Bài viết của một học viên Pháp Luân Đại Pháp tại tỉnh Cát Lâm, Trung Quốc

[MINH HUỆ 09-06-2020] Năm 1998, tôi bắt đầu tu luyện Pháp Luân Đại Pháp. Giống như các học viên khác, tôi đã trải qua những thăng trầm trong tu luyện. Với sự bảo hộ của Sư phụ Lý, tôi bước đi trên con đường tu luyện của mình và làm ba việc mà một học viên nên làm. Tôi sẽ chia sẻ một kinh nghiệm mới đây về cách tôi đã giúp một học viên lớn tuổi vượt qua quan nghiệp bệnh.

Kết nối với một học viên cần giúp đỡ

Tôi đã từng giảng chân tướng về Pháp Luân Đại Pháp cho một phụ nữ ở gần nhà tôi. Cô ấy nói rằng mình là một học viên. Tôi ngạc nhiên và hỏi cô ấy đã tu luyện được bao lâu. Cô ấy nói rằng cô ấy lúc tu lúc không. Mẹ của cô ấy cũng là một học viên, nhưng đang trong tình trạng tồi tệ và phải ngồi xe lăn trong 10 năm. Cô ấy hỏi số điện thoại của tôi rồi rời đi.

Tháng 12 năm 2019, người phụ nữ tên Niu đó (hóa danh) đã gọi cho tôi. Cô ấy nói rằng mẹ mình đang không ổn và nhờ tôi đến thăm. Khi tôi tới nhà cô ấy, tôi thấy một phụ nữ lớn tuổi với nước da xám xịt. Bà đang nôn mửa với đôi mắt nhắm nghiền. Tôi nói với học viên Niu và mẹ của cô ấy: “Xin đừng sợ. Chúng ta có Sư phụ.”

Cô Niu bảo tôi rằng mẹ cô ấy đã nằm viện một ngày, nhưng việc tiêm và điều trị y tế không có kết quả và họ nhận ra là bà không thể ở đó. Khi về nhà, mẹ cô càng nôn nhiều hơn sau khi uống bổ sung dinh dưỡng.

Tôi trấn an bà rằng mọi thứ đều ổn vì Sư phụ đang tịnh hóa thân thể cho bà. Tôi đề nghị người học viên cao tuổi hãy niệm trong đầu: “Pháp Luân Đại Pháp hảo, Chân-Thiện-Nhẫn hảo.” Sau đó tôi ngồi xuống phát chính niệm.

Một lúc sau, bà cảm thấy khá hơn. Tôi đọc Luân Ngữ cho bà nghe. Với sự bảo hộ và lòng từ bi của Sư phụ, bà đã có thể vượt qua khổ nạn này.

Câu chuyện của người học viên

Người học viên cao tuổi đắc Pháp năm 1996 và giờ đã 86 tuổi. Bà nói rằng trước khi tu luyện Pháp Luân Đại Pháp, bà ốm suýt chết. Tất cả bệnh tật của bà đã biến mất ngay sau khi bắt đầu tu luyện. Nước da của bà trở nên trắng hơn, và bà bắt đầu có kinh trở lại. Bà tinh tấn và tổ chức mọi người cùng nhau học Pháp.

Bà chia sẻ một khảo nghiệm tâm tính mà bà đã không vượt qua được. Nó là về một cái đồng hồ. Con gái cả của bà tặng bà một chiếc đồng hồ đắt tiền mà bà rất quý trọng. Trước khi đến nhóm học Pháp, bà tháo nó ra và cho vào túi rồi lên xe buýt. Khi bà muốn đeo lại chiếc đồng hồ, nhưng nó không còn trong túi của bà nữa. Bà tự nhủ: “Mình không nên tức giận. Mình chỉ nên hỏi mọi người xung quanh.” Thay vì làm như vậy, bà bắt đầu chửi thề. Đột nhiên, bà đau nhói nơi cánh tay, nhưng bà không nghĩ nhiều về nó.

Khi tới nhóm học Pháp, bà kể cho mọi người nghe chuyện xảy ra. Con trai của một học viên nói rằng cậu ấy có thể giúp bà tìm đồng hồ. Tuy nhiên, mẹ cậu lại ra hiệu cho cậu rằng không nên làm như vậy. Tâm oán hận của bà nổi lên, và bà bỏ đi mà không học Pháp. Cho tới bây giờ, bà vẫn không tha thứ cho người phụ nữ kia.

