Bài viết của phóng viên báo Minh Huệ ở Trung Quốc

[MINH HUỆ 18-06-2020] Nhà tù Nữ Tỉnh Giang Tây là một trong những cơ sở khét tiếng nhất ở Trung Quốc vì bức hại các học viên Pháp Luân Công. Nó sử dụng vô số các phương thức tra tấn để cưỡng bức các học viên Pháp Luân Công từ bỏ đức tin của mình, như buộc họ đứng yên trong thời gian dài, lao động cưỡng bức tăng cường, đánh đập, treo họ lên không, trói họ lại, sỉ nhục, cưỡng bức tẩy não, sử dụng thuốc gây tổn hại thần kinh, cấm ngủ và nhiều hình thức khác.

Các học viên cầm tù ở đây bị bức hại nghiêm trọng. Một số học viên đã qua đời như bà La Xuân Vinh, bà Trương Thục Quân ở thành phố Nam Xương và bà Lý Liệt Phượng ở thành phố Tân Dư.

5d15c31779dcfafebc3c62152ef20eff.jpg

La Xuân Vinh

aa5df31cc021c4b80eb9e685542749ef.jpg

Trương Thục Quân

37201e3b2b63bbdbc55624fefeb15116.jpg

Lý Liệt Phượng

Nhà tù Nữ Tỉnh Giang Tây được xây dựng vào năm 1958. Nó có chín khu giam giữ và hiện tại có khoảng 200 lính canh nữ. Các học viên Pháp Luân Công bị giam giữ trong các khu riêng biệt và mỗi khu có một giáo đạo viên được bổ nhiệm đặc biệt để giám sát bức hại các học viên.

Sau đây là 10 phương thức tra tấn thường được sử dụng nhất để tra tấn các học viên Pháp Luân Công ở Nhà tù Nữ Tỉnh Giang Tây.

Đứng yên trong thời gian dài

Hầu hết các học viên bị giam giữ trong nhà tù phải chịu hình thức tra tấn này.

6dd3648c60eaf771d0f46ec0e7f8e3bf.jpg

Mô phỏng tra tấn: Cưỡng bức đứng trong thời gian dài

Bà Dương Đan Hà, ngoài 60 tuổi ở thành phố Thượng Nhiêu thường bị buộc phải đứng yên từ sáng tới tối và đôi khi tới sáng hôm sau. Bà từng bị cưỡng bức đứng trong 24 giờ liên tục.

Bà Ngô Chí Bình cũng ngoài 60 tuổi bị tra tấn với hình thức này trong hai tuần, trong thời gian đó bà chỉ được phép sử dụng nhà vệ sinh một lần một ngày.

Bà Phó Kim Phượng ngoài 50 tuổi ở Nam Xương từng bị buộc phải đứng sáu ngày sáu đêm liên tiếp. Sau khi bị cưỡng bức đứng tám tháng rưỡi, trong một buổi tối vào tháng 9 năm 2016, bà bị suy sụp và bị thương ở đầu.

Bà Vương Đoàn Viên, một học viên cao niên ở Cao An bị cưỡng bức đứng từ 6 giờ sáng tới nửa đêm trong 20 ngày liên tiếp. Cả hai bàn chân của bà bị sưng phồng nghiêm trọng.

Bà Giang Lan Anh ở Nam Xương bị buộc phải đứng yên 16 giờ một ngày trong chín tháng liên tục. Bà không được phép tựa vào tường hay có bất kỳ sự hỗ trợ nào. Bà bị sưng nghiêm trọng và giãn tĩnh mạch ở cả hai chân.

Bà Hùng Tuyền Muội ngoài 60 tuổi ở Nam Xương cũng bị cưỡng bức đứng yên hơn 10 giờ mỗi ngày. Khi chân bà sưng phồng vì đeo giày, bà bị buộc phải đứng chân trần trên sàn bê tông.

