Bài viết của Vương Hân
[MINH HUỆ 10-06-2020] Tháng 3 năm 2001, khi đó tôi 25 tuổi, tôi bị bắt và đưa tới Trại tạm giam Hải Điến ở Bắc Kinh. Vào năm ngoái, tôi đã ra nước ngoài sinh sống. Rất nhiều học viên đã hỏi tôi làm sao có thể sống sót qua chín năm ở trong tù. Không dễ dàng chút nào, và nếu không có sự bảo hộ và chỉ dẫn của Sư phụ, tôi sẽ không thể vượt qua được khổ nạn và bước đi được cho đến ngày hôm nay.
Tất cả những người Trung Quốc ở độ tuổi của tôi đều bị Đảng cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) tẩy não chuyên sâu. Ngay từ mẫu giáo, nền giáo dục của chúng tôi đã xây dựng dựa trên văn hóa Đảng và chủ nghĩa vô thần. Những người có cơ hội vào đại học là chịu độc hại nặng nhất vì họ phải nhớ tất cả những tư tưởng và tuyên truyền của ĐCSTQ để vượt qua kỳ thi đại học. Tôi là một trong số đó. Tôi đã đỗ vào Đại học Thanh Hoa, một trong những trường đại học tốt nhất ở Trung Quốc. Đầu não của tôi bị lấp những tà thuyết của đảng, nhiều đến nỗi tôi cảm thấy như có một hàng rào rất dày ngăn trở tôi với Pháp.
Cảm giác này kéo dài rất lâu sau khi tôi bị bắt giữ. Trong trại tạm giam, tôi hy vọng rằng mình có nhận thức đủ sâu và niềm tin vào Pháp, nhưng tôi thường không đạt tới cảnh giới đó; nó thực sự khiến tim tôi đau nhói. Khi tôi giảng chân tướng cho các lính canh trại giam, tôi thường tự hỏi bản thân tu luyện là gì và tại sao tôi lại tin vào Pháp này. Tôi có thể giữ đầu óc thanh tỉnh khoảng ba tuần và sau đó, nó lại rối bời trong một tuần. Chu kỳ này cứ lặp đi lặp lại liên tiếp trong bốn năm. Quá trình ấy giống như một củ hành tây. Những ý niệm xấu bị loại bỏ và sau đó những lớp khác lại lộ ra.
Trong trại tạm giam này chỉ có mình tôi là học viên. Sau khi bị giam cầm 20 ngày, tôi cảm thấy chính niệm của mình càng ngày càng yếu đi. Tôi nghĩ rằng tôi không thể giữ vững chính niệm lâu hơn nữa, nhưng có một điều bất ngờ đã xảy ra.
Một ngày nọ, một tù nhân không được học hành nhiều đột nhiên nói: “Để tôi kể cho anh bạn một câu chuyện. Có một vận động viên bơi chuyên nghiệp ở Mỹ. Hai năm trước, sau khi cô ấy vượt qua Kênh đào Anh thành công, cô quyết định cố gắng bơi từ một hòn đảo gần California tới đất liền Mỹ. Ngay sau khi bắt đầu, trời bắt đầu có sương và cô không thể nhìn thấy chiếc thuyền bảo vệ mình nhưng cô vẫn tiếp tục. 15 giờ sau, cô kiệt sức và rất lạnh. Cô cảm thấy rằng cô không thể bơi tiếp được nữa. Nhưng cô vẫn kiên trì cố gắng thêm 30 phút nữa. Cuối cùng, cô bắn tín hiệu cứu hộ. Chiếc thuyền tìm thấy cô và cô phát hiện rằng mình chỉ còn cách bờ biển có một hải lý.”
Người tù nhân kết luận: “Do đó chúng ta phải kiên trì, bởi có thể chỉ còn một bước nữa là tới thành công.” Tôi gần như đã khóc. Tâm lý mệt mỏi sắp kiệt sức của tôi thoáng chốc tràn đầy chính niệm. Tôi biết rằng Sư phụ đã mượn lời của người tù nhân này để điểm hóa cho tôi.