Bà bảo tôi rằng bà đã chịu đựng như thế nào khi còn nhỏ, và bà đã tiết kiệm nhiều tiền như thế nào để giúp đỡ các con gái của mình sau khi bà trở thành một học viên Đại Pháp. Tuy nhiên, các học viên địa phương lại nói bà không phù hợp với Pháp. Bà không thấy thuyết phục và nói rằng bà dành tất cả tiền của mình cho người khác, chứ không phải cho bà. Sau đó bà phàn nàn rằng bà đã già và không ai tới thăm bà nữa. Bà khóc lóc thảm thiết.

Tôi cố gắng kiên trì đả khai cho bà: “Tất cả đây là cảm xúc con người! Những thứ đó cần phải buông xuống.” Tuy vậy bà vẫn tiếp tục. Con gái bà sau đó đã cắt ngang lời bà: “Mẹ ơi, tại sao mẹ vẫn nói về nó? Nói những điều này có ích gì không? Chẳng phải tất cả đều là chấp trước con người sao?”

Bà đáp: “Mẹ chỉ ghét họ!” Tôi cảm thấy rất buồn trong lòng, khi thấy bà luẩn quẩn trong cảm xúc và các loại quan niệm người thường.

Những dấu hiệu tích cực

Thông qua việc học Pháp, bà đã tiến bộ rất nhanh. Bà có thể tự mình đẩy xe lăn và đi vệ sinh khi chúng tôi gặp nhau lần thứ hai. Một hôm, tôi tới nhà bà để học Pháp cùng bà. Sau khi đọc, chúng tôi chia sẻ kinh nghiệm với nhau.

Bà hối tiếc đã lãng phí thời gian trước đây. “Việc học Pháp của chúng tôi trong 10 năm qua là vô ích. Chúng tôi chỉ đọc, nhưng không biết mình đang đọc cái gì. Chúng tôi không bao giờ chia sẻ thể ngộ về Pháp hay kinh nghiệm tu luyện của mình. Chúng tôi thường tán gẫu về cuộc sống hàng ngày, hay buôn chuyện về người khác. Sư phụ đã điểm hóa cho chúng tôi thông qua cháu gái của tôi, cháu nói rằng chúng tôi không hành xử như các học viên và hỏi tại sao chúng tôi lại nói chuyện về mọi người sau lưng họ. Chúng tôi đã không coi trọng những gì cháu nói, mà bỏ qua vì nghĩ cháu chỉ là một đứa trẻ.”

Bà kể tiếp với tôi rằng nhóm học Pháp đã tan rã. Một số học viên trong nhóm bị bắt giữ, một số bị ốm, và một số chuyển đi nơi khác. Bà khóc và nói rằng bà thực sự nhớ một học viên đã chuyển tới một thành phố khác.

Tôi đọc cho bà nghe một đoạn trong Chuyển Pháp Luân:

“Tu luyện cần phải tu luyện trong ma nạn, [để] xem [đối với] thất tình lục dục chư vị có thể dứt bỏ hay không, có thể coi nhẹ hay không. Chư vị chấp trước chính vào những thứ ấy, thì chư vị không tu xuất lai được. Bất kể sự việc gì cũng có quan hệ nhân duyên; vì sao người ta có thể làm người? Chính là vì người ta có ‘tình’; người ta vì cái ‘tình’ này mà sống; tình cảm thân quyến, tình cảm nam nữ, tình cảm với cha mẹ, cảm tình, tình bè bạn, thực thi công việc cũng có tình, ở đâu cũng không tách khỏi cái ‘tình’ ấy; muốn làm hay không, cao hứng hay không, yêu và ghét, hết thảy mọi thứ trong toàn bộ xã hội nhân loại đều từ cái ‘tình’ ấy mà ra. Nếu ‘tình’ kia chẳng đoạn, thì chư vị không thể tu luyện được. Người ta nếu nhảy ra khỏi cái ‘tình’ này, thì không ai động đến chư vị được, tâm người thường không động đến chư vị được; thay vào đó là ‘từ bi’, vốn là điều cao thượng hơn. Tất nhiên đoạn dứt điều ấy ngay lập tức không dễ dàng gì; tu luyện là quá trình lâu dài, là quá trình lần lần vứt bỏ các tâm chấp trước của bản thân; nhưng chư vị cần phải tự mình đặt yêu cầu nghiêm khắc cho mình.” (Bài giảng thứ tư–Chuyển Pháp Luân)

Tôi nói bà nên đối chiếu mọi thứ theo Pháp. Bà im lặng. Cô Niu nói rằng mẹ cô ấy luôn lấn át; bà phải là người ra quyết định cuối cùng về mọi việc, không ai có thể chỉ trích bà, và các học viên cảm thấy họ phải lắng nghe bà nếu không bà sẽ nổi cơn thịnh nộ. Không ai dám tranh luận với bà!

