Bài viết của đệ tử Pháp Luân Đại Pháp ở Đại Lục
(Tiếp theo Phần 2)
[MINH HUỆ 30-07-2015]
Hình ảnh Sư phụ trong mắt của học viên
Trong mắt của học viên, Sư phụ rất vĩ đại, mà cũng bình dị gần gũi, tất cả đều là nghĩ cho người khác, lời nói và việc làm của Sư phụ đều mẫu mực, học viên chúng tôi mãi mãi khắc ghi trong tâm:
1. Sư phụ của chúng ta giản dị trong việc ăn uống và chỗ ở, không có bất kỳ đặc thù gì
Trong thời gian Sư phụ mở lớp ở Thép Lăng, Sư phụ luôn dựa trên nguyên tắc: Tất cả đều nghĩ cho học viên, mọi nhu cầu sinh hoạt đều đơn giản, luôn luôn không gây phiền phức cho ban tổ chức, về phương diện ăn uống và nơi ở cũng vậy, tất cả đều làm gương cho mọi người. Sư phụ lịch sự từ chối phòng thượng hạng cao cấp nhất trong khách sạn Thép Lăng do Liên đoàn Lao động Thép Lăng sắp xếp, nhất định chỉ ở phòng phổ thông trong khách sạn. Ngoài ra, người phụ trách Liên đoàn Lao động muốn đảm nhận việc chi trả chi phí khách sạn trong thời gian Sư phụ mở lớp ở Thép Lăng, nhưng Sư phụ đã nhẹ nhàng từ chối. Sư phụ và những nhân viên công tác tự chịu trách nhiệm toàn bộ chi phí chỗ ở.
Về phương diện ăn uống, sau khi Sư phụ đến Thép Lăng liền đề xuất một quy định rằng không nhận lời mời tham dự yến tiệc. Sư phụ không tham dự bất kỳ bữa tiệc nào từ phía Ban tổ chức (là Liên đoàn Lao động Thép Lăng), cũng không tham dự tiệc tùng từ phía học viên. Lúc đầu, Liên đoàn Lao động Thép Lăng sắp xếp một phòng ăn riêng trong một nhà hàng nhỏ ở tầng hai của khách sạn, mỗi ngày nhà hàng tiếp đãi ba bữa ăn theo tiêu chuẩn thượng khách, tuy nhiên Sư phụ chỉ ăn một bữa rồi sau đó đề xuất rằng, Sư phụ và những nhân viên công tác của Hội nghiên cứu sẽ dùng bữa ở nhà hàng lớn ở tầng một như bao khách du lịch bình thường khác, xếp hàng ở quầy bán thức ăn để mua cơm. Thấy vậy, Liên đoàn Lao động Thép Lăng đã thương lượng với nhà hàng, để nhân viên phục vụ của nhà hàng mang thức ăn đến bàn cho Sư phụ, như thế Sư phụ không cần đi xếp hàng.
Trong thời gian ở Thép Lăng, toàn bộ chi phí ăn uống và chỗ ở của Sư phụ và nhân viên đi cùng đều là tự túc, không tiêu tốn bất kỳ một đồng nào của đơn vị tổ chức (là Liên đoàn Lao động Thép Lăng). Sự đức độ của Sư phụ, cũng như phương cách nghiêm khắc với bản thân của Ngài, đã cảm động sâu sắc đến Ban lãnh đạo Liên đoàn Lao động Thép Lăng, và những nhân viên công tác tham gia tổ chức, cũng cảm động đến các học viên và nhân viên khách sạn.
Hồi ức của học viên thứ nhất:
Vào buổi tối ngày 21 tháng 2 năm 1994, Sư phụ, người mà chúng tôi ngày nhớ đêm mong cuối cùng cũng đã đến Lăng Nguyên, và ở lại khách sạn Thép Lăng. Trong bữa ăn tối, lãnh đạo Liên đoàn Lao động hỏi ý kiến của Sư phụ, rằng Ngài có ăn chay không? Sư phụ lịch sự nói: “Không cần đâu, ăn gì cũng được.” Vậy đó, Sư phụ ăn uống rất đơn giản, không có yêu cầu bất cứ điều gì.