Vài ngày sau, tôi bị chuyển tới trại tạm giam Số 1 Bắc Kinh khét tiếng, nơi dành cho những tội phạm mắc trọng tội. Nhiều học viên ở Đại học Thanh Hoa của tôi cũng bị giam tại đây. Môi trường trong trại giam này tốt hơn một chút so với trại giam trước, bởi rất nhiều học viên bị giam cầm ở đây đã giảng chân tướng cho lính canh. Các tù nhân tin tưởng tôi và giao cho tôi phụ trách kế toán, điều đó giúp tôi có thể tiếp cận với bút và giấy. Các học viên và tôi viết ra những bài thơ của Sư phụ và những bài kinh văn ngắn mà chúng tôi thuộc. Chúng tôi đưa cho những học viên xung quanh và một vài tù nhân đọc. Những học viên mới bị bắt giữ nhớ thơ và kinh văn đăng tải sau khi chúng tôi bị giam cầm cũng viết ra để chúng tôi có cơ hội học Pháp.
Trong quá trình tu luyện, thường có những điều vô cùng huyền diệu xảy ra. Vào một buổi sáng của tháng 12 năm 2001, mấy câu của một bài thơ nổi tiếng Trung Quốc bỗng nhiên xuất hiện trong tâm trí tôi khi tôi viết: “Thuyền nhẹ đã quá vạn trùng san, hai bờ vượn khóc than chẳng dứt” Phần gốc của bài thơ là nửa câu đầu – Những gì xuất hiện trong trí nhớ của tôi là sai so với phiên bản gốc. Tôi biết đó là điểm hóa của Sư phụ. Hai năm sau, tôi có cơ hội được đọc Kinh Văn của Sư phụ, “Giảng pháp tại Pháp hội Philadelphia 2002.” Điều đầu tiên Sư phụ giảng trong bài Kinh văn là hai câu thơ theo trình tự nguyên gốc: “Hai bờ vượn khóc than chẳng dứt, thuyền nhẹ đã quá vạn trùng san” (“Giảng pháp tại Pháp hội Philadelphia 2002”, Giảng Pháp tại các nơi II). Rất nhiều đồng tu đã kinh ngạc với trải nghiệm này.
Tháng 6 năm 2003, tôi bị chuyển tới Nhà tù Hoa Tử ở tỉnh Liêu Ninh. Môi trường và thức ăn ở đây thật kinh khủng. Ngoài hai bữa ăn một tuần, chúng tôi chỉ được cung cấp một nửa chiếc bánh mỳ ngô. Canh thì chỉ là nước muối mặn với một vài cọng rau. Vào mùa hè, bữa ăn chỉ là bí xanh luộc. Thậm chí cho đến tận bây giờ, tôi vẫn cảm thấy buồn nôn khi nhìn thấy bí xanh.
Mỗi học viên giam cầm ở đó bị hai tù nhân giám sát. Không một học viên nào được nói chuyện với nhau. Chúng tôi tăng cường giảng chân tướng cho các tù nhân giám sát chúng tôi; sau một thời gian họ không khắc nghiệt với chúng tôi nữa. Các học viên có thể đọc Pháp cho nhau hay chia sẻ ngắn gọn thể ngộ của mình. Khi một số học viên có được Kinh văn mới của Sư phụ, chúng tôi thu xếp thời gian và gặp nhau ở một điểm nào đó để bí mật truyền tay nhau những bài Kinh văn. Chúng tôi học Pháp trên giường. Vì đèn ở ngoài hành lang luôn luôn sáng, chúng tôi giữ tờ giấy bên dưới chăn và học Pháp trong điều kiện ánh sáng yếu, trong khi vẫn phải cố gắng giữ bí mật với lính canh trực ca đêm.
Sau khi một học viên học xong một bài Kinh văn, anh ấy đưa nó cho học viên khác. Mất khá nhiều thời gian để cho tất cả chúng tôi hoàn thành một bài Kinh văn, nhưng tất cả chúng tôi biết rằng chúng tôi phải học Pháp để tăng cường chính niệm trong môi trường tà ác này. Trong suốt thời gian đó, tôi nhớ Hồng Ngâm II. Tôi tự nhủ với bản thân rằng sau khi được trả tự do tôi sẽ trân quý thời gian học Pháp mỗi ngày và không đợi tới khi hoạn nạn tới.
