Bài viết của đệ tử Đại Pháp ở Trường Xuân  

[MINH HUỆ 10-05-2011] Mỗi lần tay nâng cuốn sách “Chuyển Pháp Luân” và đọc đến đoạn Pháp “Trước đó chúng tôi dạy tại trường Đại học Cát Lâm” trong bài giảng thứ Ba, thân làm đệ tử Đại Pháp, chúng tôi đều cảm thấy đặc biệt hạnh phúc và vinh diệu. Từ tháng 9 năm 1992 đến tháng 9 năm 1994, Sư phụ đã từng bảy lần đích thân truyền Pháp ở trường Đại học Cát Lâm. Ngài đã mở hai kỳ lớp học Pháp Luân Công và đích thân chọn điểm luyện công cho học viên; hai lần tọa đàm với các học viên ở trường Đại học Cát Lâm; hai lần đích thân đến điểm luyện công thăm nom học viên; và một lần giảng Pháp cho phụ đạo viên Trường Xuân ở Đại học Cát Lâm. Trường Xuân là quê nhà của Sư phụ, là địa phương đắc được hồng ân và phúc trạch của Đại Pháp sớm nhất.

Sư phụ viết về câu chuyện xảy ra ở lớp học tại trường Đại học Cát Lâm trong sách “Chuyển Pháp Luân” khiến cho đoạn lịch sử này tồn tại vĩnh viễn trong vũ trụ tương lai. Đoạn hồi ức trân quý này vẫn luôn khích lệ các đệ tử Đại Pháp ở Đại học Cát Lâm không ngừng tinh tấn trong Pháp, viên mãn hoàn thành trách nhiệm và sứ mệnh lịch sử của mình, không cô phụ sự kỳ vọng của Sư phụ từ bi.

Sư phụ truyền Pháp đã 19 năm trôi qua, hồi tưởng lại cảnh tượng Sư phụ truyền Pháp vào năm đó ở Đại học Cát Lâm, chúng vẫn còn rõ ràng ngay trước mắt như mới xảy ra vào ngày hôm qua. Hôm nay, chúng tôi ghi chép lại đoạn hồi ức trân quý này để cùng chia sẻ với các đồng tu, hoàn thành nguyện ước của chúng tôi, cũng như dâng tặng phần lễ vật đặc biệt này nhân dịp Ngày Pháp Luân Đại Pháp Thế giới.

Sư phụ đích thân chọn điểm luyện công

Ngày 17 tháng 9 năm 1992, sau khi kết thúc lớp học Pháp Luân Công thứ tư ở Trường Xuân, buổi tối hôm đó Sư phụ cần đi đến Bắc Kinh, vé xe đã mua xong xuôi. Một vị học viên đã từng tham dự lớp học ở Đại học Cát Lâm thành tâm thỉnh cầu Sư phụ đến Đại học Cát Lâm xem một chút trước khi rời khỏi Trường Xuân. Sư phụ đã chấp nhận lời thỉnh cầu này.

Sáng sớm ngày 17 tháng 9, Sư phụ đạp một chiếc xe đạp cũ đến khu rừng nhỏ phía sau tòa nhà khoa Vật lý và Hóa học của Đại học Cát Lâm, có mấy học viên đang ở đó chờ Sư phụ. Sư phụ chỉ tay ra phía trước tòa nhà khoa Công nghệ rồi nói: “Chúng ta hãy cùng đến chỗ đằng kia. Tôi giúp các vị thanh lý trường không gian.” Như vậy tòa nhà khoa Công nghệ đã trở thành điểm luyện công đầu tiên ở Đại học Cát Lâm. Sư phụ đã đích thân chọn nơi này và thanh lý trường không gian ở đây.

Ở khu vực này có một vườn hoa nhỏ yên tĩnh, hòn non bộ cùng với hành lang dài chạy dọc lối đi, so với nơi khác thì chỗ này khoáng đạt và sáng sủa hơn nhiều. Về sau, những người đến đây luyện Pháp Luân Công càng lúc càng nhiều, rất nhanh không còn chỗ trống nào nữa. Từ năm 1995 trở về sau, từ một điểm luyện công ban đầu trước sau phân thành ít nhất sáu điểm luyện công khác như: tòa nhà khoa Ngoại ngữ, khoa Văn học, đường Đông Triều Dương, nhà thi đấu, Viện quy hoạch thành phố, khu vực phía Nam của Đại học Cát Lâm v.v. Mỗi điểm luyện công đều có khoảng bảy tám chục người. Từ một điểm luyện công ban đầu chỉ có vài người, chưa đầy ba năm sau đã có bảy điểm luyện công với hơn năm trăm người.

