Bài viết của Thiên Châu
[MINH HUỆ 09-07-2020] Bước vào năm Canh Tý 2020, nội dung tuyên truyền về ‘lòng yêu nước’ của ĐCSTQ bao gồm một bên là ngọn lửa tàn độc và một bên là nước biển lạnh lẽo.
Vào ngày 1 tháng 7, ĐCSTQ đã phớt lờ ‘Tuyên bố chung Trung – Anh’ và lời hẹn ước ban đầu, bỏ qua ‘Luật Cơ bản Hồng Kông’, cũng như ép buộc thao túng Đại hội Đại biểu Nhân dân thông qua ‘Luật An ninh quốc gia phiên bản Hồng Kông’, phá hoại tự do nhân quyền và nền tư pháp độc lập của Hồng Kông. Vào hôm nay, ĐCSTQ đã bắt bớ hơn 200 người biểu tình thị uy ở Hồng Kông, trong đó có bốn nhân viên công tác của một kênh truyền thông độc lập. Ngay sau đó, ĐCSTQ đã bắt đầu tiến hành điều tra ngôn luận một cách toàn diện ở Hồng Kông nhằm để dàn dựng một màn ‘khủng bố đỏ’ mới.
Gần 30 quốc gia trên toàn thế giới tỏ ý phản đối kịch liệt đối với ĐCSTQ, chỉ trích ĐCSTQ phá hoại một quốc gia hai chế độ. Do vậy, tuyên truyền trong và ngoài nước cũng như hệ thống ngoại giao của ĐCSTQ lần lượt phô trương động thái ‘chiến lang’ rùm beng, lấy danh nghĩa an toàn quốc gia để chỉ trích các quốc gia khác can thiệp vào việc nội bộ trong chính quyền ĐCSTQ. Tiểu phấn hồng và đội quân internet vâng lệnh quạt gió thổi lửa, ngọn lửa yêu nước cháy phừng phừng dường như không thiêu rụi Hồng Kông thì khí thế đó sẽ không dừng lại. ĐCSTQ lợi dụng vũ lực để nhiễu loạn khắp nơi. Vấn đề về eo biển Đài Loan cũng được đẩy lên đến chỗ ‘đầu sóng ngọn gió’, khẩu hiệu ‘thốn thủ tất tranh’ (một tấc đất cũng phải tranh giành) được cung kính như là chân lý, tựa hồ như đâu đâu cũng áp dụng nó vào trong thực tiễn.
Nhưng mấy ai biết nó sẽ mang đến mối họa khôn lường, vào thời khắc chuyển giao sang ngày mới, Đại sứ quán Nga ở Trung Quốc đã cho công bố đoạn video chúc mừng kỷ niệm 160 năm chiếm đóng lãnh thổ Haishenwai của Trung Quốc (hiện nay gọi là Vladivostok). Người dân Trung Quốc thay nhau lên tiếng bất mãn với đoạn video này, nhưng điều gây sốc cho giới chức bên ngoài chính là chính quyền ĐCSTQ đã thay đổi diện mạo ‘chiến lang’ và biến mình trở thành đội quân ‘đà điểu’ yêu nước im hơi lặng tiếng.
Vì sao lòng yêu nước của ĐCSTQ lại biến đổi nhanh chóng đến vậy?
Hồi tưởng về lịch sử của Haishenwai: Chính phủ Trung Hoa Dân Quốc đã ký kết Hiệp ước lấy lại vùng đất này
Haishenwai hiện nay trở thành một phần lãnh thổ của nước Nga với tên tiếng Nga là Vladivostok, phiên dịch sang tiếng Trung có nghĩa là ‘kiểm soát phương Đông’. Vào năm 1689, trong Điều ước Nerchinsk Trung – Nga đã quy định rõ ràng Haishenwai thuộc về lãnh thổ của nhà Thanh. Sau khi chiến tranh Nha phiến lần thứ hai kết thúc, vào năm 1860, Điều ước Bắc Kinh Trung – Nga đã cắt nhượng lại gần 400 nghìn km2 lãnh thổ phía đông sông Ussuri (bao gồm Sakhalin).
