Bài viết của một học viên Pháp Luân Đại Pháp ở tỉnh Hà Bắc, Trung Quốc
[MINH HUỆ 09-07-2020] Tất cả quan niệm của con người đều được hình thành hậu thiên và chúng có thể cản trở nghiêm trọng đến việc đề cao của một người tu luyện. Con gái tôi cũng tu luyện Pháp Luân Đại Pháp, cháu thường chỉ ra rằng tôi vẫn còn rất nhiều quan niệm người thường nhưng tôi chưa bao giờ coi trọng vấn đề này.
Thấy con rể ăn uống lúc nào trông cũng ngon miệng, và khoẻ mạnh, tôi cảm thấy ghen tị, đồng thời nói: “Thật tuyệt khi còn trẻ!“ Tôi không muốn nói rằng mình đã già rồi.
Khi nhận thấy một đồng tu nào đó trông trẻ và khoẻ, tôi thường nói: “Hiện anh ấy trông trẻ hơn trước rất nhiều!” Khi những đứa nhỏ sống trong khu dân cư của chúng tôi gọi tôi là “ông”, tôi không biết phải nói gì.
Con gái tôi thường hay nói rằng mỗi khi tôi mở miệng ra thì những quan niệm người thường của tôi liền bị phơi bày. Ví như, “Hôm nay bố ăn nhiều quá, bố phải ra ngoài đi bộ.” “Bố đang mướt mồ hôi, nên cần phải chờ một lúc cho khô mồ hôi rồi mới đi ra ngoài.” “Thời tiết đang lạnh dần lên, bố phải mặc thêm một lớp quần áo nữa.”
Khi dừng lại và nghĩ về những gì mình đã nói, tôi nhận ra mình đã để những quan niệm người thường khống chế, ví dụ như, tôi sợ bị cảm lạnh.
Gần đây tôi đã bị nấc cục và đôi khi chúng kéo dài vài ngày. Việc đó làm ảnh hưởng đến sự yên tĩnh của buổi học Pháp nhóm của chúng tôi và cản trở tôi đọc Pháp trôi chảy. Một bác sĩ cho biết đó là triệu chứng của nhồi máu não. Tôi không nói bất cứ điều gì nhưng tôi chấp nhận những gì anh ấy nói và cứ liên tục suy nghĩ về điều đó.
Những cơn nấc kéo dài và tôi bắt đầu cảm thấy khổ sở. Các đồng tu nhắc nhở tôi không được thừa nhận nó. Họ nói nếu tôi không thay đổi các quan niệm người thường của mình, thì tình hình sẽ không khá hơn.
Sư phụ giảng:
“Điều con người khó bỏ được nhất là quan niệm, có người thậm chí vì giả lý mà hy sinh sinh mệnh chứ không cải biến, ấy thế mà quan niệm là hậu thiên hình thành. Người ta vẫn luôn nhìn nhận loại niệm đầu vốn khiến bản thân không cân nhắc thêm nhưng lại không tiếc gì mà hy sinh hết thảy mà không dao động ấy là tư tưởng của chính mình, ngay cả thấy chân lý cũng bài xích. Kỳ thực, ngoại trừ phần thuần chân của tiên thiên ra, hết thảy quan niệm đều là hậu thiên hình thành, thật sự không phải bản thân mình đâu.” (“Tồn tại vì ai?”, Tinh Tấn Yếu Chỉ)
Bài giảng này đã giúp tôi nhận ra rằng những ý nghĩ của mình đều dựa trên các quan niệm người thường, và những quan niệm này đang ngăn cản tôi tiến bộ một cách nghiêm trọng.
Sư phụ giảng:
“Chư vị không cải biến cái Lý của con người vốn được hình thành vào tận xương cốt cả trăm nghìn năm ở người thường ấy, thì chư vị vẫn không bỏ đi được cái tầng xác bề mặt của con người, nên không cách nào viên mãn.” (Lời cảnh tỉnh, Tinh Tấn Yếu Chỉ)
Tu luyện cải biến một người thường thành Thần. Những quan niệm này là chướng ngại cản trở con đường thành Thần của chúng ta.
Khi nghiêm túc hướng nội, tôi đã nhìn thấy được vấn đề của mình, đó là tôi đã không để Pháp lấp đầy tư tưởng của tôi.
Sư phụ giảng:
“Con người tựa như đồ chứa đựng, cho mang chứa cái gì thì là như thế.” (Hoà tan trong Pháp, Tinh Tấn Yếu Chỉ)
Khi mới bắt đầu tu luyện, tôi đã tập trung làm ba việc và dành rất ít thời gian để học Pháp. Sau khi tôi được thả khỏi trung tâm tẩy não, tôi thậm chí còn học Pháp ít hơn và tôi thực sự không biết cách hướng nội.
Sinh ra và sống trong xã hội hiện đại này, con người đã nảy sinh ra vô số quan niệm người thường liên quan đến ham muốn danh lợi, tật đố, tranh đấu, thói háo danh, tâm lý thích khoe khoang, cùng nhiều những chấp trước khác. Những quan niệm người thường của chúng ta như chiếc ô bảo hộ những chấp trước này.
Một người thường với vô số quan niệm của con người sao có thể lên thiên giới? Tôi phải học Pháp tinh tấn hơn, nhận rõ những quan niệm người thường của mình và loại bỏ chúng.
Con xin cảm tạ Sư phụ! Cảm ơn các bạn đồng tu!
Bản tiếng Hán: https://www.minghui.org/mh/articles/2020/7/9/408677.html
Bản tiếng Anh: https://en.minghui.org/html/articles/2020/8/7/186228.html
Đăng ngày 31-08-2020; Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.