ việc nào đó bị hỏng. Bản thân tôi không có quyết tâm, nhưng lại có tâm cầu toàn.
Qua một thời gian gặp nhiều trắc trở, trạng thái khi viết luận văn của tôi vẫn lúc lên lúc xuống. Có một lần giao lưu, đồng tu nói đến “lực lượng của Pháp”. Nghe đến bốn chữ này, tôi đột nhiên không ngăn được nước mắt, bởi đã rất lâu tôi không cảm nhận được lực lượng của Pháp. Khi mới bước vào tu luyện, tôi cảm nhận rất rõ con đường tu luyện được an bài, cũng biết được nguyên nhân vì sao tôi tới trường tu luyện này. Nhưng khi tôi muốn sử dụng bài luận văn để chứng thực Pháp, trong tâm lại xuất hiện một giọng nói tiêu cực nói với tôi rằng biết vậy không nên học cao học, tại sao lại học cao học, vẫn là những suy nghĩ không muốn học. Qua vài ngày, tôi đọc được một đoạn Pháp của Sư phụ:
“Đối với tầng tu luyện và đối với quay về viên mãn, các chư vị không hề sai khác so với các học viên trong nước [Trung Quốc]; chính đã an bài để chư vị đắc Pháp tại đây, an bài để chư vị tu luyện tại đây. Có rất nhiều học viên có học vấn rất cao, các đệ tử ngoài nước có học vấn cao chiếm tuyệt đại đa số. Tại sao như vậy? Chính là vì để chư vị tại thời khắc then chốt này mà phát huy đầy đủ sở trường học vấn nơi người thường của chư vị, để dùng những kỹ năng hình thành trong người thường mà Đại Pháp đã từng cấp cho con người thế gian mà chứng thực Pháp. Trên thực tiễn, mọi người đã làm được rất là tốt. Tôi đã xem những bài trên Minh Huệ Net, những bài của đệ tử Đại Pháp trên Tân Sinh Net và các phương tiện truyền thông khác, [qua đó thấy rằng] chư vị có một số bài viết kiệt tác, có lý luận có căn cứ, tư tưởng sáng sủa mạch lạc, lý luận sắc bén, thật sự có tác dụng trấn ác, hơn nữa chuẩn mực cũng rất cao.” (Giảng Pháp tại Pháp hội quốc tế Washington DC [2001] – Đạo Hàng)
Đọc đoạn Pháp này, tôi mới minh bạch ra rằng mình vẫn luôn dùng sở trường học vấn để chứng thực Pháp. Tôi biết mình cần chuyên nghiệp hơn, năng lực cần đề cao thêm, mới có thể chứng thực Pháp tốt. Suy nghĩ sâu hơn, tôi tự hỏi từ khi nào tôi không còn cảm nhận được lực lượng của Pháp? Tôi nhớ lại thời đại học, khi tôi thành lập Hội Pháp Luân Đại Pháp, là lúc mới bắt đầu tu luyện Đại Pháp. Khi tôi làm hội trưởng, kỳ thực không biết gì cả, chỉ là tự nghĩ tự làm, thì điều gì cũng làm được. Đột nhiên trong đầu tôi hiện lên mấy chữ “Không sợ hãi.” Đúng vậy, lực lượng của Pháp là không sợ hãi. Hoá ra tôi sợ viết luận văn, sợ lãng phí thời gian, sợ mọi cố gắng trở thành vô ích, tôi cũng sợ mình không làm được. Nói cách khác, tôi không tin vào an bài của Sư phụ.
Sau khi tìm thấy tâm này, tôi đối mặt với nó, đồng thời tin tưởng vào con đường mà Sư phụ đã an bài. Trong lần thảo luận tiếp theo với giáo viên hướng dẫn, trong lòng tôi rất lo lắng, nhưng tôi đã buông tâm xuống, nghĩ rằng: “Muốn trả lại thì trả lại, dù sao tôi cũng quyết tâm làm tốt.” Sau đó việc thảo luận với giáo viên rất thuận lợi, thầy cũng khen ngợi tôi viết tốt, lý luận rõ ràng.
Lời kết
Tôi nhận ra mình mới chỉ tham gia hạng mục được bốn tháng, nhưng đã trải qua rất nhiều quan khảo nghiệm và đề cao tâm tính, giống như một trận chiến, dường như đã trải qua thời gian rất lâu vậy. Việc tu luyện càng ngày càng vi tế, từng tầng từng tầng sự việc rất nhỏ bé, chứ không như trước kia chỉ đơn giản tìm thấy tâm sợ hãi hoặc tâm chấp trước nào đó là có thể vượt quan. Tôi cảm tạ sự an bài của Sư phụ đã giúp tôi liên tục bóc đi từng lớp vỏ hành, đào sâu vào bên trong, tu bỏ những thứ bất hảo. Cuối cùng, tôi xin chia sẻ đoạn Pháp của Sư phụ, để mọi người cùng cố gắng tinh tấn. Đoạn Pháp này tôi đọc được trong một lần vượt quan, đối với bản thân có khích lệ rất lớn:
“Dẫu tôi giảng bao nhiêu, con đường tu luyện ấy là chư vị phải tự mình đi. Làm thế nào có thể đi tốt con đường ấy, đi cho đến cuối cùng, đó mới là xuất sắc nhất. Là vì trong quá trình chư vị đi con đường ấy sẽ có khó nạn, sẽ có các chủng các dạng khảo nghiệm, sẽ có ma nạn mà chư vị chưa nghĩ đến, sẽ có các chủng các dạng chấp trước và can nhiễu của ‘tình’ mà chư vị chưa nghĩ đến. Nguồn của những loại can nhiễu ấy là từ gia đình, xã hội, bạn bè thân quyến, thậm chí giữa các đồng tu chư vị với nhau; hơn nữa còn có can nhiễu [từ] hình thế xã hội nhân loại, can nhiễu [từ] quan niệm hình thành trong xã hội nhân loại. Hết thảy hết thảy những điều đó đều có thể lôi kéo chư vị trở về trong chốn người thường. Chư vị có thể xung phá hết thảy điều ấy, thì chư vị có thể bước hướng Thần. Do đó đã là một người tu luyện mà giảng, có thể kiên định bản thân, có thể có được chính niệm kiên định không gì có thể lay động được, đó mới thật là xuất sắc.” (Giảng Pháp tại Pháp hội quốc tế miền Tây Mỹ quốc [2005])
Có điều gì thiếu sót, mong các đồng tu từ bi chỉ rõ.
Con xin cảm tạ Sư phụ!
Cảm ơn các đồng tu!
Bản tiếng Hán: https://www.minghui.org/mh/articles/2020/6/17/修真与去怕心的体会-407812.html
Bản tiếng Anh: https://en.minghui.org/html/articles/2020/6/29/185689.html
Đăng ngày 13-09-2020; Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.