科技楼炼功点
Điểm luyện công ở tòa nhà khoa Công nghệ

科技楼炼功点
Điểm luyện công ở tòa nhà khoa Công nghệ

Trước ngày 20 tháng 7 năm 1999, vào sáng sớm mỗi ngày, các học viên yên ắng đứng kín chỗ ở điểm luyện công tại tòa nhà khoa Công nghệ, nhạc luyện công nhẹ nhàng thư thái vang lên, động tác của mọi người đều ngay ngắn chỉnh tề, an tĩnh tường hòa. Mọi người nói rằng trường năng lượng ở đây đặc biệt mạnh mẽ và tốt lành. Có không ít người không ngại đường xa kiên trì mỗi ngày đến đây luyện công. Ở trường Đại học Cát Lâm có một vị trưởng khoa bị viêm khớp nặng, đi đứng vô cùng khó khăn. Ông ấy đã học luyện Pháp Luân Công, ông đi từ nhà đến điểm luyện công vào mỗi buổi sớm. Mùa đông dù cho thời tiết giá lạnh đến đâu, ông ấy vẫn ra điểm luyện công. Không lâu sau đó, ông đã có thể đi đứng bình thường trở lại. Năm 1995, các học viên từ các địa phương khác cũng như ở hải ngoại đến Trường Xuân giao lưu thể hội về học Pháp và tu luyện, họ nhìn thấy một vùng trời đỏ rực phía trên điểm luyện công. Rất nhiều học viên ở đó đã chụp hình lại, phía trên hiển hiện ra Pháp Luân lấp lánh ngũ sắc cùng những vòng sáng vô cùng đẹp mắt.

Vào sáng sớm ngày Sư phụ thanh lý trường không gian, Sư phụ còn giúp các học viên điều chỉnh thân thể. Sư phụ nói: “Các vị đứng xếp hàng ngay ngắn, tôi giúp mỗi người trừ bỏ một loại bệnh.” Vài học viên đứng xếp thành một hàng. Thời đó, có rất nhiều người tập luyện đủ loại công phái ở khu vực bên cạnh và phía trước Minh Phóng Cung. Họ nhìn thấy bên này của chúng tôi chữa bệnh không mất tiền, thế là trong nháy mắt họ chạy qua đứng xếp thành một hàng dài gần cả trăm người. Sư phụ lần lượt xem bệnh cho từng người một, dù cho đó là bệnh gì nhưng chỉ cần sau khi Sư phụ xem qua thì bệnh đó liền biến mất, triển hiện ra hiệu quả tức thời. Cũng có người chưa thấy thỏa mãn, tuy Sư phụ đã xem bệnh giúp anh ta rồi nhưng anh ta cứ quay lại xếp hàng. Sư phụ bèn nói: “Tôi đã giúp anh xem bệnh rồi, vì sao anh lại đến nữa?” Người đó tỏ ra không vừa ý, Sư phụ cũng không nói lời nào, Ngài lại giúp anh ta xem một lượt nữa. Sư phụ thật là từ bi! Từ rạng sáng cho đến khi xem xong bệnh của từng người một, Sư phụ đã dùng hơn hai giờ đồng hồ để giúp gần một trăm người chữa bệnh. Lúc Sư phụ rời đi là đã hơn 8 giờ sáng. Hôm đó là ngày cuối cùng của lớp học thứ tư ở Trường Xuân, Sư phụ còn có một bài giảng cần phải giảng cho xong. Buổi tối hôm đó, Sư phụ lại ngồi xe lửa đi đến Bắc Kinh; và sáng ngày hôm sau là bắt đầu mở lớp học Pháp Luân Công ở Bắc Kinh.

Thời đầu Sư phụ truyền Pháp thật sự là hết sức gian khổ. Nhưng vào thời đó, mọi người vẫn còn chưa biết được hàm nghĩa chân chính của Đại Pháp mà Sư phụ truyền nên cũng chẳng biết trân quý gì cả. Sư phụ giảng Pháp hết sức nhẫn nại lượt này đến lượt khác, kiên nhẫn trả lời đủ loại câu hỏi nghe rất ấu trĩ của các học viên.Thử hỏi người nào có thể hiểu được nỗi khổ tâm của Sư phụ?

Mùa đông năm 1992, Sư phụ từ Bắc Kinh trở về mang theo hai lá cờ hiệu Pháp Luân. Ngài đưa một cái cho điểm luyện công ở công viên Thắng Lợi, cái còn lại đưa cho điểm luyện công ở Đại học Cát Lâm. Công viên Thắng Lợi là điểm luyện công đầu tiên ở Trường Xuân, trước khi Sư phụ truyền Pháp, Ngài đã từng luyện công ở đây. Điểm luyện công ở Đại học Cát Lâm có thể nhận được cờ hiệu Pháp Luân do đích thân Sư phụ làm chính là sự yêu mến và quan tâm của Sư phụ dành cho chúng ta, đó là niềm hy vọng vô hạn Sư phụ ủy thác cho chúng ta!
师父亲授的法轮旗
Cờ hiệu Pháp Luân do đích thân Sư phụ làm

Nửa năm sau, vào ngày 25 tháng 6 năm 1993, cũng vào lúc rạng sáng, Sư phụ lại đến điểm luyện công ở tòa nhà khoa Công nghệ của Đại học Cát Lâm thăm hỏi các học viên luyện công ở đây và vui vẻ chụp ảnh cùng mọi người. Rất nhiều người trong chúng tôi giữ tấm ảnh này như một báu vật. Mỗi lần lấy ảnh ra xem, tôi đều cảm thấy vô vàn thân thiết và vinh diệu. Nhớ lại lòng từ bi và những gian khổ khi Sư phụ truyền Pháp vào năm đó, chúng tôi càng thêm trân quý Đại Pháp, trân quý cơ duyên tu luyện không gì sánh được này.

Lớp học Sư phụ đích thân truyền Pháp

Hội trường của Đại học Cát Lâm là một tòa nhà xây theo kiến trúc Nhật Bản với phong cách kiến trúc thời nhà Đường, tường trắng mái ngói màu xanh, chóp đỉnh có hình dáng như cánh chim dang rộng, bên trong có 1.600 chỗ ngồi, vào thời kỳ Cách mạng Văn hóa nó còn được gọi là “Minh Phóng Cung”. Ba lớp học cuối cùng vào kỳ thứ hai của Sư phụ ở Trường xuân đã được tổ chức ở hội trường của Đại học Cát Lâm.

