Bài của một học viên ở tỉnh Sơn Đông, Trung Quốc
[MINH HUỆ 05-09-2010] Một hôm khi đang tập bài công pháp số 5, tôi ngạc nhiên khi nghe được những lời của Sư Phụ “Tâm sinh từ bi, diện đới tường hòa chi ý” (Từ bi phải xuất từ trong tâm, và vẻ ngoài phải an hòa). Tôi nghĩ “Từ bi phải xuất từ trong tâm. Làm sao trong tâm tôi có từ bi được đây?” Nghĩ đến cuộc tranh cãi nhỏ gần đây giữa các phụ đạo viên ở bên cạnh tôi, tôi nghĩ các phụ đạo viên đã thật vất vả, nhưng mọi người lại không nhận ra điều đó. Trong tâm tôi quyết định rằng tôi sẽ chủ động gánh đỡ họ phần công việc nặng nề đó. Khi đang nghĩ vậy, một luồng năng lượng từ bi dâng lên và chạy khắp người tôi. Tiếng nhạc dội vào tai tôi chợt rất có ý nghĩa, nó khơi gợi cảm hứng trong tôi và làm tôi trào nước mắt. Sư Phụ đã mở nút thắt trong tâm tôi, và cho tôi thấy được nội hàm của “tâm sinh từ bi” ở tầng thứ của mình.
Sư Phụ giảng: “Thiện là biến hiện của đặc tính thế giới tại các tầng-cấp khác nhau. Thiện cũng là bản tính của các bậc đại giác. Như thế, kẻ tu luyện phải tu đức Thiện và hợp nhất với đặc tính của vũ trụ: Chân-Thiện-Nhẫn” (“Giải thích ngắn về đức Thiện”, Tinh tấn Yếu chỉ)
Trong những năm qua, trong tu luyện tôi luôn cố gắng đối xử tốt với các bạn đồng tu, chúng sinh và tất cả các sinh mệnh. Giờ đây tâm tôi càng cảm kích hơn nữa khi nghĩ đến suy nghĩ sâu sắc của Sư Phụ bảo tôi tu Thiện. Sư Phụ muốn chúng ta tu Thiện để cứu độ thêm nhiều chúng sinh, và dùng nó để giải khai mọi chướng ngại và chấp trước trên con đường tu luyện của chúng ta.
“Người mong muốn thành Thần, bước xuất khỏi trạng thái con người, thế thì phải vứt bỏ loại tâm ấy, phải dùng Từ Bi để giải quyết vấn đề.” (“Giảng Pháp tại Pháp hội quốc tế Washington DC 2009.”)
Tôi nhận thức từ trong Pháp rằng tu Thiện là tu Từ bi, là đồng hóa bản thân với đặc tính của vũ trụ Chân – Thiện – Nhẫn. Khi chúng ta có thiện niệm, tâm chúng ta sẽ xuất khởi từ bi. Bị áp chế bởi năng lượng của từ bi, tất cả các vấn đề trong tu luyện đều có thể được giải khai. Nhân tố bất hảo trong tư tưởng của người đó sẽ bị giải thể và trường của ho sẽ được thanh lọc. Đối với một người tu luyện, Thiện thể hiện ra là biết tha thứ, khoan dung, độ lượng, có thể chịu đựng khó nạn, nhún nhường trước người khác, bỏ qua lỗi lầm của người khác, và không oán giận. Dưới đây là những trải nghiệm của bản thân tôi:
1. Nhìn vào trong để xuất tâm từ bi
Trong tất cả các bài giảng, Sư Phụ đều bảo chúng ta phải nhìn vào trong. Bất kể chúng ta sai hay đúng, chúng ta cũng cần phải tự xét bản thân. Sư Phụ cũng nói rằng hướng nội là siêu thường. Bản thân tôi ngộ ra rằng hướng nội và từ bi là công năng của một học viên.