Hôm sau, tôi đến nhà ăn và nói rằng, liệu có thể nấu một ít món chay cho Sư phụ không. Vào bữa ăn, khi Sư phụ nhìn thấy món chay trên bàn, Ngài rất nghiêm túc nói với chị Lưu, là nhân viên công tác đi cùng: “Làm gì, ăn gì, không thể làm đặc thù như vậy.” Sư phụ cũng chào mọi người và bảo họ ngồi xuống cùng dùng bữa, Sư phụ gọi thêm món để mọi người có thể ăn nhiều hơn, trong khi đó Sư phụ chỉ ăn có một bát cơm nhỏ và một bát súp. Sư phụ biết gia cảnh tôi khó khăn, nên để tôi gói một ít thức ăn còn lại mang về. Nhìn thấy Sư phụ bình dị và gần gũi như vậy, quan tâm chúng tôi như vậy, chúng tôi cảm động từ tận đáy lòng, đó là một cảm xúc thân thương không thể diễn tả bằng lời.
Hồi ức của học viên thứ hai:
Vị lãnh đạo đón tiếp Sư phụ rất tôn kính Ngài, đã sắp xếp một phòng khách sạn cao cấp với giá 200 nhân dân tệ (là phòng đắt nhất vào thời điểm đó), tuy nhiên Sư phụ yêu cầu ở phòng bình thường thôi, nhưng vị lãnh đạo không đồng ý và nói rằng: “Chi phí này chúng tôi thanh toán lại với công ty.”
Sáng sớm hôm sau, tôi muốn gặp Sư phụ nên đã đến sớm hơn một chút, và tôi tận mắt thấy Sư phụ đang đứng thanh toán 200 nhân dân tệ tiền phòng ở quầy tiếp tân, rồi chuyển từ phòng cao cấp sang phòng phổ thông. Tôi nhìn thấy những điều này và khắc ghi tất cả vào trong tâm của bản thân mình.
Lại nói một chút, khi lãnh đạo yêu cầu chúng tôi báo cáo thanh toán các khoản chi phí đã cấp cho chúng tôi trong chuyến đi Hợp Phì mời Sư phụ đến Thép Lăng truyền Pháp, chúng tôi đã không báo cáo hoàn lại. Sư phụ làm gương cho chúng ta, chúng ta là đệ tử của Sư phụ, dẫu bản thân có khó khăn, nhưng cũng không thể tư lợi của công được.
2. Sư phụ mở lớp thu học phí thấp nhất toàn quốc
Sau khi Sư phụ đến Lăng Nguyên, đầu tiên, Sư phụ tìm hiểu về việc thu phí mở lớp của đơn vị tổ chức (là Liên đoàn Lao động Thép Lăng), hỏi liệu Liên đoàn Lao động Thép Lăng có thu phí của học viên theo tiêu chuẩn quy định trong thỏa thuận tổ chức lớp học hay không. Gồm có một ngày báo cáo khí công và chín ngày giảng Pháp dạy công, tổng cộng thu 50 nhân dân tệ, trung bình mỗi ngày là 5 nhân dân tệ. Đây là học phí thấp nhất so với học phí của tất cả các lớp khí công khác trên toàn quốc tại thời điểm đó. Đối với học viên cũ đã từng tham gia lớp học, chỉ thu 40 nhân dân tệ, còn với học viên có hoàn cảnh kinh tế khó khăn, thì chỉ thu có 20 nhân dân tệ mà thôi. Vì trước đây Liên đoàn Lao động Thép Lăng đã thu phí học viên cũ ở mức 50 nhân dân tệ nên Sư phụ yêu cầu trả lại 10 nhân dân tệ cho các học viên cũ ấy.
3. Sư phụ an bài lớp học theo mong muốn của học viên
Khi Sư phụ tìm hiểu và định ra giờ học, nghe nói thời gian tham gia lớp truyền thụ và công việc của học viên bị xung đột với nhau, nên Ngài đề xuất tận dụng thời gian mở lớp là vào buổi tối sau khi công nhân viên chức tan ca và ngày nghỉ Chủ Nhật. Vì vậy, Sư phụ đã quyết định tổ chức báo cáo khí công vào chiều thứ Hai, ngày 21 tháng 2; và thời gian mở lớp sẽ diễn ra từ ngày 22 đến ngày 28, từ 6 giờ 30 đến 9 giờ tối mỗi ngày. Như vậy bảo đảm rằng học viên của đơn vị khác và học viên của Thép Lăng vừa có thể làm việc bình thường, vừa có thể chuyên tâm tham gia lớp truyền thụ. Thời gian mở lớp như thế này chỉ được an bài ở Lăng Nguyên, các nơi khác không có.