吉林大学礼堂(鸣放宫)
Hội trường của Đại học Cát Lâm (Minh Phóng Cung)

Ngày 26 tháng 6 năm 1993, vào một ngày trước khi mở lớp học kỳ thứ sáu, Sư phụ đã tổ chức Hội báo cáo lần thứ nhất ở hội trường của Đại học Cát Lâm, thời đó ngoài xã hội gọi nó là “Báo cáo truyền công”. Tôi nhớ giá một vé vào cửa thời đó là 2 nhân dân tệ, vào buổi sáng hôm đó, bên trong hội trường đầy ắp người, tổng cộng có khoảng 1.600 người tham dự. Vì để cho mọi người có thể tiếp thu, Sư phụ đã sử dụng ngôn ngữ bạch thoại thông tục (lời lẽ nói trắng ra) ở thời kỳ đầu truyền công, cũng như lấy hình thức khí công để giảng Pháp cho mọi người một cách khái quát, giúp cho mọi người hiểu về tu luyện Pháp Luân Phật Pháp, không bỏ sót người hữu duyên nào. Sau khi kết thúc buổi báo cáo, Sư phụ cùng chụp ảnh với các học viên Pháp Luân Công trường Đại học Cát Lâm ở trước tòa nhà khoa Công nghệ.

Ngày 27 tháng 6 năm 1993, lớp học Pháp Luân Công kỳ thứ sáu ở Trường Xuân khai giảng và đây là lần thứ hai Sư phụ đến hội trường Đại học Cát Lâm. Trên lớp giảng Pháp lần này, Pháp của Sư phụ giảng ra khá cao. Sư phụ giảng về thiên mục và các không gian khác. Ngài còn lấy một ví dụ biểu diễn cho học viên xem. Sư phụ cầm ly nước trên bàn bằng tay phải rồi bảo mọi người hãy chú ý quan sát, thiên mục khai mở hay không khai mở đều có thể nhìn thấy được. Sư phụ dùng ngón giữa và ngón cái của bàn tay trái từ từ lôi ra một ly nước nhỏ từ trong ly nước kia. Ly nước nhỏ này trông giống hệt như ly nước ban đầu, nhưng nó chỉ to bằng 1/4 kích thước ly nước ban đầu. Sau đó, Sư phụ hỏi mọi người đã nhìn rõ chưa? Mọi người phấn khích trả lời là nhìn thấy rồi, sau đó Sư phụ lại từ từ bỏ ly nước nhỏ kia vào bên trong ly nước ban đầu. Lúc này có thể nhìn thấy rõ ràng ly nước nhỏ từ từ nhập vào trong ly nước ban đầu. Sư phụ đã cho mọi người nhìn thấy những thứ của không gian khác tồn tại hết sức chân thực, đây chính là chỗ khoa học hiện đại không thể đột phá đến được.

Tại lớp học kỳ này, có một lão bà họ Lưu hơn 70 tuổi bị nghẽn mạch máu não, liệt nửa bên người đã hơn 10 năm. Bà ấy không thể đứng lên đi lại, tay cũng không duỗi thẳng ra được, không thể cầm đũa ăn cơm. Người nhà bà ấy nghe nói lớp học Pháp Luân Công được tổ chức ở hội trường Đại học Cát Lâm nên liền đưa bà đến tham dự. Đến ngày thứ ba, lúc luyện động tác bão luân, bà ấy cảm thấy một luồng nhiệt “xòa” chạy từ đỉnh đầu xuống thông thấu toàn thân. Kể từ đó trở đi, bà đã tự mình đứng lên đi lại, và cũng có thể tự cầm đũa ăn cơm. Ai nhìn thấy cũng đều phải nói Pháp Luân Công quả thật là thần kỳ. Sau này, bà xuất hiện phản ứng tiêu nghiệp, nhưng trong tâm vẫn kiên tín vào Đại Pháp nên rất mau qua khỏi. Thiên mục của bà ấy đã khai mở, bà kể cho đồng tu nghe về quá trình này, bà nhìn thấy Pháp thân Sư phụ đứng thành một vòng tròn vẫn luôn ở bên cạnh bảo hộ bà, hơn nữa còn hiển hiện cho bà nhìn thấy sáu chữ vàng kim lấp lánh: “Nhĩ chân tu, ngã chân quản.” (Dịch nghĩa: Con chân tu, ta sẽ quản con)

Ngày 4 tháng 7, lớp học kỳ thứ sáu kết thúc, Sư phụ lại đi đến Tề Tề Cáp Nhĩ ở Hắc Long Giang để truyền Pháp.

Sư phụ đích thân đến Đại học Cát Lâm tọa đàm với các học viên

Ngày 28 tháng 4 năm 1994, một ngày trước khi khai giảng lớp học Pháp Luân Công kỳ thứ bảy ở Trường Xuân, Sư phụ đã đến trường Đại học Cát Lâm có buổi tọa đàm với các thành viên của Hội nghiên cứu khoa học thân thể người của Đại học Cát Lâm và một bộ phận các học viên Pháp Luân Công diễn ra ở tòa nhà màu trắng nằm bên cạnh thư viện. Mục đích chủ yếu của Sư phụ đến tham gia buổi tọa đàm chính là thanh lý trường không gian. Ngài thanh lý trường không gian cho lớp học Pháp Luân Công diễn ra vào ngày hôm sau.