Tôi cũng nhận thấy bà có tâm oán hận, đố kỵ, hiển thị, tranh đấu, tránh bị chỉ trích, tự tư và coi thường người khác. Đôi khi tôi chỉ ra những tâm này cho bà, và bà phản đối: “Làm sao tôi có thể ngồi yên sau khi thấy tất cả mọi thứ diễn ra trong gia đình mình chứ!?”

Một tấm gương

Hướng nội trong mọi tình huống là chìa khóa thần kỳ trong tu luyện. Tôi về nhà học Pháp một cách bình tĩnh và hướng nội tìm vấn đề của mình. Sư phụ đã giảng:

“‘Tu’, chính là tu chính mình; thực ra, chính là chuyện như vậy.”(Giảng Pháp tại hội nghị Đại Kỷ Nguyên–Giảng Pháp ở các nơi X)

Tôi tự hỏi tại sao tôi thấy những chấp trước của đồng tu này? Chúng hiển hiện quá rõ ràng trước mặt tôi. Có phải điều này cho thấy rằng tôi cũng có những chấp trước đó không? Tôi có những chấp trước đó cách đây vài năm, nhưng tôi đã loại bỏ chúng thông qua học Pháp và phát chính niệm. Tôi cảm thấy mình đã thoát khỏi những chấp trước đó. Vậy tại sao chúng lại được bộc lộ? Tôi cẩn thận xem xét từng tư, từng niệm, từng ngôn, từng hành của bản thân mình nhưng vẫn không tìm thấy bất kỳ chấp trước nào nổi bật.

Một ngày nọ, trong khi tôi đang nấu ăn, một suy nghĩ chợt đến trong đầu tôi: Tại sao tôi nghĩ rằng những người khác sẽ nói tôi là một người tuyệt vời sau khi tôi nói chuyện với họ? Sau khi chia sẻ với các đồng tu, tôi mặc nhiên cho rằng họ sẽ khen ngợi tôi, nói rằng tôi có ngộ tính tốt hơn và có thể ngộ rõ ràng hơn về các Pháp lý.

Tôi chấn động. Tại sao tôi lại nghĩ theo cách này? Đây là gì vậy? Trước đây, tôi đã không chú ý tới những suy nghĩ như vậy nhưng hôm nay tôi lại có chúng. Chẳng phải đó là theo đuổi danh sao? Khi tôi đào sâu hơn, tôi nhận ra mình muốn nghe những lời thuận tai.

Tôi lại nhớ đến một tình huống khác. Trong buổi học Pháp nhóm, ba học viên ngồi thấp hơn tôi. Lúc đó, tôi đã nghĩ tôi tốt hơn họ. Chẳng phải việc này là coi thường người khác sao? Tôi cũng nhớ về một giấc mơ trong đó tôi đang đứng ở một nơi cao, và một số học viên đang ngước nhìn tôi từ một vị trí thấp hơn. Tôi tỉnh dậy nghĩ rằng tôi tốt hơn và cao hơn họ.

Khi Sư phụ thấy rằng tôi vẫn không nhận ra những chấp trước của mình, Ngài đã an bài để học viên lớn tuổi này phản ánh những vấn đề của tôi. Tôi có tất cả những chấp trước mà bà ấy có, đặc biệt là tâm hiển thị! Tôi rất xấu hổ. Sư phụ đang giúp tôi! Tôi chắp tay trước ngực hợp thập và chân thành cảm tạ Sư tôn.

Tôi đào xới ra một loạt các chấp trước hàng ngày khiến tôi thấy khiếp hãi. Chẳng phải điều này gần với tự tâm sinh ma sao? Tôi suýt bị lạc lối! Sư phụ giảng:

“Hiện nay ở lớp này có những người cảm thấy tự mình khá lắm, thái độ nói chuyện khác [thường]. Bản thân mình vốn là gì, thì ngay tại Phật giáo cũng là điều rất kỵ huý [không nói đến].” (Bài giảng thứ sáu–Chuyển Pháp Luân)

Làm sao tôi có thể có tâm dơ bẩn như vậy? Tôi cũng có tâm sắc dục. Tôi muốn phơi bày tất cả những thứ đó. Chúng đã ẩn mình quá sâu!Thật là kinh khủng! Nếu học viên đó không là tấm gương để tôi soi mình, tôi sẽ vẫn nghĩ rằng mình khá tốt!