Bà Hoàng Dấn Đệ cũng ngoài 60 tuổi bị cưỡng bức đứng yên gần 24 giờ mỗi ngày mà không được nghỉ ngơi và ngủ. Cả hai chân của bà bị sưng phồng vô cùng nghiêm trọng, da của bà chuyển sang màu xanh đen và thậm chí mặt của bà cũng bị sưng lên. Có thời điểm, bà còn trong tình trạng nguy kịch.

Bà Vương Phượng Anh, ngoài 70 tuổi bị cưỡng bức đứng yên từ sáng sớm tới quá nửa đêm hàng ngày.

Bà Cát Linh, một học viên cao niên ở Vĩnh Tu bị xa tử cung do hình thức tra tấn này. Mỗi lần bà đi vệ sinh, tử cung của bà nhô ra và bà phải nhét nó vào bên trong khiến bà vô cùng đau đớn.

Lao động cưỡng bức

Hầu hết các học viên Pháp Luân Công bị giam giữ tại Nhà tù Nữ Giang Tây đều khoảng từ 50 đến 70 tuổi. Rất nhiều trong số họ phải lao động cưỡng bức tăng cường vì kiên định đức tin của mình.

2a08aa989387ac97f1c8f4b8570ccf79.jpg

Mô phỏng ta tấn: Lao động cưỡng bức tăng cường

Bà Điền Hải Anh ở Cửu Giang bị cưỡng bức làm việc cả ngày dài. Khi bà không thể hoàn thành sản lượng trong ngày, bà không được phép sử dụng nhà vệ sinh hoặc không được phép ngủ. Đôi khi, bà còn bị treo lên khung cửa sổ.

Khi bà quay lại phòng giam, bà sẽ bị cưỡng bức chép lại nội quy nhà tù, giữ thăng bằng sách trên đỉnh đầu hoặc đứng yên quay mặt vào tường. Bà còn bị cưỡng bức lao động ngoài thời gian từ 6 giờ sáng tới 2 giờ sáng ngày hôm sau. Điều này diễn ra trong bốn tuần liên tục.

Lao động cưỡng bức trong khu Số 6 liên quan tới việc bọc những chiếc ô, một trong những công việc vất vả nhất trong nhà tù. Tất cả đều do các học viên Pháp Luân Công làm.

Cứ sau 8 hay 10 phút, các học viên sẽ phải cúi xuống đẩy giỏ ô trên bàn làm việc của mình (mỗi giỏ nặng khoảng 40kg). Họ phải bọc từng chiếc ô một và mỗi một giỏ phải hoàn thành trong 10 phút. Sau đó, họ phải lấy lại những chiếc ô để xếp vào hộp. Tất cả công việc đều làm bằng tay.

Bà Lưu Hiếu Từ ngoài 70 tuổi bị ngã xuống sàn nhà không bằng phẳng và không thể tự đứng lên được. Các lính canh đang làm nhiệm vụ không giúp đỡ bà.

Lăng mạ và đánh đập phi pháp

Lăng mạ các học viên Pháp Luân Công bằng những ngôn từ thô thiển và đánh đập họ là hành vi phổ biến tại Nhà tù Nữ Tỉnh Giang Tây.

311f0db2c802c08d12f2945cc55be109.jpg

Mô phỏng tra tấn: Đánh đập và đập đầu nạn nhân vào tường

Bà Dương Đan Hà từng bị các tù nhân do lính canh khích lệ lăng mạ và đánh đập trong 24 giờ đồng hồ. Khi bà Dương không thể đứng dậy được, họ kéo bà xung quanh sàn nhà cho tới khi quần áo của bà rách và bà bị bầm tím xanh đen. Khi bà bất tỉnh, họ đổ nước lạnh lên người của bà để bà tỉnh lại. Họ còn túm đầu của bà đập vào tường.

Bởi thường xuyên bị đánh đập như vậy, bà thường bị chóng mặt. Mặt của bà vị bầm tím nghiêm trọng. Khắp người bà là những vết bầm tím đen. Trong nhiều tháng, bà bị đau nhói ở ngực phải và không thể thở bình thường trong thời gian dài.