Đại học Cát Lâm đã báo cáo về tình huống thực tế ở buổi tọa đàm lần này, trưng bày ảnh chụp nên càng có nhiều người biết về Pháp Luân Công hơn nữa. Khoa triết học Mác-Lê của trường Đại học Cát Lâm có một vị giáo sư mắc bệnh thấp khớp, bàn tay bị biến dạng và rất đau đớn. Loại bệnh thấp khớp này là một chứng bệnh rất khó chữa trị, cơ bản là không có cách nào chữa khỏi. Bà ấy tham dự lớp học kỳ thứ hai của Sư phụ và đã hoàn toàn khỏi bệnh. Bà ấy rất phấn khích nên bèn dẫn chồng mình đến nhà Sư phụ. Chồng bà ấy mắc chứng teo dạ dày, trung y chẩn đoán là thời kỳ đầu của ung thư dạ dày. Sau khi Sư phụ xem bệnh cho chồng bà thì ông ấy cũng hoàn toàn khỏi bệnh. Việc này mau chóng được lan truyền khắp nơi, mọi người đều tận mắt chứng kiến sự thần kỳ của Pháp Luân Công, Pháp lực và uy đức của Sư phụ, thế là ai nấy cũng lần lượt đến học Pháp Luân Công. Có rất nhiều những ví dụ như thế này xảy ra ở trường Đại học Cát Lâm.

Sư phụ đích thân mở lớp truyền Pháp ở Đại học Cát Lâm lần nữa

Từ ngày 29 tháng 4 đến ngày 8 tháng 5 năm 1994, Sư phụ lại đến hội trường Đại học Cát Lâm lần nữa để tổ chức lớp học Pháp Luân Công kỳ thứ bảy ở Trường Xuân. Sau khi tin tức về lớp học được truyền ra, chỉ mất thời gian có mấy ngày mà toàn bộ 1.600 vé đã được bán hết sạch. Có hơn 700 học viên Pháp Luân Công vội vã đến lớp học từ hơn 10 tỉnh thành như Thanh Đảo, Nội Mông Cổ, An Huy, Hắc Long Giang, Bắc Kinh, Sơn Đông v.v. cũng như hơn 1.000 người ở Trường Xuân muốn đến học Pháp Luân Công nhưng không mua được vé. Vậy phải làm sao đây? Các học viên phụ trách công tác tổ chức muốn đổi sang một địa điểm rộng rãi hơn có sức chứa khoảng ba bốn nghìn người. Tuy nhiên, khi họ đến nhà thi đấu hỏi thử thì họ đưa ra giá thuê quá cao. Sư phụ cho dù đi đến nơi nào tổ chức lớp học, Ngài vẫn luôn kiên trì với tiêu chuẩn thu lệ phí với giá thấp nhất. Sư phụ thường nói: Đã là phổ độ chúng sinh thì không thể tăng thêm gánh nặng cho người luyện công. Học viên hỏi ý Sư phụ, Sư phụ biểu thị sẽ tổ chức ở hội trường của Đại học Cát Lâm. Sư phụ mở hai lớp buổi sáng và buổi tối. Như vậy, Sư phụ giảng Pháp vào buổi sáng và buổi tối vô cùng vất vả, các học viên ở hội trường ai nấy đều cảm động sâu sắc.

Cho nên, lớp học Pháp Luân Công kỳ thứ bảy ở Trường Xuân diễn ra suốt cả ngày, hai buổi sáng tối tổng cộng có 3.200 học viên tham dự. Mặc dù là như vậy nhưng vẫn còn có rất nhiều người không mua được vé, có nhiều học viên cũ từng tham dự qua các lớp học trước đã chủ động nhường vé của mình cho các học viên mới.

Trước khi Sư phụ giảng bài, các học viên làm công tác tiếp đón đã chiểu theo cách làm quen thuộc trong người thường để đưa ra các điều lưu ý, ví như không đến muộn không về sớm, không vứt rác bừa bãi v.v., họ viết lưu ý vào tờ giấy rồi đưa lên cho Sư phụ. Sư phụ xem xong liền mỉm cười nói: Không cần dùng đến cái này. Lúc đó, hội trường của Đại học Cát Lâm thường hay có hội nghị, cũng hay tổ chức các lớp học khí công, mỗi lần như vậy đều phải đưa ra những điều lưu ý như thế. Vị học viên này vừa mới đắc Pháp, chưa có liễu giải thâm sâu về Pháp Luân Công nên cho rằng cũng giống như các môn khí công bình thường khác.

Mỗi từng sự việc đều khiến cho học viên tự mình cảm thụ được cao công đại đức của Sư phụ, cũng như sự thần kỳ phi thường của Pháp Luân Công. Các học viên hết sức kính ngưỡng đối với Sư phụ, lúc Sư phụ bước vào hội trường, toàn thể học viên đều đứng dậy, kèm theo đó là tiếng vỗ tay kéo dài vang lên như sấm. Sư phụ ra hiệu tay bảo mọi người ngồi xuống thì mọi người mới ngồi xuống. Lúc bưng nước lên cho Sư phụ, học viên nhìn thấy mảnh giấy Sư phụ đặt ở trước mặt có 32 chữ lớn nhỏ viết viết vẽ vẽ trên đó đều là những điều không thể hiểu được, đây chính là bài giảng của Sư phụ. Lúc Sư phụ giảng Pháp, Ngài đề cập đến những thứ vô cùng cao thâm. Các nhà khoa học, giáo sư, chuyên gia đều ngồi bên dưới chăm chú lắng nghe những điều mình chưa từng biết, những thứ từ nào đến giờ chưa từng có ai nghe nói qua nhưng Sư phụ chỉ dùng mấy câu đã nói xuất ra, tính logic tốt, rõ ràng mạch lạc, những điều nói ra hết sức thấu triệt và minh bạch. Thật sự là quá thần kỳ!