Các học viên bị giam giữ trong Nhà tù Hoa Tử bị cưỡng bức lao động nặng nhọc, xem video khiêu dâm và những điều của các tôn giáo khác và bị tra tấn buộc phải ngồi trên ghế đẩu nhỏ một thời gian dài. Đầu năm 2002, bảy học viên bắt đầu tuyệt thực để phản đối bức hại, cuộc tuyệt thực đó kéo dài sáu tháng. Một lính canh có biệt danh là Đầu To bức thực các học viên. Anh ta nhổ nước bọt vào ngũ cốc và rửa bát đựng ngũ cốc bằng nước bẩn. Một lính canh tên Lý Thành Tân tuyên bố rằng anh ta sẽ cho nước tiểu và phân vào ngũ cốc.
Tháng 6 năm 2004, nhà tù bắt đầu một đợt bức hại mới. Họ đặt mục tiêu sẽ chuyển hóa tất cả học viên bị giam cầm trong vòng 100 ngày và gọi nó với cái tên “Hành động 100 ngày”. Trong đợt bức hại đó, học viên Liên Bình Hòa và Phạm Học Quân bị tra tấn đến chết.
Một buổi sáng vào tháng 9 năm 2004, vài tù nhân di chuyển bàn ghế vào trong một căn phòng nhỏ và giam tôi ở trong đó. Một lính canh nói với tôi: “Hãy ký vào biên bản từ bỏ Pháp Luân Công. Nếu anh không ký thì điều đang chờ đợi sẽ vượt xa sự tưởng tượng của anh.” Tôi bình tĩnh và nói: “Tôi không sợ và tôi sẽ không từ bỏ đức tin của mình. Sẽ không có gì xảy ra với tôi.” Một tiếng đồng hồ sau, một điều kỳ diệu đã đến. Tôi được đưa trở lại phòng của mình và họ lại di chuyển bàn ghế về chỗ cũ. Nó kết thúc như thế.
Hai giờ sau, một tù nhân tên Dương Nghị Nam (nguyên Phó thị trưởng thành phố Thẩm Dương) được chỉ định giám sát tôi nói với tôi rằng ông ấy đã tham dự một cuộc họp với một nhóm lãnh đạo nhà tù. Họ đang nói chuyện về tôi và quyết định dừng bức hại tôi một thời gian.
Dương nói với tôi: “Anh có biết tôi đã cố gắng hết sức để giúp đỡ anh tại buổi họp đó không? Tôi nói với họ rằng anh đã hy sinh sự nghiệp giáo dục, công việc, gia đình và tình yêu vì đức tin của mình. Tôi hỏi họ ‘Các anh mong muốn đạt được điều gì nếu anh ấy từ bỏ đức tin của mình? Và nó mang lại điều tốt đẹp gì cho các anh đây?”
Sau đó ông ấy nói: “Anh có muốn biết tại sao tôi cố gắng hết sức để giúp anh không? Một buổi sáng tôi bị ốm, ho và không thể thở được. Không một ai kể cả những người bị giam giữ ở đây cùng với tôi một thời gian dài quan tâm tới tôi. Anh là người mới đến, nhưng anh giúp tôi đứng dậy, đi xung quanh và đổ nước nóng cho tôi. Có thể anh không nhớ, nhưng tôi thì có.”
Sau đó, nhà tù gây áp lực lên gia đình tôi. Họ yêu cầu gia đình tôi thuyết phục tôi từ bỏ tu luyện thông qua một video mà nhà tù làm. Họ còn làm một video về mẹ tôi đang nằm trong bệnh viện ở Thẩm Dương. Họ nói với mẹ tôi rằng tôi sẽ sớm chuyển hóa và án tù của tôi sẽ được giảm nhẹ. Mẹ tôi nghĩ rằng đó là sự thật và ở trong video cầu xin tôi từ bỏ tu luyện sớm nhất có thể. Trước khi bật video cho tôi, họ nói với tôi rằng mẹ tôi đang chút hơi thở cuối cùng và nếu tôi từ bỏ Pháp Luân Công họ sẽ cho phép tôi được gặp bà trước khi bà qua đời.
