Bài viết của Hạ Thuần Thanh, phóng viên báo Minh Huệ tại Melbourne

[MINH HUỆ 15-07-2020] Trong tháng vừa qua, chính phủ Úc đã nới lỏng hạn chế đối với các hoạt động nơi công cộng, và các học viên Pháp Luân Công đã bắt đầu thu thập chữ ký thỉnh nguyện kêu gọi chấm dứt cuộc bức hại của Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ). Bản kiến nghị của các học viên đã nhận được sự ủng hộ lớn từ công chúng.

Kể từ khi cuộc bức hại được phát động vào ngày 20 tháng 7 năm 1999, con số các học viên Pháp Luân Công được xác nhận bị tử vong do cuộc bức hại đã lên tới 4.543 trường hợp. Theo trang web Minh Huệ, chỉ tính riêng nửa đầu năm 2020, đã có đến 5.312 học viên bị bắt giữ ở Trung Quốc, và 39 học viên đã bị giết hại. Tuy nhiên, do sự kiểm duyệt của ĐCSTQ, con số này chỉ thể hiện một phần nhỏ của số liệu thực tế.

Người dân Úc đã lên án sự tàn bạo của ĐCSTQ và kêu gọi chính phủ Úc phối hợp với các chính phủ các quốc gia khác trên thế giới để ngăn chặn những tội ác của ĐCSTQ.

6a23f3a27a69c33b3ed562cf6a746dae.jpg

e4a854533e3f1fb162772bd77b28bbfd.jpg

bfe41e22a1751dd5bd9440357b25663e.jpg

Người dân Úc ký bản kiến nghị ủng hộ Pháp Luân Công

e9ea532107c6468af55afa70d1eddf28.jpg

Hai vợ chồng cô Ryna ký bản kiến nghị tại Khu phố Tàu ở Melbourne

Cô Ryna, một giáo sư đại học, và chồng thấy đau lòng trước cuộc bức hại. Cô Ryna nói rằng cuộc bức hại kéo dài 21 năm này là hoàn toàn không thể chấp nhận được. Cô biết Pháp Luân Công là một tín ngưỡng ôn hòa và tuyên truyền của ĐCSTQ là phi lý.

Cô nói: “Chân-Thiện-Nhẫn là những giá trị phổ quát và là nguyên lý đạo đức cao thượng. Tôi nghĩ rằng người dân Trung Quốc đã hoàn toàn bị tuyên truyền lừa dối.”

Chồng của cô Ryna cho biết anh đã nói với gia đình và bạn bè của mình về cuộc bức hại Pháp Luân Công ở Trung Quốc. Cặp vợ chồng nói rằng họ muốn thấy chính phủ Úc công khai tạo áp lực với Trung Quốc để chấm dứt cuộc bức hại. Họ cho biết công chúng và xã hội quốc tế cần cùng nhau tạo áp lực đối với Trung Quốc.

11a2ab8187544a85c913137ece47e0e7.jpg

Cô Lola, một sinh viên đại học, nhận một bông hoa sen trang trí

Cô Lola, một sinh viên đại học nghiên cứu về tâm lý học, đã ký bản kiến nghị, và nói rằng cô không thể tin được rằng cuộc bức hại tàn khốc và nạn thu hoạch tạng như thế lại vẫn đang diễn ra.

Cô nói: “Rõ ràng là cuộc bức hại này cần phải chấm dứt. Tất cả các quốc gia cần cùng nhau phối hợp để ngăn chặn nó. Đây hoàn toàn là việc đúng đắn cần làm.”

b50831926bca4809b00484436d17ecaf.jpg

Ông Mathew, một giáo viên trung học, lên án các hành vi vi phạm nhân quyền của ĐCSTQ

Ông Mathew, một giáo viên trung học, và con gái Hannah của ông đã ký bản kiến nghị. Cô Hannah nói rằng tất cả mọi người cần được tự do tín ngưỡng, bởi đây là quyền cơ bản của con người. Ông Mathew nói rằng người dân Úc cần đưa ra quyết định, xem điều gì quan trọng hơn: nhân quyền hay tiền bạc? Ông nói nhân quyền là nền tảng của nước Úc và lời nói cần đi đôi với hành động.

5c903be086629f6defd69c331e07553d.jpg

Ông Grant, một người dân địa phương, nhận xét nạn thu hoạch nội tạng là tội ác phản nhân loại, và chính phủ và người dân Úc cần đoàn kết chống lại ĐCSTQ

e93f0a482a00fad0749794ff8db798d5.jpg

Anh Francis ký bản kiến nghị

Anh Francis, một chuyên gia công nghệ thông tin, đã xem các bộ phim tài liệu về cuộc bức hại Pháp Luân Công. Anh nói rằng anh khâm phục các học viên Pháp Luân Công vì những gì họ đã làm.