“Không một ai lại sẵn lòng xét lỗi ở chính mình khi gặp vấn đề cả. Khi một người cảm thấy bị tổn thương hay gặp chuyện không hay, thật rất khó để anh ta xem xét bản thân và xem xét liệu mình đã làm gì sai. Nếu một người có thể làm như vậy, thì tôi nói rằng, trên con đường này, trên con đường tu luyện này, và cho sự vĩnh hằng của sinh mệnh người đó, không gì có thể cản trở anh ta được. Sự thực là như vậy.” (“Giảng Pháp tại Pháp hội ở Singapore”) (Tạm dịch)
Từ bài giảng này, tôi ngộ ra rằng nếu một sinh mệnh có thể chân thành hướng nội để tìm ra thiếu sót trong bất kỳ khổ nạn nào mà người đó gặp, thì đó là biểu hiện của từ bi, và điều ấy đảm bảo cho sự vĩnh hằng của sinh mệnh họ. Là một học viên, khi đối diện với mâu thuẫn, bạn có thể tự động nhìn vào trong và có suy nghĩ rằng chắc hẳn tôi đã làm gì đó chưa đúng hay chưa phù hợp với Pháp, thì đó chính là từ bi. Ngay khi từ bi khởi lên, trường không gian của bạn sẽ tràn đầy năng lượng chân chính, mà có thể giải thể mọi nhân tố bất hảo gây chia rẽ và mâu thuẫn. Đó là lý do tại sao tà ác lại tự động bị giải thể khi một người nhìn vào trong.
2. Nhìn vào ưu điểm của người khác
Trong những năm qua, tôi luôn nghĩ đến lời dặn của Sư Phụ phải chú ý hơn nữa đến điểm tốt của người khác và ít chú ý đến điểm yếu của họ. Tôi không thực sự trân trọng hàm nghĩa của lời giảng này lúc đó, mà chỉ làm theo hướng dẫn của Sư Phụ. Khi tôi làm việc với đồng tu khác, tôi nhìn vào và trân trọng điểm mạnh ở họ. Khi tôi có những suy nghĩ loại này, một dòng năng lượng ấm áp nổi lên trong tâm trí tôi và tôi cảm thấy cảm kích. Có lúc khi tôi nghĩ đến điểm mạnh của một học viên, nước mắt tôi lại trào ra. Giờ đây tôi hiểu rằng tâm Thiện xuất lai khi chúng ta nhìn vào điểm tốt của người khác. Thỉnh thoảng, trong mâu thuẫn, tôi cảm thấy buồn khi một đồng tu chỉ trích tôi. Vào lúc đó, ngay lập tức tôi suy nghĩ một cách tích cực. “Họ chỉ trích mình là đúng lắm. Họ đang giúp mình tu luyện. Mình nên cảm ơn họ.” Khi thường nghĩ như vậy, tôi thường có thế giải trừ những nhân tố làm tôi buồn và giải quyết được mâu thuẫn. Thực ra, chừng nào mà một người có thể chú ý đến phẩm chất tốt ở người khác, thì người đó đang tìm sai sót của chính mình. Vào lúc ấy, tâm thái đó chính là Thiện với người và cũng là Thiện với chính mình. Đại Pháp sẽ nhanh chóng triển hiện cho bạn nội hàm sâu hơn và phạm vi rộng lớn hơn.
3. Đối xử từ bi với người thân thì có thể viên dung được tốt
Nhiều học viên không kiên trì với người thân của mình. Họ không thể nhẫn được khi những thành viên không tu luyện trong gia đình uống rượu, hút thuốc, chơi mạt chược hay lười biếng. Do đó, họ thường tranh cãi, nói với giọng phê bình, và thể hiện sự khó chịu. Đó không phải là từ bi. Người tu luyện có mang theo năng lượng. Khi một người có suy nghĩ hay lời nói bất thiện, điều đó sẽ chỉ kích động thêm nhân tố tiêu cực ở người thân của họ mà thôi. Một người tu luyện cần phải quan tâm đến các thành viên trong gia đình và không bị ảnh hưởng bởi sai sót của họ. Học viên không nên phàn nàn, trách móc, phê phán và nên tránh can thiệp vào cuộc sống của người khác. Bên cạnh việc khuyến thiện một cách tích cực, cần phải bao dung với thiếu sót của người khác. Đối với một học viên thì sửa chữa thói quen xấu đã là khó huống gì là với một người thường.