Mỗi ngày lên lớp, 1.600 người không có ai đến trễ về sớm, mọi người đều ngồi ngay ngắn yên lặng, lễ độ với nhau. Giống như Sư phụ nói: Không cần dùng đến cái này, tiêu chuẩn của chúng ta còn cao hơn cái này biết bao nhiêu. Nhớ lại hành động ban đầu, tự thân các học viên đều cảm thấy rất buồn cười. Pháp Luân Công thần kỳ, có thể thật sự cải biến nhân tâm khiến cho con người trở thành người tốt và làm người tốt hơn nữa. Phàm là những người đã từng học qua Pháp Luân Công đều có thể thể ngộ rằng Pháp Luân Công xứng đáng được gọi là tu luyện Đại Pháp, khởi điểm rất cao và được ban cho rất nhiều thứ. Sư phụ mang hết những bảo bối chân truyền ban cho người học công một cách vô tư, bất cứ công phái nào khác đều không làm được điều này.

Sư phụ giảng:

“Trong quá trình truyền Pháp cũng có những chỗ không thuận lợi, can nhiễu đủ mọi phương diện cũng rất lớn. Nhờ đơn vị chủ quản và giới lãnh đạo các cấp đã góp sức hỗ trợ cũng như nỗ lực của các nhân viên công tác, lớp học của chúng ta đã viên mãn rất tốt đẹp.” (Chuyển Pháp Luân)

Pháp mà Sư phụ giảng mỗi từng câu chữ đều mang theo nội hàm thâm sâu. Lớp học kỳ thứ bảy đã gặp phải sự việc như thế này.

Vào hai buổi học sáng tối của ngày thứ hai, lúc Sư phụ đang giảng Pháp thì hội trường đột nhiên mất điện, cả hội trường trên lầu và dưới lầu đều tối đen như mực. Các học viên chịu trách nhiệm tổ chức hết sức khẩn trương, bởi vì hôm đó là ngày Chủ nhật nên không thể tìm thấy nhân viên điện lực, mọi người tất bật ướt đẫm mồ hôi. Trong hội trường có nến dự phòng để dùng vào lúc mất điện. Các học viên lập tức đi lấy nến, đốt lửa lên rồi cắm trên bục giảng.

Sư phụ không khẩn trương chút nào, Ngài nói với học viên chịu trách nhiệm ghi âm: Chẳng phải các vị có máy ghi âm sao? Các vị mua vào cục pin, đặt loa ở hai bên là được rồi. Học viên vừa nghe xong liền lập tức đi mua 10 cục pin tiểu, gắn vào máy ghi âm lớn, rồi chiểu theo lời Sư phụ nói đặt loa ở hai đầu. Nhờ vậy, Sư phụ lại tiếp tục giảng Pháp với máy ghi âm và hai cái loa cho đến lúc kết thúc bài giảng. Những học viên ngồi ở hàng cuối cùng trong hội trường cũng có thể nghe hết sức rõ ràng.

Thời đó, cả hội trường chỉ có duy nhất một cây nến nhỏ chiếu sáng chỗ Sư phụ giảng Pháp, bên dưới khán đài không nhìn thấy chút ánh sáng nào nhưng mọi thứ đều gọn gàng trật tự, mọi người tĩnh tĩnh nghe Pháp, không có người nào nói chuyện cũng như động đậy. Các nhân viên công tác ở hội trường đều cảm thấy bất khả tư nghị, ai nấy đều tán thán: “Thật sự xuất sắc, học viên Pháp Luân Công các vị thật sự xuất sắc! Sau khi hội trường mất điện thì lớp học vẫn diễn ra bình thường, việc này đúng là trước nay chưa từng có. Quả thật là thần kỳ!”

长春第七期法轮功传法班

Lớp truyền Pháp kỳ thứ bảy ở Trường Xuân

Ở lớp học kỳ này, có rất nhiều việc cảm động lòng người khiến cho người ta khó mà quên được. Sau lớp giảng Pháp buổi sáng vào ngày 6 tháng 5, lúc gần giữa trưa, học viên ở điểm luyện công Nam Hồ ra trước cửa hội trường đứng chờ chụp ảnh cùng với Sư phụ. Trong đó có một vị kỹ sư cao cấp ngoài 60 tuổi bị tắc nghẽn mạch máu não, ông ấy phải chống gậy và ngồi trên xe lăn. Sư phụ đến nói với ông: “Ông hãy bỏ cây gậy đi và bước xuống khỏi xe lăn.” Ông ấy nghe xong liền từ từ đứng dậy, bước xuống xe lăn, vứt bỏ cây gậy, rồi thử bước chân về trước, sau đó ông ấy đã đi lại mấy vòng trước cửa hội trường. Ông ấy vui mừng khôn tả, vừa cười vừa khóc. Nhóm người tận mắt chứng kiến ở nơi hiện trường đều thấy thần kỳ, mọi người đều thốt lên: “Thần kỳ quá!” Ông ấy tự mình bước lên bậc thang vào trong hội trường, kể từ đó ông không cần dùng gậy nữa, tự mình có thể đi đứng bình thường. Vợ của ông ấy đã viết thư đại diện cả gia đình cảm ơn Sư phụ trong tối hôm đó, nói rằng họ sẽ quyết tâm tu luyện cho tốt để báo đáp ân đức của Sư phụ. Những sự việc giống như vậy còn có rất nhiều, không thể nào kể ra cho hết.

