Bài viết của một đệ tử Đại Pháp tại Sơn Đông

[MINH HUỆ 13-08-2019] Năm nay tôi 54 tuổi, làm việc ở một siêu thị của thị trấn nhỏ, phụ trách khu vực bán giầy và quần áo. Trong công việc hàng ngày, tôi chiểu theo tiêu chuẩn Chân-Thiện-Nhẫn của Pháp Luân Đại Pháp nghiêm khắc yêu cầu bản thân, với mỗi khách hàng tôi đều phục vụ chu đáo, luôn luôn nghĩ cho họ.

Khi bán quần áo, tôi để cho khách hàng được thử nhiều bộ, để họ xem bộ nào phù hợp nhất với mình. Có lúc khách hàng thử tới thử lui không biết bao nhiêu bộ, họ cũng có chút ngại vì không mua, tôi đều thiện ý bảo họ không sao, đợi lô hàng mới về họ tới xem và mua sau cũng không muộn. Vậy nên một số họ nói rằng: Chị thật tốt, không giống những người bán hàng khác, cứ nài ép khách hàng mua. Lúc đó tôi thường đáp: “Tôi là người luyện Pháp Luân Công, Sư phụ dạy chúng tôi cần nghĩ cho người khác. Nếu chị mặc mà không hài lòng, tôi cứ ép chị mua, chị sẽ không thoải mái, mà tôi cũng sẽ không vui, bộ quần áo cũng không thể hiện được giá trị của nó, vì vậy tôi cố hết sức để khách hàng hài lòng.”

Có lần một khách hàng chọn quần hỏi tôi: Chị xem quần này có thể dùng chơi bóng được không? Tôi cười nói: Cái này tôi không chắc chắn, theo tôi thấy có lẽ không được. Cô ấy hét to lên, tôi bảo chị nói chắc chắn xem nào, cái quần này rốt cuộc có thể mặc chơi bóng được không? Tôi vẫn mỉm cười đáp: “Tôi tu Chân-Thiện-Nhẫn, tôi không thể nói dối. Bởi vì tôi chưa mặc quần đó, nên tôi không thể khẳng định được.” Cô ấy bỗng nhiên cười lớn: “Được, vì câu nói thật của chị, dù cái quần này có mặc chơi bóng được hay không tôi cũng muốn mua.” Tôi gấp chiếc quần đẹp đẽ trao cho cô ấy, cô ấy vui vẻ nhận lấy và rời đi.

Một hôm, một người phụ nữ lớn tuổi tới chỗ tôi mua quần, tôi để bà ngồi ở ghế và mang quần bà chọn đến thử. Bà mím môi nhấc chân lên nhưng không thể nhấc được, tôi vội vàng ngồi xổm xuống giúp bà mặc quần. Bà nói: Cái chân tôi thời trẻ làm việc mệt quá. Tôi ngẩng đầu mỉm cười nói với bà: “Sư phụ Đại Pháp dạy chúng tôi dạy rằng con người có bệnh do con người làm việc không tốt gây nên, chúng ta trong mâu thuẫn giữa người với người kẻ tranh người đoạt, không ai nhường ai, không nhẫn được cái khẩu khí, nếu như có thể giống người luyện công chúng tôi lùi lại một bước, không tính toán với người khác, rộng lượng hơn, ngày ngày đều vui vẻ, chị xem liệu có thể bị bệnh được không?” Bà đáp: “Cô nói đúng, tôi thích nghe cô nói, đợi khi nào tôi có thời gian, tôi sẽ cùng cô học Pháp Luân Công.”