Tôi lập tức phát chính niệm để giải thể hoàn toàn các chấp trước, loại bỏ tất cả các quan niệm độc hại và những tư tưởng xấu, và giải thể mọi thứ bất chính. Tôi không muốn chúng. Chúng phải bị loại bỏ!

Khi những thứ này bị loại bỏ, ngay lập tức tôi cảm thấy rằng mình có thể hòa hợp với các học viên khác. Tôi không cảm thấy vượt trội hơn họ nữa. Nếu tôi cũng có thể tu luyện một cách khiêm nhường, tôi sẽ thấy những điểm tốt của mỗi đồng tu.

Buông bỏ tự ngã và thực sự nghĩ cho người khác

Tôi có nhiều lo lắng khi giúp đỡ vị học viên lớn tuổi này. Bà không biết cách hướng nội để tìm thiếu sót ở bản thân. Đôi khi, tôi tự hỏi liệu mình có nên tiếp tục giúp bà ấy không. Nhưng tôi cảm thấy không đúng nếu không hỗ trợ một học viên đang gặp khó khăn.

Tất cả những suy nghĩ này nổi lên hỗn độn, và tôi không thể quyết định được. Tôi sợ bà ấy có thể chết bất kỳ lúc nào; hơn nữa, có các màn hình giám sát trong tiểu khu của bà, và cảnh sát có thể nhận ra tôi. Tôi biết tôi phải phát chính niệm để loại bỏ tâm sợ hãi của mình. Tôi tiếp tục học Pháp để chính lại bản thân và tăng cường chính niệm.

Sau đó virus Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) bùng phát vào tháng Giêng năm nay. Tôi bắt đầu băn khoăn liệu tôi có nên tiếp tục tới thăm người phụ nữ này không. Tôi biết tất cả những điều này là quan niệm hậu thiên. Tôi nghĩ mình nên học Pháp trước, do đó tôi thuận tay cầm lên một trong số các bài kinh văn của Sư phụ và thấy đoạn Pháp sau:

“‘Từ bi’ chân chính là không có ‘tư tâm’ nào trong đó hết, đối với ai, đối với chúng sinh đều dùng chính niệm xét vấn đề, đều là từ ái.” (Thế nào là đệ tử Đại Pháp–Giảng Pháp ở các nơi XI)

“Còn đệ tử Đại Pháp nào tu luyện thực sự tốt thì quả thực không can nhiễu nổi, một chút can nhiễu cũng không có, hơn nữa chính niệm rất đầy đủ, đồng thời còn giúp đỡ người khác, thật sự trợ Sư Chính Pháp.” (Giảng Pháp tại Pháp hội New York 2010–Giảng Pháp ở các nơi XI)

“Trợ Sư.” Tôi lặp đi lặp lại những từ này nhiều lần. Tôi biết rằng giúp đỡ người phụ nữ này là “Trợ Sư”. Tôi biết phải làm gì. Tôi phát chính niệm để hoàn toàn giải thể mọi tà ác và các nhân tố can nhiễu việc tôi tiếp cận với các học viên khác. Giúp họ là điều tôi nên làm. Không ai có thể cản được tôi. Tôi sẽ buông bỏ tự ngã và nghĩ cho người khác trước. Tâm và thân tôi đột nhiên cảm thấy thư thái. Tôi quyết định tới nhà bà vào buổi chiều.

Vài phút sau, cô Niu gọi điện và hỏi: “Chị ơi, chị có thời gian không? Mẹ em…” Sau khi gác máy, tôi chuẩn bị tới nhà của cô Niu. Chồng tôi bảo: “Em vẫn đi sao? Đây là thời kỳ đại dịch!” Tôi đáp: “Em phải đi. Em biết phải làm gì.”

Khi tới nơi, tôi thấy trong phòng chật kín người nhà cô Niu. Người học viên cao tuổi đang khó thở, và miệng bà há to. Tôi rất bình tĩnh và nói: “Đừng sợ hãi. Sẽ ổn thôi. Chúng ta có Sư phụ. Hãy cầu xin Sư phụ cứu!”

Tôi cũng cầu xin Sư phụ cứu bà. Tôi ngồi xuống và bắt đầu phát chính niệm. Sau đó tôi mở sách Chuyển Pháp Luân và cho bà nhìn ảnh chụp Sư phụ. Tôi bắt đầu đọc Luận Ngữ cho bà nghe. Bà dần dần tỉnh lại và nói bằng giọng yếu ớt: “Sư phụ, xin hãy cứu con. Sư phụ, cứu con…” Tôi bảo bà và cô Niu: “Tất cả chúng ta có thể cùng nhau nói ‘Pháp Luân Đại Pháp hảo. Chân-Thiện-Nhẫn hảo.’” Khi bà niệm những từ này, giọng bà trở nên rõ ràng. Bà đột nhiên kêu lớn: “Cảm ơn, Sư phụ đã cứu con… Con xin lỗi… Con sẽ tu luyện tốt sau này và trở về nhà cùng Sư phụ!”