Tù nhân hình sự thường lăng mạ bà Hùng Tuyền Muội, không chỉ tấn công mình bà mà họ còn lăng mạ cả tổ tiên của bà và Nhà sáng lập Pháp Luân Công.

Vài tù nhân đánh đập bà Ngô Chí Bình trong khi bà đang ở trên giường. Họ tát, đấm và đá bà. Tù nhân Ngô Đình còn véo da thịt trên khắp cơ thể bà Ngô Chí Bình. Khiến bà đau đớn không thể chịu đựng.

Bà Phó Kim Phượng bị hai tù nhân đấm và đá. Một trong hai tai của bà gần như rách toạc ra. Khắp cơ thể bà có những vết bầm tím và vết sưng. Lính canh Hồ Diễm Bình và Trần Dĩnh quan sát và không làm gì khi mọi việc diễn ra.

Bà Vương Đoàn Viên bị trói vào ghế cọp trong ba ngày. Khi bà được phép sử dụng nhà vệ sinh, thì Kim Tiệp, một tù nhân được lính canh chỉ định để giám sát bà Vương đã lột trần quần áo và đánh đập bà.

eec227d969377be6691ec7d12810b457.jpg

Mô phỏng tra tấn: Trói trên “Ghế Cọp”

Bà Trần Tiểu Nguyên bị tát vào mặt và bị xoa kem dưỡng vào mặt khiến mắt trái của bà bị suy giảm thị lực.

Treo lên không

Treo lên không là một trong những phương thức tra tấn tàn khốc và đau đớn nhất được sử dụng đối với học viên Pháp Luân Công trong nhà tù trên khắp Trung Quốc.

b500622f8518db72e7d2c279af3b0ce6.jpg

Mô phỏng tra tấn: Treo lên không

Các tù nhân trói chân bà Dương Đan Hà vào khung giường phía dưới của một chiếc giường tầng và nhét giẻ vào miệng của bà. Một tù nhân ở tầng giường phía trên kéo mạnh còng tay của bà. Bà Dương Đan Hà hét lên vì đau đớn. Thời điểm cuối cùng khi bà được cởi trói, tất cả ngón tay của bà đều biến dạng và phần dưới cơ thể bà chuyển sang màu xanh đen.

Lính canh Trần Khởi ra lệnh cho ba tù nhân còng tay bà Vương Đoàn Viên ra sau lưng, sau đó treo bà lên không ở khoảng giữa hai chiếc giường tầng.

Vào một lần khác, bà Ngô Chí Bình bị còng tay và trói chặt lại. Bà bị cưỡng bức đứng lên một ghế đẩu, sau đó họ đẩy chiếc ghế đi khiến bà bị treo lơ lửng trên không. Tất cả trọng lượng cơ thể bà dồn vào còng tay khiến bà càng đau đớn hơn.

Khi bà Lý Lan Anh ngoài 60 tuổi bị nhốt trong phòng biệt giam, một tay bà bị còng lại và treo bà lên không. Ngay sau đó, bà bất tỉnh vì đau đớn.

Sau khi bà Hoàng Dấn Đệ bị tra tấn “treo lên không”, bà không thể sử dụng tay hoặc chân của mình trong một thời gian dài.

Bà Giang Lan Anh bị tra tấn theo hình thức này hai lần. Hai tay bà bị trói ra sau lưng và treo vào khung cửa sổ bằng dây thừng, ngón chân của bà rất ít khi chạm vào sàn nhà. Bà bị bỏ lại trong trạng thái đó 24 giờ.

Bà Lữ Tam Tú bị treo lơ lửng trên không một thời gian dài vì từ chối từ bỏ Pháp Luân Công.

Giáo đạo viên nhà tù Vương Tương và lính canh Điền Sảng treo bà Điền Hải Anh vào một khung cửa sổ 10 ngày liên tục. Hồ Duệ Hoa, đứng đầu bộ phận cải tạo và các lính canh khác đã còng tay và chân bà Điền lại với nhau. Họ treo bà lên không trong một nhà kho vào ban ngày và treo bà vào khung một chiếc giường vào buổi tối. Sau đó, bà Điền có những khối u ở vú.