Một buổi chiều, có người đàn ông hơn 40 tuổi tới mua giày. Ông ấy ngồi ở ghế, tay chỉ đôi bốt trên kệ giày và nói: “Mang xuống cho tôi thử!” Tôi liền theo tay ông ấy chỉ lấy giày xuống, ông ấy bảo không phải đôi đó, là đôi kia, tôi nhanh chóng lấy xuống cho ông ấy thử. Ông ấy thử một lúc, không hài lòng, rồi bảo tôi: “Lấy đôi kia xuống cho tôi thử.” Tôi lấy xuống cho ông ấy, ông ấy đi một chiếc, không hài lòng bảo tôi: “Chị để giúp tôi đôi kia lên kệ giày!” Vì kệ rất cao, lại cách ba hàng giày nữa, tôi không dễ mà đặt lên được nên bảo ông ấy: “Tôi tạm để đó, đợi ông thử xong tôi sẽ cất.” Ông ấy nói gay gắt: “Không được, chị cất lên trước, tôi thấy kỳ lắm.” Tôi bèn cố nén và cất đôi giầy lên kệ. Lúc đó ông ấy đang thử chiếc giầy khác, nhưng vẫn chưa được, ông ấy lại ra lệnh cho tôi mang đôi giày vừa cất lên kệ trên xuống, và cất đôi giầy đang đi thử ở chân lên trên kệ. Tôi biết ông ấy cố ý gây khó cho mình, tôi bèn niệm lời giảng Pháp của Sư phụ: “Nan nhẫn năng nhẫn, nan hành năng hành” (Giảng Pháp trong buổi họp mặt học viên khu vực Châu Á – Thái Bình Dương [2004]). Dù ông ấy có đối xử thế nào với tôi, tôi một mực thiện đãi, để ông ấy biết rằng đệ tử Đại Pháp chịu được khảo nghiệm. Ông ấy vẫn không ngừng sai tôi đổi đi đổi lại các đôi giày, tôi cũng vẫn kiên nhẫn lấy giầy xuống cất giầy lên cho ông ấy. Lúc với giày xuống không để ý tôi kéo cả chồng hộp giày trên giá rơi xuống hết, ông ấy ngượng ngùng, vội trèo lên giúp tôi xếp lại, rồi nói: “Thái độ phục vụ của chị tốt đấy.” Tôi cười đáp: “Tôi tu luyện Chân-Thiện-Nhẫn của Pháp Luân Đại Pháp, không giống như trên TV xuyên tạc đâu.” Tôi tiếp giảng cho ông ấy về tam thoái bảo bình an, ông cũng đồng ý thoái xuất khỏi các tổ chức của tà đảng. Tôi vui mừng vì ông đã sáng suốt lựa chọn đúng đắn.

Còn có một hôm, một người phụ nữ trung niên tới mua quần áo, cô ấy đi lại một vòng mà không tìm được đồ ưng ý, một lúc cô ra ghế ngồi, tay đấm ngực, tay kia cho vào túi áo vừa mò vừa nói: “Xong rồi, tôi quên mang cửu tâm hoàn rồi!” Tôi đoán cô bị phát bệnh, vội chạy tới chỗ cô nói: “Cô nhanh niệm Pháp Luân Đại Pháp hảo, Chân-Thiện-Nhẫn hảo đi, cô sẽ không sao hết!” Cô ấy nhíu mày nửa tin nửa ngờ: “Tôi niệm Pháp Luân Đại Pháp hảo là sẽ hết đau à?” Tôi gật đầu khẳng định bảo cô ấy nghe tôi, tôi không thể hại chị, rồi tôi kể cho cô ấy chuyện thần kỳ xảy ra 4 giờ sáng hôm qua.

Chị dâu thứ hai của tôi cũng luyện công, vài ngày trước con gái chị sinh con,chị đến chăm sóc con tháng đầu sau sinh. Trước khi đi chị căn dặn anh hai tôi nhớ thường xuyên niệm “Pháp Luân Đại Pháp hảo”. Anh tôi chẳng để tâm, không có việc là đi chơi mạt chược, kết quả chiều hôm qua anh lại đi chơi mạt chược, 4 giờ thì bị nghẽn mạch máu não ngã dưới bàn mạt chược. Mọi người lập tức gọi 120, nhưng xe cấp cứu chưa tới ngay, chồng tôi lo lắng, nhờ vài người có mặt ở đó đưa anh hai ra xe ba bánh chở đi bệnh viện, lúc đi qua cửa nhà tôi, chồng kêu tôi nhanh đi đến bệnh viện. Tôi ra cửa thì đã thấy mọi người đi xa rồi. Tôi liền về nhà lái xe điện ở đằng sau đuổi theo thật nhanh, lúc chạy xe đuổi theo, tôi hét lên: “Anh hai, mau nói Pháp Luân Đại Pháp hảo, Chân-Thiện-Nhẫn hảo!” Anh hai gật gật đầu. Tới bệnh viện thì tôi cũng đuổi kịp anh hai. Tôi vội nhắc anh mau hô to chín chữ. Anh hai bảo cả đường anh hô to rồi. Lúc đó những người chơi mạt chược với anh cũng lái xe điện tới nơi, định giúp đỡ anh hai để vào viện, thì anh hai nhấc tay lên nói anh khỏe rồi, không cần vào viện nữa. Anh đi lại một vòng quanh sân bệnh viện, không sao cả, liền trở về nhà.

Cô nghe thấy rất thích thú, Pháp Luân Công thần kỳ đến vậy, vậy cô ấy cũng niệm, sau một lát, cô đứng lên nói: Ồ! Cái này thực sự linh nghiệm, Pháp Luân Đại Pháp linh hơn cả thuốc, sau này tôi cũng theo chị học Pháp luyện công. Nghe vậy tôi thấy vui mừng thay cho cô ấy, tôi hai tay hợp thập, cảm ân Sư phụ từ bi cứu độ chúng sinh.