Sư phụ suy xét đến việc ăn ở và những khó khăn khác của gần 100 học viên đến từ vùng ngoài, nên Sư phụ đã thay đổi lớp Chủ nhật ngày 28 thành hai lớp một ngày, rút ngắn thời gian một ngày, để họ trở về nhà sớm nhất có thể và tiết kiệm một số chi phí đi lại. Mọi điều mà Sư phụ chúng ta suy xét đến, tất cả đều nghĩ cho lợi ích của học viên mà thôi.
4. Một cảnh tượng trên bàn ăn
Tôi may mắn được nghe Sư tôn giảng Pháp ở Lăng Nguyên, Sư phụ ở bất cứ nơi đâu cũng đều là một tấm gương tốt, khiến cho học viên chúng tôi đặc biệt cảm động, và khắc ghi trong tâm. Về sau tôi nghe đồng tu kể, khi Sư phụ đến Lăng Nguyên truyền Pháp, Sư phụ và họ cùng dùng bữa với nhau, một lần nọ, có một hạt thóc màu đen trong bát cơm của Sư phụ, Sư phụ dùng đũa gắp nó ra bàn và gõ nhẹ nó trên bàn, tách ra được một hạt cơm, rồi Sư phụ nhặt hạt cơm đó ăn.
5. Sư phụ làm hài lòng tất cả tâm nguyện của học viên
Kết thúc chín ngày giảng Pháp vào đúng Chủ nhật, là ngày mọi người được nghỉ làm. Sau khi kết thúc lớp học, mọi người đều muốn chụp ảnh lưu niệm cùng Sư phụ, một số học viên trực tiếp đến gặp lãnh đạo Liên đoàn Lao động Thép Lăng, mong muốn lãnh đạo truyền đạt lại nguyện vọng của mọi người với Sư phụ. Sau khi lãnh đạo Liên đoàn Lao động Thép Lăng nghe xong thì cảm thấy việc chụp ảnh của hơn 800 học viên với Sư phụ thật rất khó thực hiện, họ nghĩ Sư phụ nhất định sẽ không đồng ý.
Tuy nhiên, họ cũng nói với Sư phụ về mong muốn này của học viên, Sư phụ rất hiểu tâm tình của mọi người nên đã đồng ý, và lần lượt chụp ảnh với mọi người ngoài trời. Có bức Sư phụ chụp với hàng chục người, có bức chụp với cả gia đình, dưới cái giá rét của mùa đông, Sư phụ vẫn mỉm cười ngồi giữa các học viên và chụp ảnh. Trải qua hơn hai giờ đồng hồ mới chụp xong những bức ảnh lưu niệm của hơn 800 học viên, Sư phụ đã làm hài lòng nguyện vọng muốn lưu lại những bức ảnh quý giá cùng Sư phụ của tất cả mọi người.
Vào lúc 6 giờ 30 tối ngày 28 tháng 2, buổi lễ tốt nghiệp của lớp truyền thụ Pháp Luân Công Trung Quốc tại Thép Lăng đã được tổ chức tại Cung văn hóa Thép Lăng, Sư phụ Lý Hồng Chí đã lưu lại cho đệ tử Đại Pháp Lăng Nguyên những câu thơ vô cùng quý giá:
“Tâm hoài Chân-Thiện-Nhẫn
Tu kỷ lợi dữ dân
Đại Pháp bất ly tâm
Tha niên định siêu nhân” (Viên Minh, Hồng Ngâm)
Dịch nghĩa:
“Trong tâm có mang Chân Thiện Nhẫn
Tu chính mình và có lợi cho [nhân] dân
Đại Pháp không rời khỏi tâm
Đến năm ấy [nhất] định là siêu nhân” (Tròn đầy sáng tỏ)
(Hết)
Bản tiếng Hán: https://www.minghui.org/mh/articles/2015/7/30/313201.html
Bản tiếng Anh: https://en.minghui.org/html/articles/2015/8/11/152023.html
Đăng ngày 02-08-2020; Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.