Tra tấn bằng dây lưng và áo bó

Dây lưng bông được sử dụng tại Nhà tù Nữ Tỉnh Giang Tây nguy hiểm hơn nhiều so với vẻ bên ngoài của chúng.

Sau khi trói tay nạn nhân lại bằng một dây lưng như vậy, dây lưng có thể được thắt chặt bằng cách xoay một thiết bị khiến nạn nhân vô cùng đau đớn. Một số học viên gần như tê liệt vì phải chịu hình thức tra tấn này.

Bà Dương Đan Hà bị trói và treo lên một khung kim loại trong nhà xưởng

Sau đó, họ nhốt bà vào một phòng đặc biệt, ở đó họ trói hai chân của bà vào hai chiếc giường. Họ cưỡng bức bà giơ tay lên quá đầu và họ còng hai tay bà lại. Bà không thể cử động, thậm chí máu còn chảy xuống cánh tay của bà.

Sau đó, các thủ phạm nhét giẻ vào miệng của bà và bịt đầu bà bằng mũ len bông. Sự đau đớn là tột cùng. Bà Dương khó thở và lơ lửng giữa ranh giới sự sống và cái chết.

Mỗi buổi tối, bà Trần Tiểu Nguyên bị trói hai chân vào hai bên giường, một chân rất ít khi trạm vào sàn nhà ở phía trái của giường còn chân khác bị khóa chặt lên đỉnh của giường ở phía bên phải. Đôi khi cánh tay bà cũng có thể bị kéo ra và trói theo hướng ngược lại; đôi khi họ còn treo chân của bà lên khiến nó hiếm khi chạm xuống sàn nhà để toàn thân bà bị treo lơ lửng.

Hàng ngày, bà bị trói bằng dây lưng bông và bị treo lên khung cửa sổ của nhà xưởng. Đến giờ ăn trưa, bà bị kéo vào phòng ăn và ném xuống sàn nhà. Vào buổi chiều, bà bị trói vào khung cửa sổ một lần nữa. Bà không thể sử dụng cánh tay phải trong sáu tháng.

Bà Lưu Thường Nga cũng bị bức hại với hình thức tra tấn này nửa tháng trong giai đoạn tăng cường “chuyển hóa”. Bà bị treo lên không. Khi các thủ phạm xoay thiết bị giấu trong dây lưng, dây lưng bắt đầu thít ngày càng chặt lại quanh cổ tay của bà. Nó vô cùng đau đớn. Ngay sau đó, cánh tay bà cảm thấy như bị gãy và tay của bà gần như tê liệt. Để không cho bà la hét, các thủ phạm nhét đồ lót và tất vào miệng của bà, họ đe dọa tra tấn bà tới chết.

“Áo bó” cũng được sử dụng như một hình thức tra tấn trong rất nhiều nhà tù khắp Trung Quốc. Nạn nhân bị trói bằng những chiếc áo bó sẽ đau đớn không thể chịu nổi.

Những chiếc áo khoác là bộ đồ một mảnh. Các mặt phía trong quần cũng được liên kết với nhau, do đó bất cư ai mặc chúng cũng phải thực hiện từng bước nhỏ một. Mặc bộ đồ này một thời gian lâu có thể khiến đau đớn nghiêm trọng.

Bà Vương Phượng Anh bị cưỡng bức mặc một chiếc “áo bó” một thời gian dài vì từ chối từ bỏ đức tin của mình. Sức khỏe của bà bị suy giảm nhanh chóng.

Tẩy não

Bên cạnh việc tra tấn thân thể, các học viên Pháp Luân Công còn phải chịu đựng sự tẩy não và nhiều hình thức hành hạ tinh thần khác nhau tại Nhà tù Nữ Tỉnh Giang Tây.