Lại có một lần, một ông lão hơn 80 tới cửa hàng tôi mua giày. Ông nói: Cô giúp tôi chọn một đôi. Tôi rất nhiệt tình giúp ông chọn một đôi cho ông thử. Ông bảo “Tôi không cần thử, về nhà cho vợ xem có được không. Nếu không được tôi sẽ quay lại đổi.” Tôi đồng ý với ông. Một lúc sau, ông già mang đôi giày tới. Ông nói: “Đôi này không được, có đường chỉ sắp đứt rồi, tôi phải đổi đôi khác.” Tôi để ông tự chọn. Ông ngắm nghía rồi đổi đôi khác rồi đi. Sau khoảng 30’, ông già lại mang đôi giày tới. Ông nói: “Cô ơi, đôi này cũng không được. Ông đeo cái kính số cao hơn và nói: “Cô xem, có một chút da ở đường may phía dưới giày, tôi phải đổi.” Sau khi ông rời đi, người gác cổng nói: “Cô đợi xem, ông ấy lại sẽ quay lại.” Tôi nói: “không phải chứ?” Người gác cổng nói và đùa: “Không, ban nãy quay lại ông đeo kính số cao hơn, lát nữa nói không chừng ông ấy mang cả kính lúp ra?”

Đúng lúc chúng tôi đang nói cười đùa. Ông lão lại vội vàng mang đôi giày tới. Ông nói: “Đôi này không được rồi!” Tôi hỏi ông “Đôi này lại bị sao thế bác?” Ông bảo: “trên mép da có chỗ lõm.” Tôi hỏi: “Sao cháu không nhìn ra nhỉ?” Ông lôi từ trong túi áo ra cái kính lúp cho tôi xem. Mọi người xung quanh cười rần rần. Tôi mỉm cười và giải thích với ông: Con mắt người thường hay khiến người ta có cảm giác sai, ông xem mu bàn tay bình thường thế, ông dùng kính lúp, kính hiển vi xem thì mu bàn tay cũng lồi lõm, cháu lấy cho ông đôi cháu chọn cho ông lúc đầu nhé, cháu là người tu luyện, chân thành đối với mọi người, cháu không lừa ông đâu. Ông lão nhìn tôi, rất tin tưởng lấy đôi chọn lúc đầu rồi rời đi. Khi ông đi qua cửa, người gác cửa trêu ông nói: “Ông sẽ lại tới đổi tiếp nhé!” Lần này ông nói: “Không quay lại đổi nữa đâu.” “Sao ông không quay lại nữa?” Ông bảo: “Tôi không quay lại được, xe điện của tôi lúc nửa đường tới đây bị hết điện, tôi phải đẩy xe tới đây. Với cả tôi vẫn chưa ăn trưa.” Tôi rất tiếc và tiễn ông lão ra cửa.

Kỳ thực, siêu thị của chúng tôi không phải là quá nhỏ, tất cả có gần 30 nhân viên, đương nhiên nhà vệ sinh là vấn đề đau đầu của người chủ, chẳng ai chịu đi dọn nhà vệ sinh, tôi thấy nhà vệ sinh vừa bẩn, ngay cả chỗ để chân xuống cũng không có, muốn quét cũng không được, hơn nữa lại cũng muốn tránh né bẩn thỉu, nhưng rồi tôi nghĩ tới Sư phụ đã từng giảng tại Pháp hội Canada: “Người tu luyện làm các việc đều phải nghĩ cho người khác.” (Giảng Pháp tại Pháp hội Canada [1999]) Vì thế tôi lại quay lại quét dọn nhà vệ sinh, từ đó quét nhà vệ sinh thành bài học phải tu của tôi; tôi không hề than vãn, một mạch lặng lẽ quét dọn, cho tới một hôm, một người hiểu rõ chân tướng Pháp Luân Công nói với tôi: “Nhà vệ sinh này ngoài chị quét dọn, đảm bảo chẳng có ai làm.” Tôi chỉ mỉm cười không nói gì.

Tôi biết hiện tại con người trên thế gian đang dần dần tỉnh ngộ, hiểu rõ đệ tử Đại Pháp là người tốt thực sự.


Bản tiếng Hán: https://big5.minghui.org/mh/articles/2019/8/30/392066.html

Bản tiếng Anh: https://en.minghui.org/html/articles/2019/10/26/180488.html

Đăng ngày 24-07-2020; Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.

Share