Vào năm 1945, Tưởng Giới Thạch đề xuất với Stalin là Trung Quốc cần lấy lại các vùng đất chủ quyền như Đại Liên, Haishenwai, Sakhalin v.v. Vào ngày 15 tháng 8 năm 1945, ký kết Hiệp ước hữu nghị liên minh Trung – Xô; trong này quy định rõ ràng Haishenwai, đồn 64 Giang Đông và cửa sông Đồ Môn thuộc về chủ quyền của Trung Quốc. Như vậy, Trung Quốc sẽ lấy lại Haishenwai năm mươi năm sau đó. Nhưng kế hoạch lấy lại Sakhalin của chính phủ Dân Quốc không thể đạt được thỏa thuận với Liên Xô. Vào thời điểm đó, người đại diện do Tưởng Giới Thạch phái đến là Tống Tử Văn không ký kết Hiệp ước, nhưng ngoại trưởng Vương Thế Kiệt đã đứng ra ký kết Hiệp ước.
Đoạn lịch sử ô uế mà ĐCSTQ muốn che giấu: Giang Trạch Dân rao bán lãnh thổ quốc gia
Dựa theo Hiệp ước hữu nghị liên minh Trung – Xô, Haishenwai sẽ trở về với Trung Quốc vào năm 1995. Tuy nhiên, vùng đất này cuối cùng đã bị tên bán nước Giang Trạch Dân hai tay dâng cho nước ngoài.
Giang Trạch Dân đã từng bốn lần ký kết với tổng thống đương nhiệm của Nga về Hiệp định biên giới phía Đông nước Nga, Hiệp định Trung – Nga về khu vực phía Tây, Nghị định liên quan đến khu vực phía Đông và phía Tây đường biên giới Trung – Nga, Điều ước hợp tác hữu nghị láng giềng Trung – Nga lần lượt vào các năm 1991, 1994, 1999 và 2001. Bằng hình thức ký kết Hiệp ước xác định đường biên giới này, ông ta đã khiến cho Trung Quốc vĩnh viễn mất đi 1,6 triệu km2 lãnh thổ vào tay nước Nga. Rốt cuộc vì sao Giang Trạch Dân cần phải ký kết các loại Hiệp ước này? Có tài liệu cho rằng, Giang Trạch Dân ham mê sắc đẹp nên đã bị nữ điệp viên Liên Xô dụ dỗ trong thời gian ông ta du học ở Liên Xô, đồng thời bị Liên Xô bắt quả tang và lưu lại chứng cứ. Sau khi họ Giang độc chiếm quyền lực chấp chính, ông ta đã bị Liên Xô đe dọa nên chỉ còn cách rao bán lãnh thổ quốc gia để che giấu hành vi hoang dâm của mình.
ĐCSTQ vẫn luôn bị ám ảnh bởi đoạn lịch sử ô uế của bản thân nó. Nếu nó công bố sự việc này cho người dân thì không chỉ đụng chạm đến vấn đề Giang Trạch Dân bước xuống vũ đài, mà nó còn lo sợ về vấn đề sụp đổ của ĐCSTQ. Do đó, đoạn lịch sử ô uế này cũng đã trở thành bí mật quốc gia tối cao của ĐCSTQ.
Vào ngày 2 tháng 7 năm 2020, Đại sứ quán Nga ở Trung Quốc không chỉ công bố đoạn video chúc mừng kỷ niệm 160 năm ngày chiếm đóng lãnh thổ Haishenwai trên Weibo, mà trong bài viết bằng tiếng Trung còn cố ý ghi rõ tên ‘Vladivostok’ với ý nghĩa là ‘thống trị phương Đông’. Đây rõ ràng là hành vi lấy muối chà sát vào vết thương của người dân Trung Quốc. Cư dân mạng thấy rằng ĐCSTQ không chỉ im lặng để cho Nga sỉ nhục người Trung Quốc, mà người ta còn nghi ngờ ĐCSTQ đã thiết lập cơ chế rà soát bình luận trên Weibo để kiểm soát hành vi chỉ trích chính quyền Nga của người dùng mạng.
‘Lòng yêu nước’ mà ĐCSTQ tuyên dương bất quá chỉ là xách động thứ tình cảm chủ nghĩa dân tộc của người dân Trung Quốc để đối kháng với xã hội tự do phương Tây và những lời phê phán của giới nhân sĩ chính nghĩa trong nước dành cho ĐCSTQ. Nói trắng ra, mục đích của nó là lợi dụng tình cảm yêu nước của người dân để trốn tránh bị người khác vạch trần và chỉ trích. Lòng yêu nước chỉ là thứ giả dối, là trò bịp bợm để kéo dài mạng sống cho Đảng.
Trước mắt đã có không ít người Trung Quốc và người Hoa ở hải ngoại bị lầm lẫn trong khẩu hiệu yêu nước của ĐCSTQ, nó cổ xúy rằng ‘không có tổ quốc thì chúng ta không có gì cả’. Thế nhưng tình huống chân thật rốt cuộc là như thế nào?