Tại nhà tù Trung Quốc, những tội phạm hình sự được phép về thăm khi cha mẹ họ qua đời, nhưng tôi, một người chỉ muốn giữ vững đức tin và nhân phẩm của mình thì lại không. Bác sỹ nói rằng mẹ tôi sẽ sống được thêm 2 hay 3 năm nữa, nhưng bà đã qua đời dưới áp lực tinh thần to lớn mà không được gặp con trai của mình. Khi tôi nhận được thông tin, tôi rất buồn và sốc. Đêm mà mẹ tôi qua đời, tôi có một giấc mơ, trong giấc mơ đó người học viên Thường Vạn Lượng bị giam giữ cùng với tôi đã chỉ lên bầu trời và hỏi tôi nhìn thấy gì. Tôi nhìn thấy một thiên hà tỏa ra một thông điệp nhẹ nhàng và an ủi tôi. Ngay sau đó, thiên hà đó phát nổ như pháo hoa.
Từ năm 2003 tới năm 2006, học viên ở Nhà tù Hòa Tử đã tuyệt thực nhiều lần, yêu cầu trả tự do vô điều kiện cho họ và được tôn trọng vì giữ vững phẩm hạnh của mình. Vào năm 2005 và 2006, tôi cũng tham gia tuyệt thực hai lần; một lần 99 ngày và một lần khác 140 ngày. Theo lệnh của lính canh, các tù nhân bức thực chúng tôi bỏ những thứ bẩn vào ngũ cốc của chúng tôi và để bát ngũ cốc của chúng tôi cạnh bồn cầu. Lính canh đẩy và kéo lê chúng tôi vào phòng để bức thực.
Đầu năm 2007, với nỗ lực của tất cả các học viên, trạng thái và môi trường tu luyện trong tù đã thay đổi đáng kể. Chúng tôi từ chối hợp tác với lính canh, từ chối làm việc nặng nhọc, từ chối ngồi ghế đẩu nhỏ hay lục soát thân thể. Người nhà của một học viên mang tới cho anh tài liệu chân tướng trong khi đến thăm, do đó chúng tôi đã chuyển tài liệu đó tới cho các tù nhân. Một học viên khác mang bài giảng điện tử của Sư phụ vào trong tù.
Một học viên đọc bài giảng: “Chư vị đã biết đạo lý tương sinh tương khắc, không có sợ, thì cũng không tồn tại nhân tố làm cho chư vị sợ. Không phải là miễn cưỡng, mà là thản nhiên vứt bỏ nên đạt được.”(“Tống khứ chấp trước cuối cùng” Tinh Tấn Yếu Chỉ II). Do đó, học viên này bắt đầu chép những bài giảng từ sách điện tử ra giấy và đưa cho các học viên khác. Tâm tính của chúng tôi đã được cải biến và mọi người chép Pháp cả ngày lẫn đêm. Vào một ngày, lính canh tìm thấy giấy trong phòng chúng tôi và lấy chúng đi. Một học viên nói với tôi rằng anh ấy sẽ tuyệt thực để phản đối và tôi quyết định sẽ cùng tham gia với người học viên này. Vài giờ sau, lính canh trả lại giấy cho chúng tôi.
Chúng tôi có thể nói rằng tà linh ở không gian khác của Nhà tù Hoa Tử đã bị giải thể. Hàng ngày, chúng tôi đều phát chính niệm vào 6 giờ, 12 giờ sáng và chiều. Thậm chí, lính canh còn giả vờ không nhìn thấy chúng tôi lập trưởng để phát chính niệm. Tù nhân chỉ định giám sát chúng tôi được thay thế bằng một người mới cứ hai tuần một lần bởi nhà tù sợ rằng chúng tôi sẽ thuyết phục họ tu luyện. Nhưng điều tốt là chúng tôi có cơ hội để nói chuyện với tất cả các tù nhân trong nhà tù và giảng chân tướng cho họ.
