Bài viết của học viên Pháp Luân Đại Pháp ở Đức

[MINH HUỆ 20-07-2020] Vào ngày 20 tháng 7 năm 1999, Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) đã phát động cuộc bức hại Pháp Luân Đại Pháp, từ đó dẫn đến việc bắt bớ, tra tấn, và giết hại các học viên trên khắp Trung Quốc. Nhân dịp cuộc bức hại bước sang năm thứ 21, các học viên tại Hamburg và các khu vực lân cận đã tụ họp để tổ chức một lễ mít-tinh vào hôm 18 tháng 7 nhằm phổ biến cho mọi người biết đến cuộc bức hại và tưởng nhớ những học viên đã mất đi sinh mạng ở Trung Quốc chỉ vì kiên định với đức tin của họ.

Các học viên đã dựng một quầy thông tin và đặt các bảng trưng bày lớn ở Junfernstieg Reesendammbruecke, một trung tâm náo nhiệt của Hamburg. Một số học viên trình diễn các bài công pháp trong khi những học viên khác phát tặng tờ rơi. Một số người đi đường đã nán lại để tìm hiểu thêm về cuộc bức hại, đặc biệt là nạn giết hại các học viên để lấy nội tạng do nhà nước hậu thuẫn ở Trung Quốc. Một số người đã ký vào bản kiến nghị kêu gọi chấm dứt cuộc bức hại và khích lệ các học viên tiếp tục những nỗ lực của họ.

6cc70fd71a4abce96237732d895a9a51.jpg

Các học viên trình diễn các bài công pháp Pháp Luân Đại Pháp tại Reesendammbruecke ở Hamburg vào ngày 18 tháng 7 năm 2020

Trong sự kiện này, một học viên đã đọc các tuyên bố được một số chính trị gia người Đức gửi đến, trong đó bày tỏ mối quan ngại của họ đối với cuộc bức hại đang diễn ra ở Trung Quốc.

Hành vi thu hoạch nội tạng sống “rất đáng lo ngại”

Một phụ nữ ngoài 50 tuổi đã dừng xe đạp trước quầy thông tin và đặt một số câu hỏi về nạn cưỡng bức thu hoạch nội tạng của ĐCSTQ từ các học viên ở Trung Quốc. Bà cho biết bà đã từng nghe nói đến sự việc này trước đây và đã từng nhiều lần trông thấy các học viên thu thập chữ ký và dựng các tấm áp phích bên ngoài Lãnh sự quán Trung Quốc tại Hamburg.

Khi bà xem màn tái hiện trực tiếp một số phương thức tra tấn mà ĐCSTQ sử dụng đối với các học viên ở Trung Quốc, bà đã thở dài và nói: “Cuộc bức hại này thật vô lý! Nó đã kéo dài quá lâu! Tôi không thể nhớ được mình từng thấy quầy thông tin của các bạn bao nhiêu lần rồi. Có lẽ một số người không muốn trông thấy cảnh này. Hành vi thu hoạch nội tạng sống này rất đáng lo ngại. Chúng ta phải đối mặt với nó.”

33afa1f3200799f46bb1f5c2ede687e2.jpg

03501900d79990a654be0b8012ece348.jpg

Người dân ký bản kiến nghị kêu gọi chấm dứt cuộc bức hại Pháp Luân Công ở Trung Quốc

c687af9eb04c02bdde417ec51b8f5056.jpg

Một người mẹ, tay phải cầm tài liệu, giải thích về cuộc bức hại cho con mình

Một cặp vợ chồng cao tuổi tiến thẳng tới quầy thông tin để ký bản kiến nghị. Khi một học viên đưa tài liệu cho họ, ông lão cho hay họ đã biết đến cuộc bức hại và hy vọng những nỗ lực nhằm chấm dứt cuộc bức hại của các học viên sẽ thành công.

Một phụ nữ trung tuổi kể rằng khi bà đi du lịch đến Trung Quốc vào năm 2009, bà đã hỏi người hướng dẫn viên về Pháp Luân Đại Pháp và cuộc bức hại của ĐCSTQ. Người hướng dẫn viên đã từ chối trả lời bà. Người học viên giải thích rằng người dân ở Trung Quốc sợ nói về Pháp Luân Đại Pháp vì sợ bị ĐCSTQ trả thù.

Người phụ nữ liền hỏi tại sao ĐCSTQ lại bức hại Pháp Luân Đại Pháp. Một học viên giải thích rằng Pháp Luân Đại Pháp đã trở thành môn tu luyện tự thân phổ biến nhất ở Trung Quốc và thậm chí một số quan chức cấp cao của ĐCSTQ cũng tu luyện Đại Pháp. Cựu lãnh đạo ĐCSTQ, Giang Trạch Dân, vì ghen tỵ với sự phổ biến của pháp môn này nên đã khởi xướng cuộc bức hại nhằm tiêu diệt Pháp Luân Đại Pháp.

Thắp nến tưởng niệm tại Elbphilharmonie

Khoảng 9 đến 10 giờ tối hôm đó, các học viên đã tập trung trước Nhà hát Elbphilharmonie của Hamburg để tổ chức một buổi thắp nến tưởng niệm để tưởng nhớ những đồng tu đã bị bức hại đến chết ở Trung Quốc.

491760d772dc5f6148e8a1455d994003.jpg

Các học viên tổ chức một buổi thắp nến tưởng niệm trước Nhà hát Elbphilharmonie của Hamburg, hôm 18 tháng 7 năm 2020


Bản tiếng Hán: https://www.minghui.org/mh/articles/2020/7/20/409282.html

Bản tiếng Anh: https://en.minghui.org/html/articles/2020/7/24/186010.html

Đăng ngày 28-07-2020; Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.

Share