Những video phỉ báng được bật cả ngày trong phòng tẩy não và các học viên Pháp Luân Công bị tù nhân được lính canh chỉ định giám sát chặt chẽ. Đôi khi, các học viên bị buộc phải tóm tắt nội dung video.

Các học viên cũng bị sỉ nhục và tẩy não vào buổi tối.

Trong một tối, bà Dương Đan Hà bị đưa tới một phòng giam nhỏ, bức tường trong phòng được dán những biểu ngữ phỉ báng Pháp Luân Công. Bà bị lột trần truồng để sỉ nhục và miệng của bà bị nhét giẻ. Sau đó, thủ phạm đổ nước bẩn lên đỉnh đầu của bà. Trời lạnh tới mức khiến bà run lên không ngừng.

Bà Hùng Tuyền Muội bị buộc phải đọc to tài liệu tuyên truyền phỉ báng Pháp Luân Công. Bức tường của “phòng giáo dục” được dán các khẩu hiệu phỉ báng Pháp Luân Công. Tên của Nhà sáng lập Pháp Luân Công bị viết trên ghế đẩu và sàn nhà. Khi bà Hùng bị buộc phải đi xung quanh sàn nhà, lính canh Dương Dĩnh sử dụng điện thoại thông minh để chụp hình bà và nói rằng bà ta sẽ gửi những bức hình tới gia đình bà Hùng.

Khi bà Hùng nói những gì họ đang làm là xúc phạm phẩm giá con người, Dương Dĩnh hét lên: “Bà không có phẩm giá con người ở đây!”

Tù nhân còn cuốn tờ giấy thành còi và thay phiên nhau hét vào tai bà Giang Lan Anh nội quy nhà tù. Những người khác nắm tay bà Giang để buộc bà chép lại nội quy nhà tù và chuẩn bị “tuyên bố” từ bỏ Pháp Luân Công.

Buộc phải uống thuốc không rõ nguồn gốc

Giống như nhiều nhà tù khác, Nhà tù Nữ Tỉnh Giang Tây cũng bức hại các học viên với việc cưỡng bức họ uống thuốc không rõ nguồn gốc.

Bà La Kiến Dung bị buộc phải uống thuốc gây tổn hại hệ thần kinh trung ương trong hai tháng vì bà từ chối từ bỏ Pháp Luân Công.

Lính canh Ngô Tĩnh Mẫn xúi giục tù nhân An Tuệ nhét nhiều loại thuốc khác nhau vào bình nước thủy tinh của học viên Lưu Thường Nga. Khi bà Lưu uống nước trong bình thủy tinh, một dây thần kinh phía bên phải đầu của bà bắt đầu đau và bà không thể uống nước. Thủ phạm cố gắng đầu độc bà theo cách này trong chín tháng liên tiếp.

Lúc mới tiếp nhận vào nhà tù, học viên La Xuân Vinh rất khỏe mạnh. Tuy nhiên, bác sỹ nhà tù khẳng định rằng bà bị huyết áp cao và buộc bà uống các loại thuốc khác nhau. Trong khi đang ở trong tù, bà bị cưỡng bức uống 1.200 viên thuốc.

Ngay sau khi được trả tự do, tác dụng độc hại của thuốc bắt đầu ảnh hưởng nghiêm trọng tới bà. Bà bị ung thư và nằm liệt giường. Một năm sau, bà qua đời trong nỗi đau tột cùng vào ngày 24 tháng 5 năm 2019.

Khi chồng bà Vương Phượng Anh tới thăm, bà nói với chồng bà: “Nhà tù đang ép buộc em uống thuốc cao huyết áp. Khi em từ chối, họ bức thực em. Em không ốm, tại sao họ buộc em phải uống thuốc?”

Cấm ngủ

Cấm ngủ được sử dụng phổ biến để bức hại các học viên Pháp Luân Công.

Bà Ngô Chí Bình chỉ được phép ngủ bốn tiếng một đêm.