Tuy nhiên, chính quyền tỉnh quyết định tách biệt các học viên giam cầm tại Nhà tù Hoa Tử và chuyển chúng tôi tới ba nhà tù khác nhau. Hàng chục người trong chúng tôi bị chuyển tới Nhà tù Nam Quan Lĩnh ở thành phố Đại Liên, bao gồm có ba học viên sau đó bị tra tấn tới chết gồm: Vương Bảo Kim, Bạch Hạc Quốc và Lưu Quyền. Tôi và một đồng tu họ Nhậm bị đưa tới Phân khu Số 16.
Lần đầu tiên tới đó, học viên Nhậm hô lớn: “Pháp Luân Đại Pháp hảo. Học viên Pháp Luân Đại Pháp vô tội.” Sau đó, anh ấy bị đưa vào một phòng giám sát nghiêm ngặt. Tôi bắt đầu tuyệt thực để phản đối, do đó nhà tù quyết định bức thực tôi. Họ kéo tôi từ tầng 3 xuống tầng 1, sau đó kéo tôi thêm 300m trên mặt đất tới một căn phòng. Trời mùa đông, da trên bàn chân và chân của tôi bị chảy máu. Tôi rất buồn và nghĩ: “Chúng tôi mới chính lại được môi trường ở Nhà tù Hoa Tử. Bây giờ chúng tôi lại đang phải đối mặt với một môi trường khắc nghiệt khác.”
Tôi nghĩ đến việc tự tử để phản đối. Thật trùng hợp, tôi tìm thấy một lưỡi dao trong một vết nứt ở trên tường. Khi tôi quyết định tiếp tục hành động, một người trong bộ trang phục màu vàng Phật giáo đã xuất hiện trước mặt tôi và nói: “Đây có phải là điều ta dạy chư vị không? Làm sao chư vị có thể thực hiện phương thức này?” Ông ấy đã lặp đi lặp lại vài lần. Tôi nhận ra rằng đó là một lời cảnh tỉnh của Sư phụ, nên tôi đã từ bỏ suy nghĩ sai lầm đó.
Vài tháng sau, bởi tôi và hai học viên khác từ chối lao động cưỡng bức, chúng tôi bị đưa tới một phòng dưới sự giám sát chặt chẽ của lính canh. Căn phòng rất nhỏ, diện tích chỉ khoảng gần 4 mét vuông. Chúng tôi bị buộc phải ngủ trong tư thế đầu cạnh nhà vệ sinh như một sự xúc phạm. Bức tường được bọc bởi một tấm nhựa để tránh các tù nhân đập đầu vào tường tự tử. Có một vài vòng thép được gắn trên tường để khóa các tù nhân.
Lính canh còng tay và cùm chân tôi lại. Một đầu của còng tay móc vào khóa ở chân và được khóa vào chiếc vòng ở trên tường để người tôi phải cúi xuống. Tôi đã bị khóa trong tư thế đau đớn đó ba ngày và chỉ được thả ra trong thời gian ăn và sử dụng nhà tắm. Ba ngày sau, tay trái của tôi vẫn bị khóa lên tường, mặc dù tôi không phải cúi người. Trong thời gian ngủ, một tay của tôi cũng bị khóa lên tường. Kiểu tra tấn này kéo dài bốn tháng.
Tháng 3 năm 2008, tôi bị chuyển tới một phòng khác và chân tay tôi lại bị khóa cả ngày. Tôi phải ngồi xuống sàn nhà ngày này qua ngày khác. Vào tháng 4, tôi tuyệt thực bốn ngày, yêu cầu quyền được luyện các bài công pháp Pháp Luân Công. Cuối cùng họ cũng để tôi luyện các bài công pháp vào mỗi buổi sáng và vào giữa trưa.
Ở trong phòng, tôi thường học Pháp và phát chính niệm. Nhưng đôi khi tôi nghĩ về những thứ khác và suy nghĩ của tôi trở nên bất thuần. Khi tôi có suy nghĩ bất thuần, một giọt nước sẽ chảy ra từ vòi nước rơi xuống phát ra âm thanh. Khi suy nghĩ của tôi tệ hơn nữa thì âm thanh sẽ phát ra to hơn nữa. Không có nước tích tụ bên dưới vòi nước, nhưng âm thanh rất to. Tôi nhận ra rằng đó là cảnh tỉnh của Sư phụ không được có những suy nghĩ bất thuần.