老人扔下拐杖,走了几圈Vị kỹ sư cao cấp vứt bỏ gậy chống, tự mình bước đi mấy vòng

Nhắc đến chụp ảnh còn có một việc khó quên nữa. Bởi vì những người tham dự lớp học đều tự mình có cảm thụ riêng về sự thần kỳ của Pháp Luân Công và ân đức của Sư phụ nên đều muốn chụp ảnh cùng Sư phụ để lưu lại những hồi ức quý báu và tuyệt đẹp này. Lớp học còn chưa kết thúc đã có rất nhiều người đề xuất yêu cầu phản ánh lên Sư phụ và Ngài đã đồng ý. Sau khi mọi người biết được thì vô cùng vui mừng. Các học viên phụ trách công tác tổ chức cũng vui mừng, nhưng cũng lo lắng: Lớp học có đến 1.600 người, vậy làm thế nào để chụp đây? Bởi vì họ chưa từng tổ chức cho nhiều người như thế này chụp ảnh nên bèn nói: “Mời mọi người ổn định trật tự.” Mọi người vừa nghe thì đều lui về sau, tự động trở về vị trí, yên lặng đứng chờ. Sư phụ đứng trên bậc thang, mọi người lần lượt chụp ảnh cùng Sư phụ bắt đầu từ các học viên ở gần chỗ Sư phụ nhất. Chụp xong họ liền lặng lẽ rời đi, vô cùng trật tự, căn bản là không cần người tổ chức. Từng địa khu chụp ảnh xong, còn có các công ty, gia đình, bạn bè, cá nhân cũng muốn chụp ảnh riêng với Sư phụ. Sư phụ đều đáp ứng từng người một. Mất hơn một giờ đồng hồ và sáu cuộn phim chụp để hoàn tất, Sư phụ trước sau vẫn đứng y nguyên trên bậc thang.

Lòng từ bi, uy đức và Pháp lực của Sư phụ đã cải biến triệt để người ta từ trong nội tâm ra đến bề mặt chỉ trong thời gian có mấy ngày ngắn ngủi. Mỗi cá nhân đều phát sinh biến hóa về căn bản, hiểu được đạo lý làm người, minh bạch ra ý nghĩa của đời người, tự giác làm một người tốt, đều biết nghĩ cho người khác, nghiêm khắc yêu cầu bản thân mình. Pháp Luân Công là một miền tịnh thổ trên thế gian ô trọc.

Ở lớp học kỳ thứ bảy, những điều Sư phụ giảng rất cao. Sau khi lớp giảng Pháp kết thúc, Sư phụ yêu cầu học viên sao lục lại không để sót chữ nào từ băng ghi âm giảng Pháp. Mấy vị học viên ở trường Đại học Cát Lâm đã gánh vác công tác này, trong thời gian rất ngắn đã sao lục xong những văn tự từ băng ghi âm, xếp chồng lên nhau cao thật cao. Thời đó chúng tôi vẫn chưa biết đây chính là lời Sư phụ giảng:

“Tôi còn nói với chư vị rằng: nội dung cuốn sách này là bài giảng Pháp tại một số lớp hợp lại. Đều là [điều] mà tôi giảng, từng câu đều là tôi giảng ra, đều là từ băng thâu âm lấy từng chữ từng chữ mà ra, lấy từng chữ từng chữ sao chép ra, đều là do các đệ tử, học viên của tôi đã giúp tôi sao lục lại, sau đó tôi chỉnh lý từng lượt từng lượt. Đều là Pháp của tôi, những điều tôi giảng chính là Pháp này.” (Chuyển Pháp Luân)

Cuốn sách quý báu này chính là “Chuyển Pháp Luân”.

师父在长春第七期法轮功传法班上讲法

Ngày 3 tháng 5 năm 1994, Sư phụ giảng giải đồ hình Pháp Luân cho học viên trên lớp học truyền thụ Pháp Luân Đại Pháp kỳ thứ bảy ở Trường Xuân

Vào ngày cuối cùng của lớp học, từng lá cờ tuyên dương cũng như từng phong thư cảm ơn lần lượt được gửi lên bục giảng. Mỗi cá nhân học viên đều được thụ ích, tâm tình phấn khích đến rơi nước mắt, không có lời nào để nói ra hết những gì từ tận đáy lòng mình. Mọi người tranh nhau bắt tay chào tạm biệt Sư phụ. Có học viên hỏi Sư phụ: “Sư phụ ơi, Ngài đi rồi, từ đây về sau không còn ở Trường Xuân nữa thì chúng con phải làm sao? Ngài còn quản chúng con nữa không?” Sư phụ nói: “Dù cho chư vị đi đến mặt trăng thì tôi đều quản chư vị.”