Thấy bà đã khá hơn, tôi hỏi: “Chị lại giận dữ phải không?” Bà gật đầu.

“Hãy nhớ bài học này. Đừng tức giận nữa. Hãy thủ đức của chị và hướng nội khi chị gặp mâu thuẫn. Đừng để cựu thế lực lợi dụng.”

Gia đình bà rất vui mừng và nói: “Cảm ơn chị. Cảm ơn!” Tôi đáp: “Tất cả là do Sư phụ làm. Xin hãy cảm ơn Sư phụ!”

Những lần vượt quan lớn như vậy rất nhiều. Một lần cô Niu nói: “Mẹ tôi bảo tôi giúp bà chuẩn bị sẵn khăn liệm. Bà không muốn chịu đựng thêm nữa. Quá khó để chịu đựng như thế này hết lần này đến lần khác. Bà muốn bỏ cuộc.”

Tôi bảo cô ấy hãy bỏ suy nghĩ này và giải thể nó nhanh chóng, vì nó không phải là điều bà muốn cho mình. Tôi nhắc bà đừng quên thệ ước với Sư phụ. Ngài đang đợi chúng ta tu luyện tốt và trở về nhà cùng Ngài! Xin đừng để Sư phụ thất vọng.

Bà nói trong nước mắt: “Chị đang giúp tôi, tôi cảm thấy như vậy.” Tôi nói đây là điều tôi nên làm.

Khi trở về nhà, tôi hướng nội về việc tại sao học viên này muốn từ bỏ. Và tôi đã tìm thấy! Tôi có suy nghĩ bỏ cuộc với bà. Những suy nghĩ của tôi thực sự có ảnh hưởng xấu tới bà. Do đó, tôi đã chính lại bản thân chiểu theo Pháp.

Giờ đây người phụ nữ này đã tốt hơn nhiều. Bà đã biết cách hướng nội khi có việc xảy ra. Trước đây, khi tôi tới nhà bà, nó giống như một gánh nặng. Giờ đây tôi rất vui khi tới chỗ bà.Thật là khác biệt!

Còn về cô Niu, cô ấy đã không nghiêm túc về việc tu luyện Đại Pháp của mình. Tôi bảo cô ấy rằng vì cô có cơ hội học Pháp, cô không nên chân trong chân ngoài. Bây giờ cô ấy đang học Pháp cùng chúng tôi.

Người con trai thứ hai cùng con dâu của vị học viên lớn tuổi này trước đây không tin vào Đại pháp. Nhưng trải nghiệm của mẹ anh ấy đã thay đổi suy nghĩ của họ. Con trai bà sau đó bắt đầu nghe các bài giảng Pháp.

Bà hỏi: “Làm sao con trai cả của tôi thay đổi nhiều đến vậy? Nó là đứa từng khiến tôi lo lắng.” Tôi đáp: “Bà là một học viên. Khi bà phù hợp với Pháp, mọi thứ khác sẽ phù hợp theo.” Bà mỉm cười vui vẻ!

Giúp đỡ một đồng tu là giúp chính mình. Trong quá trình này, tôi đã loại bỏ nhiều chấp trước, như sợ phiền phức, muốn có kết quả, tâm lo lắng, thiếu kiên nhẫn, và tâm oán hận. Tôi liên tục nhắc nhở bản thân hướng nội trong mọi tình huống, nghĩ cho người khác và thông cảm với cảm xúc của họ. Bằng chính niệm, tôi cần bước đi mỗi bước thật tốt, để Sư phụ có thể bớt lo lắng.

Tôi cũng nhận ra một cách sâu sắc rằng Sư phụ đã dày công an bài để đưa đồng tu đến cho tôi để mở rộng năng lực của tôi để tôi có thể tu tâm từ bi. Tôi biết ơn Sư phụ đã kéo dài thời gian cho chúng ta để chúng ta hoàn thành sứ mệnh của mình. Cảm tạ Sư tôn!


Bản tiếng Hán: https://www.minghui.org/mh/articles/2020/6/9/407351.html

Bản tiếng Anh: https://en.minghui.org/html/articles/2020/8/7/186232.html

Đăng ngày 31-08-2020; Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.

Share