Năm 2009, tôi được chuyển lại phòng giam bình thường. Khi tôi có suy nghĩ bất thuần, các thanh sắt trên cửa sổ sẽ phát ra âm thanh, nhắc nhở tôi chính lại bản thân mình. Nhưng không ai chạm vào những thanh sắt đó. Tôi hỏi các tù nhân khác và họ nói họ không nghe thấy gì.
Vào tháng 8, một tù nhân phạm tội giết người tên Lý Lâm được chỉ định giám sát tôi. Anh ta là một kẻ tà ác và thường khuyên những lính canh nên tra tấn tôi như thế nào. Anh ta không cho tôi luyện công, lấy thực phẩm của tôi và liên tục chửi rủa và lăng mạ tôi. Do đó, từ tháng 8 đến tháng 11, tôi tuyệt thực một lần nữa. Lính canh yêu cầu vài tù nhân kéo lê tôi 500m trên mặt đất tới phòng bức thực. Chân của tôi bị thương. Họ đã bức thực một lượng lớn muối vào ngũ cốc vào dạ dày tôi khiến cho tôi bị nôn mửa và tiêu chảy.
Từ cuối tháng 11 tới đầu tháng 12, tôi tuyệt thực thêm một lần nữa và yêu cầu quyền được luyện các bài công pháp. Lần này sự bức hại còn tàn bạo hơn. Khi tôi ngủ, họ khóa tay tôi lên tường để người tôi cúi xuống. Họ chỉ mở khóa một còng tay và một khóa chân cho tôi khi tôi ngủ để tôi có thể duỗi thẳng, nhưng một tay và chân còn lại vẫn bị khóa lên tường.
Trong quá trình bức thực, hai lính canh sử dụng dùi cui điện để sốc điện tôi. Dùi cui điện tạo ra tiếng ồn lớn lên bàn chân, chân và cánh tay của tôi. Tôi cố gắng hết sức để không tạo ra tiếng động. Thậm chí, lính canh còn nghĩ rằng, dùi cui điện không hoạt động. Trong phòng khá yên tĩnh. Chỉ có thể nghe thấy tiếng điện phóng nên cơ thể tôi và nó khiến cho các tù nhân khác sợ hãi.
Họ bức thực tôi bằng nước muối rất mặn và không cho phép tôi nôn ra. Nếu tôi nôn, họ sẽ đổ thêm nước muối xuống cổ họng tôi. Vào ngày thứ 2, trong khi bức thực tôi một lần nữa, họ sử dụng dùi cui điện để sốc điện tôi. Bảy ngày sau, họ đã ngừng bức thực tôi bằng nước muối mặn vì bị tôi phản đối mạnh mẽ.
Sau đó, tôi rất yếu vì bị tra tấn. Tôi bị sốt cao và phổi của tôi trong tình trạng xấu vì sốt cao. Tôi nôn bất kỳ thứ gì mà tôi ăn vào. Vào ngày thứ 4, họ gọi điện cho cha tôi. Ông giúp tôi ăn nửa quả táo; đó là thứ duy nhất mà tôi có ở thời điểm đó. Lính canh đưa tôi tới một phòng khám nhà tù, tôi bị hôn mê ở đó; sau đó, họ đưa tôi tới phòng cấp cứu của bệnh viện thành phố.
Tôi bị bất tỉnh và không thể kiểm soát được đường ruột của mình, nhưng lính canh vẫn khóa một tay tôi vào giường cho tới khi bác sỹ và y tá mắng họ. Lính canh tin rằng tôi sẽ chết và không muốn chịu trách nhiệm, do đó họ đã gọi cho cha tôi và yêu cầu ông tới chăm sóc tôi. Cha, chị gái và một số anh chị em họ tôi đã tới bệnh viện.
Sau đó cha tôi nói với tôi rằng tại thời điểm đó tôi rất yếu và mọi người nghĩ rằng tôi đang ở ranh giới giữa sự sống và cái chết. Sau hai ngày điều trị cấp cứu, tôi đã tỉnh lại nhưng trong bảy ngày tiếp theo, tinh thần tôi vẫn chưa tỉnh táo. Tôi nghĩ rằng tôi vẫn đang học tại Đại học Thanh Hoa và mẹ tôi đưa tôi tới bệnh viện của trường đại học. Trí nhớ của tôi không khôi phục được cho đến khi tôi được bệnh viện trả tự do.