Bà Hùng Tuyền Muội thường bị kéo lê từ trên giường xuống sàn nhà lạnh vào mùa đông. Tù nhân sẽ thay phiên nhau tra tấn bà cho đến sáng. Giáo đạo viên Đinh Tiệp còn đưa ra quy định rằng bà Hùng không được phép quay trở lại phòng cho đến quá nửa đêm.

Bà Dương Đan Hà cũng thường bị buộc phải đứng đến sáng sớm hôm sau. Khi bà ngủ gật, các tù nhân sẽ xịt nước ớt vào mắt của bà.

Ngược đãi hàng ngày

Các học viên Pháp Luân Công thường bị tước quyền sử dụng nhà tắm, như không được đánh răng hay tắm giặt. Một vài học viên không được phép tắm trong ba hay bốn tháng liền, thậm chí cả mùa hè nóng bức. Họ sẽ bị đánh đập nếu họ thay quần áo. Các nhu yếu phẩm hàng ngày của họ như bàn chải đánh răng, kem đánh răng, khăn mặt, giấy vệ sinh, băng vệ sinh và dầu gội thường bị ném đi hoặc bị tịch thu. Chậu rửa mặt và xô của họ thường bị đập vỡ.

Học viên từ chối từ bỏ đức tin thường bị tước đoạt thực phẩm. Đôi khi, họ chỉ được phép ăn một phần cơm rất nhỏ và uống nước canh trong không có rau; đôi khi họ được phép có một món ăn đơn giản.

Thực phẩm tăng thêm cho họ vào dịp lễ tết bị các tù nhân khác lấy đi cùng với sự nhắm mắt làm ngơ của lính canh.

Đôi khi, các học viên còn bị từ chối sử dụng nhà vệ sinh. Bà Lưu Bảo Trân đã phải khiến bản thân bị bẩn vì bà không được phép sử dụng nhà vệ sinh trong thời gian dài.

Tước đoạt quyền thăm hỏi của gia đình

Các học viên từ chối từ bỏ tu luyện Pháp Luân Công cũng bị từ chối gia đình thăm hỏi và gọi điện thoại cho người thân. Thậm chí những người đã “chuyển hóa” cũng bị giám sát chặt chẽ trong bất kỳ lần thăm hỏi nào của gia đình.

Thông tin liên lạc của thủ phạm

29f5486f29857d573ac1693b28ba25b2.jpg

Nhà tù Nữ Tỉnh Giang Tây: +86-791-83711658, +86-791-83751980, +86-791-83711612

Từ Diệu Vượng (徐耀旺), Giám đốc Nhà tù Nữ Tỉnh Giang Tây: +86-791-83711687 (văn phòng)

Lưu Huệ (刘慧), giáo đạo viên Nhà tù Nữ Tỉnh Giang Tây: +86-18970058835

Phương Đình Đình (方婷婷), lính canh nhà tù: +86-18070081273

Ảnh của một số thủ phạm tại Nhà tù Nữ Tỉnh Giang Tây:

4a4afe25763243ff4d9fe1b53373be45.jpg

Giám đốc nhà tù: Từ Diệu Vượng

efc45ecc473abd478694dc6fe910322e.jpg

Lính canh: Ngô Dĩnh (Mã số công an: 3615331)

94d85d980b708dfb15013b394803995e.jpg

Lính canh: Thôi Băng (Mã số công an: 3615248)

6b1f72c6751cd8089c42c156f410131b.jpg

Lính canh: Vương Phân (Mã số công an: 3615407)

e1c8d5ef44839eb59011b784e164d750.jpg

Lính canh: Tiếu Diệp (Mã số công an: 3615201)

a6d4ea59da922553b4e1a189e6ec1ad5.jpg

Lính canh: Lý Tĩnh (Mã số công an: 3615093)

a9993effe51c32c6ad5a1a1ccd4f4d84.jpg

Lính canh: Trần Lị (Mã số công an: 3615211)


Bản tiếng Hán: https://www.minghui.org/mh/articles/2020/6/18/407741.html

Bản tiếng Anh: https://en.minghui.org/html/articles/2020/6/30/185694.html

Đăng ngày 20-07-2020; Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.

Share