Đã mười bảy năm trôi qua, các đệ tử Đại Pháp Trường Xuân trải qua bao nhiêu mưa gió bão bùng, trước sau vẫn kiên định bước đi trên con đường tu luyện Đại Pháp. Tuy trong tâm chúng con biết rõ, và thời thời khắc khắc cũng cảm nhận được Sư phụ đang ở bên cạnh bảo hộ cho chúng con nhưng chúng con vẫn mong nhớ Sư phụ, hết sức mong nhớ Sư phụ, mong ngóng thời khắc Sư phụ quay về quê nhà, mong ngóng thời khắc đoàn viên cùng Sư phụ! Chúng con muốn nói rằng: Sư phụ hảo! Năm nay là sinh nhật lần thứ 60 của Sư phụ. Chúng con xin kính chúc Sư phụ sinh nhật vui vẻ!

Sư phụ đích thân đến Đại học Cát Lâm giảng Pháp cho phụ đạo viên Trường Xuân

Ngày 18 tháng 9 năm 1994, Sư phụ lại đến Đại học Cát Lâm lần nữa. Ở hội trường trên tầng bảy tòa nhà khoa Vật lý và Hóa học, Sư phụ giảng Pháp cho các phụ đạo viên Pháp Luân Đại Pháp Trường Xuân. Nội dung giảng Pháp lần này của Sư phụ chính là bài “Giảng Pháp cho các phụ đạo viên Pháp Luân Đại Pháp ở Trường Xuân [1994]” trong cuốn “Pháp Luân Đại Pháp Nghĩa Giải”.

师父给长春法轮大法辅导员讲法Sư phụ giảng Pháp cho các phụ đạo viên Pháp Luân Đại Pháp Trường Xuân

Trong lần giảng Pháp này, Sư phụ nói:

“Thực ra [để] nắm vững một vấn đề, thì hãy tìm ở tâm tính, vấn đề nào cũng đều có thể giải quyết.”

“Chúng tôi yêu cầu chư vị hoàn toàn là một người siêu thường, hoàn toàn buông bỏ những lợi ích cá nhân, hoàn toàn vì người khác. Những vị Đại Giác Giả kia họ là vì điều gì? Họ hoàn toàn là vì người khác. Cho nên nói, chúng ta yêu cầu người tu luyện cũng rất cao, và học viên đề cao lên cũng rất nhanh.” (Giảng Pháp cho các phụ đạo viên Pháp Luân Đại Pháp ở Trường Xuân [1994])

Sư phụ còn đưa ra kiến nghị đối với các học viên Pháp Luân Công Trường Xuân:

“Còn điều nữa mà tôi chưa có nói điều này cho một số người phụ trách chúng ta, chính là chư vị hãy mở đầu ở quê tôi, tổ chức một chút, chúng ta không thể chỉ luyện công tập thể, chúng ta hãy tìm và định ra thời gian tập thể cùng đến học Pháp. Từng chương từng mục, mọi người niệm đọc, thảo luận một chút. An bài thời gian học tập là cố định lại tựa như luyện công tập thể. Tôi nghĩ rằng làm như thế là tốt hơn, có tính nhắm thẳng, như vậy thì đối với tương lai chúng ta, khi gặp vấn đề thực tế thì có Pháp để có thể dựa vào. Chúng ta mở đầu, tại những trạm phụ đạo các nơi toàn quốc có thể có tác dụng dẫn đầu rất là tốt. Sau này các nơi toàn quốc có thể phỏng theo, làm như vậy là có chỗ hết sức tốt đẹp cho việc đề cao nhận thức của chúng ta, [tôi] đưa ra kiến nghị như vậy.” (Giảng Pháp cho các phụ đạo viên Pháp Luân Đại Pháp ở Trường Xuân [1994])

Sau khi Sư phụ giảng Pháp, các học viên Pháp Luân Công Trường Xuân bắt đầu chú trọng học Pháp tu tâm tính, việc này rất nhanh truyền ra toàn quốc. Năm 1995, sau khi cuốn sách “Chuyển Pháp Luân” xuất bản, mọi người không thể rời tay khỏi sách. Các học viên tổ chức những nhóm học Pháp từ nhỏ đến lớn, tự động cùng nhau đến học Pháp. Rất nhiều người sau khi tan sở đến ngay điểm học Pháp để học Pháp, mỗi ngày đều làm vậy, đặt định cơ sở tu luyện cá nhân vững chắc.

Thời đó, thường có học viên các nơi trên toàn quốc đến Trường Xuân để giao lưu, thậm chí là thường có các học viên Đài Loan và hải ngoại, bao gồm cả học viên phương Tây dùng kỳ nghỉ phép trong năm để đến Trường Xuân cùng học Pháp luyện công với các học viên Trường Xuân. Những học viên đến Trường Xuân này chắc chắn cũng phải đến Đại học Cát Lâm để hồi tưởng lại con đường truyền Pháp của Sư phụ vào năm đó, cũng như lắng nghe học viên kể lại những gian khổ và thần tích lúc Sư phụ truyền Pháp, mọi người càng thêm thân thiết và nhận được sự khích lệ.