Những học viên tôi gặp ở đằng sau song sắt và bức tường nhà tù thật kinh ngạc. Sau khi tôi nhập viện, họ ngay lập tức đăng thông tin chi tiết về cuộc bức hại của tôi lên trang web. Vì không ai biết chuyện gì đã xảy ra nên các học viên nghĩ rằng tôi bị đưa đến bệnh viện vì cổ họng của tôi bị thủng trong khi bức thực.
Quay trở lại nhà tù, lính canh chấp thuận rằng tôi không cần lao động cưỡng bức nữa. Tôi cũng có cơ hội để luyện các bài công pháp hàng ngày. Tôi tận dụng mọi cơ hội để giảng chân tướng cho các tù nhân. Một số người tiếp nhận rất dễ, do đó tôi nói với họ về nguyên lý tầng cao hơn của Pháp. Vào một ngày trong phòng ăn trống, tôi nói với một tù nhân về sự trân quý của cơ hội tu luyện như thế nào. Tôi chỉ vào một cái cây trong phòng ăn và nói: “Hãy nhìn cái cây này, nó không có thân người nên nó không thể tu luyện được. Thật buồn làm sao.” Trước sự kinh ngạc của chúng tôi, cái cây cúi về phía chúng tôi và liên tục vẫy chúng tôi như thể nó nghe được lời tôi nói. Không có ai ở xung quanh và cũng không có cơn gió nào. Người tù nhân rất kinh ngạc và nói: “Mọi thứ đều có linh hồn. Những gì anh nói là sự thật!”
Trong năm cuối tại Nhà tù Nam Quan Lĩnh, tôi không bị bức hại nghiêm trọng nữa, nhưng lính canh trưởng vẫn thường xuyên sách nhiễu tôi và tìm lý do để đưa tôi vào phòng theo dõi nghiêm ngặt nhất. Khi tôi bị đưa vào đó, tôi đã tuyệt thực và hai ngày sau họ đã để tôi quay trở lại phòng giam thường. Họ không dám bức thực tôi một lần nữa.
Trong toàn bộ thời gian tôi ở trong tù, tôi cố gắng hết sức để duy trì phẩm hạnh của một người tu luyện Đại Pháp. Tôi từ chối làm theo lệnh của lính canh và từ chối lao động cưỡng bức. Vào ngày được trả tự do, tôi được yêu cầu ký vào một biên bản ở cổng nhà tù. Tôi đã từ chối vì tôi vô tội. Lính canh tại cổng nói: “Ký vào biên bản không có nghĩa rằng anh có tội. Anh không thể rời đi mà không ký vào biên bản. Đây là quy định.” Tôi đáp: “Được, vậy tôi sẽ quay lại phòng giam.” Lính canh cười và để tôi rời đi.
Tôi gặp 55 học viên bị giam giữ tại Nhà tù Hoa Tử và Nam Quan Lĩnh. Hai người đã qua đời tại nhà tù Hoa Tử và ba người qua đời tại nhà tù Nam Quan Lĩnh vì bị tra tấn. Ít nhất thêm hai học viên nữa qua đời ngay sau khi họ được trả tự do và năm học viên được giải cứu sau khi bị đưa tới phòng cấp cứu. Cuộc bức hại này thật tàn bạo và vô nhân tính.
Tôi có thể sống sót và ra được khỏi nhà tù là nhờ sự bảo hộ và chỉ dẫn của Sư phụ. Không có Sư phụ, tôi sẽ gục ngã ngay trong tháng đầu tiên ở trong tù. Con vô cùng cảm tạ Sư phụ vì sự bảo hộ của Người.
Bản tiếng Hán: https://www.minghui.org/mh/articles/2020/6/10/407137.html
Bản tiếng Anh: https://en.minghui.org/html/articles/2020/7/11/185839.html
Đăng ngày 08-08-2020; Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.