Khi bạn thực sự cảm thấy rằng người thường đang chịu nhiều đau khổ và phải đối diện với nhiều khó nạn hơn, vậy là bạn đang từ bi. Khi sinh mệnh của bạn mang đầy từ bi, người thân của bạn đương nhiên sẽ được lợi ích. Năng lượng của “Thiện” sẽ điều chỉnh lại hết thảy các nhân tố bất hảo. Những gì mà một người tu luyện gặp khi ở nhà hết thảy đều thuộc về phạm trù tu luyện. Tất cả những lời nói và hành động của người thân sẽ là một khảo nghiệm để xem bạn đối đãi như thế nào. Nếu bạn luôn giữ được từ bi đối với họ, môi trường gia đình bạn sẽ chuyển từ những biểu hiện của nhân tố tiêu cực sang êm ấm và hài hòa.
4. Từ bi là chìa khóa để cứu độ chúng sinh
Các học viên đã phải chịu rất nhiều khổ nạn và khó khăn trong quá trình cứu độ chúng sinh trong những năm qua, nhưng niềm tin và sự dũng cảm của họ chưa bao giờ giảm sút. Sự kiên định ấy là đến từ lòng từ bi. Khi họ gặp những người không chấp nhận sự thật, bày tỏ thái độ xấu, có lời bình luận xấu, hay tố cáo họ với cảnh sát, các học viên luôn lấy thiện đãi người. Họ không cảm thấy chán nản và không bị ảnh hưởng bởi các nhân tố xấu của chúng sinh. Các học viên có thể làm vậy bởi vì Sư Phụ vĩ đại của chúng ta đã giảng ra Pháp lý này. Các học viên đều cảm kích sâu sắc và hiểu những khó khăn để chấp nhận sự thật của chúng sinh và thông cảm với tình trạng nhầm lẫn của họ. Cảm thấy tiếc cho họ, ý chí cứu độ chúng sinh như kim cương của các học viên thậm chí còn mạnh hơn. Một học viên địa phương ở vùng của tôi làm rất tốt. Bà nói trong buổi tâm đắc thể hội: “Mỗi khi gặp phải ai đó không nghe sự thật về Pháp Luân Công mà tôi kể cho người đó, ngay lập tức tôi liền hướng nội. Tôi biết rằng chắc hẳn ở chỗ nào đó hay có gì đó tôi đã không làm tốt. Có lẽ là giọng nói của tôi không tốt, tâm tôi không an hòa và tôi đã vội vàng, hoặc tôi không đủ chính niệm, chính là những điều này ngăn chúng sinh được đắc độ. Mỗi khi tìm thấy thiếu sót của mình, tôi sẽ chân thành xin lỗi người đó”. Ý nghĩ của học viên này là chân thiện. Với từ bi, những chấp trước người thường ngăn chúng sinh đắc độ sẽ bị giải thể và họ sẽ dễ dàng chấp nhận sự thật.
Chúng ta cần phải bảo trì tâm từ bi vào mọi lúc, và ở bất cứ đâu cũng đối xử tốt với mọi người. Khi mua hàng, thật là từ bi nếu chúng ta trân trọng lao động khó nhọc của người nông dân và không chọn hay nhặt đồ. Khi đi bộ, chúng ta không đẩy người khác hay vượt đèn đỏ. Khi thấy người khác mang đồ nặng, chúng ta tới và giúp đỡ họ, và khi người thân đi làm về, chúng ta rót cho họ một chén trà. Khi đồng tu nói điều gì đó sai hay hiểu lầm chúng ta, chúng ta tha thứ cho họ, và khi chúng ta gặp ai đó mà không lắng nghe khi chúng ta nói sự thật về Đại Pháp cho họ, chúng ta không sinh tâm chán nản mà vẫn đối xử tốt với họ. Tất cả những thái độ tưởng như là vặt vãnh, không chủ đích ấy là thể hiện của một tầng thứ thật sự cao. Đó là biểu hiện bề mặt của quá trình bỏ công sức ra để tích lũy của một người tu luyện. Chú ý vào mọi thời khắc và luôn cố gắng làm cho thật tốt chứ không phải là để đạt được vài việc tốt đã trù liệu trước chính là chân ngã của một học viên.
Bản tiếng Anh: https://en.minghui.org/html/articles/2010/9/12/119959.html
Bản tiếng Hán: https://www.minghui.org/mh/articles/2010/9/5/229185.html
Đăng ngày: 17-09-2010; bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.