炼完功就到学法小组学法

Sau khi luyện công thì đến học Pháp nhóm

“Phật quang phổ chiếu, lễ nghĩa viên minh.” Mười bảy năm qua, tuy Đại học Cát Lâm đã hợp với trường khác và chuyển xuống phía Nam nhưng nơi Sư phụ truyền Pháp vào năm đó vẫn y nguyên như cũ, trang nghiêm thần thánh, yên tĩnh an hòa. Kể từ đầu năm 1995 đến ngày 20 tháng 7 năm 1999, có rất nhiều học sinh trung học, sinh viên chưa tốt nghiệp đại học, nghiên cứu sinh đều muốn ghi danh vào trường Đại học Cát Lâm bởi vì trong sách “Chuyển Pháp Luân” có nhắc đến Đại học Cát Lâm. Vào ngày ghi danh, cùng lúc đến nơi đăng ký dự tuyển thì họ thường đến điểm luyện công và nhóm học Pháp. Họ đều là những học sinh rất thông minh, họ có năng lực đăng ký dự thi vào Đại học Thanh Hoa, Đại học Bắc Kinh, còn có những học sinh có thể học thuộc lòng cuốn sách “Chuyển Pháp Luân”. Lúc học Pháp thì họ học thuộc từng chữ không có sai sót. Họ đến Đại học Cát Lâm là để cảm nhận hoàn cảnh tu luyện và học Pháp ở nơi đây.

Còn có một câu chuyện như thế này. Vào khoảng năm 1995, ở Lan Châu tỉnh Cam Túc có một người nhìn thấy cuốn sách “Chuyển Pháp Luân” trong hiệu sách, anh ấy vừa giở sách ra liền cảm thấy đây không phải là một cuốn sách bình thường nên đã mua về nhà. Anh ấy xem sách xong liền muốn học công, nhưng không biết luyện công như thế nào, động tác trông ra làm sao. Anh ấy xem thấy trong sách có viết: “Trước đó chúng tôi dạy tại trường Đại học Cát Lâm” (Chuyển Pháp Luân) nên đã viết cho lãnh đạo trường đại học một bức thư. Có rất nhiều người trong trường luyện Pháp Luân Công, bởi vì người tu luyện có cảnh giới cao cho nên những người luyện Pháp Luân Công đều rất có danh tiếng. Bức thư này được chuyển đến một vị học viên, vị học viên này đã gửi băng hình Sư phụ dạy công cho anh ấy qua đường bưu điện. Hai người họ liên lạc qua lại với nhau nhiều lần mãi cho đến ngày 20 tháng 7 năm 1999.

Những câu chuyện giống như trên còn có rất nhiều. Ở Hồ Nam và các nơi khác đều có người xem xong cuốn “Chuyển Pháp Luân”, biết được Sư phụ mở lớp tại Đại học Cát Lâm nên đã viết thư hỏi thăm. Các học viên cũng giúp đỡ cho từng người một.

Vào năm đó, Sư phụ hết sức quan tâm đến đệ tử Đại Pháp ở Đại học Cát Lâm. Rất nhiều học viên tiếp xúc với Sư phụ vào thời kỳ đầu đều được Sư phụ tự mình viết chữ cho. Chữ viết có những nội dung như “Chân tu”, “Nhẫn”, “Du du vạn sự, tu luyện vi đại” v.v. Những chữ viết này đã được mang ra trưng bày trong buổi triển lãm mỹ thuật Pháp Luân Đại Pháp lần thứ hai ở Trường Xuân nhân dịp kỷ niệm 5 năm Sư phụ truyền Pháp. Đây cũng là niềm vinh diệu to lớn của các đệ tử Đại Pháp ở Đại học Cát Lâm.

Hồi tưởng lại từng thời từng khắc Sư phụ truyền Pháp ở Đại học Cát Lâm, nhiều lần chúng tôi không cầm được nước mắt. Sư phụ đã ban cho chúng ta quá nhiều những điều tốt đẹp. Có một vị học viên nhìn thấy Sư phụ thì liền rơi nước mắt, anh ấy đã khóc từ đầu đến cuối. Anh ấy nói: “Trong đời này chưa bao giờ tôi lại khóc nhiều đến vậy.” Bởi vì đó là khoảng thời gian mỗi người chúng tôi cảm thấy hạnh phúc nhất và vui vẻ nhất trong cả cuộc đời này, và nó cũng là gia tài quý báu trong sinh mệnh của chúng tôi. Ân điển của Sư phụ từ bi chính là thể hiện uy đức của Ngài, nó không thuộc về cá nhân chúng ta, mà đó là Phật ân hạo đãng, là triển hiện của Đại Pháp vũ trụ, bắt nguồn từ Đại Pháp và quay trở về với Đại Pháp.

Sư phụ đã nếm trải muôn vàn gian khổ để truyền bộ Pháp tốt như vậy độ chúng ta, Ngài chỉ cần chúng ta một lòng hướng Thiện. Trải qua mười lăm năm mưa gió bão bùng, chúng ta đã trưởng thành và càng trân quý hơn nữa hết thảy những điều Sư phụ ban cho chúng ta. Hôm nay, nhân dịp sinh nhật lần thứ 60 của Sư phụ cũng như kỷ niệm mười chín năm truyền Pháp, toàn thể đệ tử Đại Pháp Đại học Cát Lâm kính chúc Sư phụ sinh nhật vui vẻ! Chúng con gửi lời vấn an Sư tôn! Dưới sự chiếu rọi của ánh quang Đại Pháp, chúng con nhất định sẽ không cô phụ lòng từ bi của Sư tôn, cố gắng làm tốt những điều đệ tử Đại Pháp cần làm, vững bước tinh tấn và tinh tấn hơn nữa!


Bản tiếng Hán: https://big5.minghui.org/mh/articles/2011/5/10/240152.html

Đăng ngày 20-08-2020; Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.

Share