Anh nói: “ĐCSTQ có một hệ tư tưởng hoàn toàn khác với thế giới tự do. Họ lợi dụng các nguồn tài nguyên của thế giới để phục vụ cho lợi ích của chính mình mà không cân nhắc tới hậu quả. Điều này vô cùng nguy hiểm. Mọi người cần cự tuyệt nó.”

43b8ea0b152c4ed13fe55cf93c0ef476.jpg

Một học sinh trung học có tên Zard và bạn của cậu ký bản kiến nghị

Một học sinh trung học có tên Zard và bạn bè của cậu, định sẽ trợ giúp truyền rộng thông tin về cuộc bức hại Pháp Luân Công trên mạng xã hội.

Cậu học sinh cho biết: “Cháu đã nghiên cứu đôi chút về ĐCSTQ. Cháu thấy họ không chỉ bức hại một lượng lớn người dân của chính nước mình mà còn bức hại nhiều nhóm tín ngưỡng nữa. Các học viên Pháp Luân Công đang lên tiếng cho mọi người và truyền rộng những thông điệp đầy sức mạnh và vô cùng tốt đẹp.”

cee6220acc123b996a9eaca0f5a19044.jpg

Ông Kevin giơ ngón tay cái tỏ ý ủng hộ các học viên Pháp Luân Công

Ông Kevin, một người dân địa phương đã nghỉ hưu, cho biết ông thích đọc sách và say mê văn hóa Trung Hoa. Ông nói rằng cuộc Cách mạng Văn hóa ở Trung Quốc đã mang tới một thảm họa lớn đối với văn hóa truyền thống. Ông sửng sốt khi biết rằng ĐCSTQ đã giết hại người Trung Quốc còn nhiều hơn cả cuộc xâm lược của Nhật Bản trong Thế chiến II.

Ông Kevin nói: “Tôi đồng cảm với người dân Trung Quốc. ĐCSTQ muốn kiểm soát mọi thứ, kể cả văn hóa. Chúng ta cần phân biệt giữa ĐCSTQ và Trung Quốc.”

Ông Kevin đã chú ý tới cuộc bức hại Pháp Luân Công ngay từ khi nó mới bắt đầu. Ông nói rằng hệ thống pháp luật ở Trung Quốc không bảo vệ nhân quyền chút nào, chẳng hạn như cưỡng chế tịch thu đất, cưỡng chế phá dỡ, rồi đến cuộc bức hại Pháp Luân Công, và đặc biệt là nạn cưỡng bức thu hoạch nội tạng tàn nhẫn ngoài sức tưởng tượng. Ông ca ngợi cuộc kháng nghị ôn hòa của các học viên Pháp Luân Công và những việc làm của họ nhằm thức tỉnh công chúng thông qua việc truyền rộng chân tướng.

Ông Kevin kết lời: “Chân-Thiện-Nhẫn là những giá trị phổ quát. Hoàn toàn không có gì sai khi tuân theo những nguyên lý này. Nếu mọi người đều có thể thực hiện theo nguyên lý đó, thì công việc của cảnh sát và nhân viên an ninh hẳn là sẽ dễ dàng hơn rồi.”

6ffcf8c2cb8b924252be025de532c862.jpg

Cô Angela, một cô dâu đang chụp ảnh cưới trước thư viện quốc gia, thể hiện sự quan tâm sâu sắc tới cuộc bức hại Pháp Luân Công

67bb405567a5de081c104f7a08244e6e.jpg

Ông John ký bản kiến nghị

Ông John, một người dân địa phương, cho biết ông đã quan sát tình hình ở Trung Quốc trong nhiều năm và biết rằng ĐCSTQ đã cố gắng kiểm soát thế giới. Ông lên án hành vi xâm phạm nền tự do ở Hồng Kông và ca ngợi nguyên lý của Pháp Luân Công đúng là điều con người đang cần lúc này. Ông khích lệ các học viên tiếp tục thực hiện công việc tuyệt vời của họ vì nhân quyền.


Bản tiếng Hán: https://www.minghui.org/mh/articles/2020/7/15/409041.html

Bản tiếng Anh: https://en.minghui.org/html/articles/2020/7/25/186031.html

Đăng ngày 29-07-2020; Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.

Share