Quân đội Liên Xô bạo hành ở Đông Bắc
Vào năm 1945, sau Hiệp ước Yalta, trước khi Thế chiến thứ hai kết thúc, quân đội Liên Xô mượn danh nghĩa giúp đỡ Trung Quốc kháng Nhật ở vùng Đông Bắc, nhưng thực tế là Liên Xô câu kết với ĐCSTQ giết người cướp bóc và gian dâm với phụ nữ, không việc ác nào không làm ở vùng Đông Bắc.
Tác giả Long Ứng Đài, nguyên Bộ trưởng Bộ văn hóa Đài Loan, đã viết trong cuốn sách ‘Đại giang đại hải 1949’ về tình tiết bạo hành của quân đội Liên Xô: “Vào mùa đông năm đó, một thanh niên Đài Bắc 21 tuổi tên là Hứa Trường Khanh đã đến trạm xe lửa Thẩm Dương tiễn đưa người bạn thân. Anh vừa xoay người lại liền nhìn thấy cảnh tượng như sau: Phía trước trạm xe lửa Thẩm Dương là một quảng trường lớn cỡ như quảng trường phía trước Phủ Tổng thống Đài Loan hiện nay. Khi anh ấy vừa định ra về thì nhìn thấy trên quảng trường có một phụ nữ tay dắt hai đứa con nhỏ, trên lưng cõng một đứa, còn có một đứa lớn đi bên cạnh tay cầm mẹt rơm, tổng cộng là có năm người. Cùng lúc đó, có khoảng bảy tám binh sĩ Liên Xô đứng vây xung quanh, bọn họ mặc sức cưỡng bức người mẹ và dùng bạo lực với mấy đứa nhỏ không màng đến sự chú ý của những người xung quanh đó. Chúng lôi đứa bé trên lưng bà ấy xuống khiến cho đứa nhỏ khóc mếu máo. Sau khi quân lính Liên Xô hãm hiếp xong thì bảo mẹ con họ nằm xuống đất ngay ngắn, rồi xả súng máy bắn chết họ …”
“Điều mà Hứa Trường Khanh chứng kiến rất có thể là những việc mà phụ nữ và trẻ em Nhật Bản đang gặp phải ở vùng Đông Bắc thời bấy giờ, nhưng bản thân người Trung Quốc khi đó cũng sống trong nỗi sợ hãi tương tự. Mùa đông năm 1945, anh Hứa đã chứng kiến sự việc xảy ra ở Trường Xuân: Phàm là những nơi đóng quân của Liên Xô thì phụ nữ đều bị cưỡng dâm, đồ đạc bị mang đi và phòng ốc bị thiêu rụi. Cho dù đó là phụ nữ Trung Quốc hay Nhật Bản thì họ đều phải cắt tóc ngắn và mặc quần áo đàn ông, nếu không làm như vậy thì không một ai dám bước ra đường. Cái thứ gọi là ‘quân giải phóng’ kỳ thực chính là một nhóm khủng bố ô hợp, người dân biết rõ điều này nhưng không ai dám lên tiếng. Dân chúng đều phải đi đến quảng trường đứng xếp thành hàng và cởi mũ kính lễ trước đài tưởng niệm …”
Stalin dung túng cho quân đội Liên Xô bạo hành ở Đông Bắc, ĐCSTQ cũng nhận được bức điện báo từ vùng Đông Bắc nhưng chúng vẫn một mực giả câm giả điếc. Nguyên nhân là do tướng Liên Xô đã bịt miệng ĐCSTQ bằng 100 nghìn khẩu súng, hàng nghìn khẩu đại bác của quân Nhật và 200 nghìn quân lính Mãn Châu, cho nên ĐCSTQ tuyệt đối sẽ không thèm đếm xỉa đến việc quân đội Liên Xô làm nhục người dân Trung Quốc ra sao.
Sau khi ĐCSTQ cướp chính quyền, nó liền thanh toán những nhân sĩ chính nghĩa để ‘phục thù’ thay cho Liên Xô
Thời đó có rất nhiều người Trung Quốc đã tận mắt chứng kiến hành động bạo lực của quân đội Liên Xô, cũng có người qua đường cảm thấy bất bình liền ra tay giúp đỡ ngăn cản Hồng quân Liên Xô hành ác. Tuy nhiên, sau khi ĐCSTQ cướp lấy chính quyền, những người này đều bị đàn áp tàn khốc dưới danh nghĩa phá hoại tình đoàn kết Trung – Xô.
