Bài viết của học viên Pháp Luân Công tại Calgary

[MINH HUỆ 19-07-2020] Ngày 17 tháng 7 năm 2020, các học viên Pháp Luân Công đã tổ chức một lễ mít-tinh trước Lãnh sự quán Trung Quốc để kỷ niệm 21 năm phản đối cuộc bức hại. Họ mặc áo phông màu vàng, giương cao các biểu ngữ và đứng dọc hai bên đường.

ab01eccef6749b74e9a05a239f74091d.jpg

cdca261de427d99b8c76a1f3ac6f4927.jpg

62a99884ab7183829d75826b0126d44c.jpg

Các học viên Pháp Luân Công tổ chức mít-tinh trước Lãnh sự quán Trung Quốc để phản đối cuộc bức hại kéo dài 21 năm vào hôm 17 tháng 7

Một số học viên đã phát biểu tại lễ mít-tinh và kêu gọi chấm dứt cuộc bức hại của Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ).

ab908708f17f16a112374abd47e92b6c.jpg

Học viên Trần Anh Hoa, vừa trốn khỏi Trung Quốc sang Canada hồi tháng 10 năm ngoái, lên án cuộc bức hại

Học viên Trần Anh Hoa đã bị bắt ba lần và bị giam cầm bốn năm. Bà buộc phải trốn khỏi nhà trong sáu năm rưỡi để tránh bị bức hại. Bà đã nhiều lần tuyệt thực trong hơn 200 ngày.

Ngày 31 tháng 3 năm 2014, bà Trần và cháu gái đến Nhà tù Số 4 Thạch Gia Trang để thăm em họ của bà bị giam cầm ở đó, nhưng họ đã bị từ chối. Cháu gái của bà đã giăng biểu ngữ với dòng chữ: “Tôi muốn gặp bố tôi”. Nhân viên an ninh chửi mắng cô. Bà Trần đã quay video về vụ việc này và đăng lên mạng.

Ngày hôm sau, bà Trần và cháu gái đã bị bắt. Bà Trần bị kết án tù bốn năm.

Bà Trần kể lại: “Tôi đã tuyệt thực để phản đối việc bức hại. Lính canh trói tôi vào một chiếc ghế kim loại và bức thực tôi. Tôi bị ho, nôn và gần như tắc thở. Tôi bị bức thực ba lần mỗi ngày. Mỗi lần bức thực kéo dài từ một đến hai giờ đồng hồ.”

Ông Vương Vũ, luật sư của bà Trần, bị ĐCSTQ sách nhiễu. Yêu cầu của ông về việc được đến thăm bà Trần và kiểm tra hồ sơ của bà đã bị từ chối; ông cũng bị bắt năm 2015.

Chồng của bà Trần đã rời Trung Quốc sang Hoa Kỳ và kêu gọi giúp đỡ giải cứu bà.

Bà Trần cho biết: “ĐCSTQ yêu cầu một doanh nhân thân ĐCSTQ đe dọa ông ấy. Ông ấy [doanh nhân] thậm chí đã gặp một tai nạn kỳ lạ và bị một chiếc ô tô đâm.”

Vì bị bức hại nên bà không được gặp con trai từ khi cháu bé hai tuổi. Ở trường, con trai bà bị yêu cầu tố giác và phỉ báng mẹ, nếu không cậu sẽ bị đuổi học.

Bà Trần cho biết ĐCSTQ phải bị đưa ra công lý vì những tội ác mà nó đã gây ra đối với bà.

563eea4f80de3e636741de61c1bdeffa.jpg

Học viên Trương Bình mô tả những đau khổ của bà trong cuộc bức hại

Học viên Trương Bình bị giam hai năm tại một trại lao động cưỡng bức, nơi bà bị tra tấn cả tinh thần lẫn thể xác.

Môi trường tồi tàn và những đợt tra tấn trong trại khiến bà sinh bệnh tim và cao huyết áp. Bà bị tiêm thuốc không rõ nguồn gốc, dẫn đến mất trí nhớ và thị lực kém. Bà Trương kêu gọi các biện pháp trừng phạt đối với những người vi phạm nhân quyền.

Người phát ngôn của Hiệp hội Pháp Luân Đại Pháp, ông Dương Kiệt Phu, cho biết cuộc bức hại đã gây ra những thống khổ cùng cực cho các học viên Pháp Luân Công suốt 21 năm qua. Ông nói thế giới không được nhắm mắt làm ngơ trước sự chuyên chế của ĐCSTQ và tội ác của nó.

“Chúng ta tưởng nhớ đến những học viên Pháp Luân Công đã chết trong cuộc bức hại. Chúng ta hy vọng nhiều người hơn nữa sẽ tìm hiểu về vẻ đẹp của Pháp Luân Công và chọn cái thiện thay vì cái ác.”


Bản tiếng Hán: https://www.minghui.org/mh/articles/2020/7/19/409218.html

Bản tiếng Anh: https://en.minghui.org/html/articles/2020/7/25/186020.html

Đăng ngày 28-07-2020; Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.

Share