Vào tháng 10 năm 1945, một binh sĩ cao to của Hồng quân Liên Xô bỗng dưng đột nhập vào thôn Nam Tháp ở thành phố Thẩm Dương. Binh sĩ này lục tung từng hộ gia đình trong thôn, cuối cùng hắn ta xông vào nhà của Vương Thăng và tiến hành cưỡng bức vợ của ông ấy. Ông Vương liều chết bảo vệ vợ mình nên đã bị binh sĩ này dùng chai rượu cầm trong tay đánh cho đến chết. Vợ của Vương Thăng lớn tiếng kêu cứu hàng xóm gần đó. Trong thôn có gia đình họ Thái với chín anh em trai là nam tử hảo hán, họ nghe thấy tiếng kêu cầu cứu liền tìm đến nhà của Vương Thăng. Họ ló đầu nhìn qua cửa sổ thấy được tình huống đang xảy ra nên bèn lập tức xông ngay vào nhà, vơ lấy chiếc gậy đánh chết tên binh sĩ lưu manh kia. Nhờ vậy, bà Vương đã được cứu sống. Người trong thôn bàn tính với nhau mang thi thể của tên binh sĩ kia đi chôn, sau đó giết chết con ngựa của hắn ta, rồi đem thịt chia cho từng hộ gia đình.
Vào năm 1952, ĐCSTQ phát động cuộc vận động Tam phản. Trong thôn có người đi trình báo sự việc này nên ĐCSTQ đã cho quân đội bắt giữ toàn bộ gia đình nhà họ Thái, một người bị giết, vài người còn lại bị tống giam vào ngục với tội danh ‘sát hại Hồng quân, phá hoại tình đoàn kết Trung – Xô’. Rất nhiều người trong thôn tỏ ra bất mãn và phẫn nộ với phán quyết của ĐCSTQ. Nhưng người nào lên tiếng bất bình thì người đó liền bị gán mác ‘phe cánh hữu’. Trần Thụ Tường là nhân viên kỹ thuật của công xưởng chế tạo máy vô tuyến ở Thẩm Dương, năm đó mới chỉ tròn 22 tuổi, anh vừa lên tiếng nói những điều người dân nói là đúng, cớ sao có thể bảo người ta là ‘phe cánh hữu’? Ngay sau đó, chiếc mũ ‘cánh hữu’ liền chụp lên đầu anh ấy.
Ở vùng Nhị Đạo Câu nằm tại ngoại ô Thẩm Dương, hiện nay gọi là kênh đào phía Bắc, vào mùa đông năm 1945, có một ông lão làm nghề lái xe tải chở cao su, trên xe ông chở theo con gái của mình. Một sĩ quan Liên Xô đi ngang qua vùng này đã cưỡng bức con gái của ông lão. Sau đó, hắn ta lại cuỗm lấy chiếc xe tải chở cao su của ông. Ông lão vừa khóc vừa la lớn: “Chúng tôi đã chịu đựng người Nhật Bản trong 14 năm, hôm nay lại còn chịu đựng quân Liên Xô nữa …” Ngay đúng lúc có hai nhân viên làm việc trong Cục Cảnh sát của chính phủ Dân Quốc vừa bước tới, trong đó có một người tên là Từ Kính Nhất, anh ta bèn rút súng bắn vào chân của viên sĩ quan Liên Xô kia, hắn ta liền lập tức tỏ ra ngoan ngoãn, thế là Từ Kính Nhất bèn bắn hắn ta thêm phát nữa. Sự việc này nhanh chóng lan truyền khắp thôn khiến cho người dân cảm thấy rất hài lòng. Tuy nhiên, vào năm 1952, Từ Kính Nhất và một cảnh sát Quốc Dân khác tên là Trương Ngọc Thanh đã bị bắt giữ ở bên ngoài thôn. Bọn họ bị trói chặt, bị bắt quỳ gối và trên cổ đeo một tấm bảng lớn với dòng chữ ‘kẻ giết người’. Họ bị mang ra đấu tố một cách tàn khốc, về sau không còn mạng sống để quay về nữa.
Sau khi Chủ tịch tỉnh Vân Nam Vương Long Vân của chính phủ Dân Quốc đầu hàng ĐCSTQ, bởi vì ông ta chất vấn những hành vi bất nghĩa của quân đội Liên Xô ở vùng Đông Bắc nên đã bị chụp lên tội danh phản Xô và bị gán mác ‘phe cánh hữu’. Tác giả Tiêu Quân đã từng phê phán những hành vi bừa bãi của quân đội Liên Xô nên đã bị khép vào tội danh ‘phản Xô’ trong vài chục năm.
Cái thứ ‘lòng yêu nước’ do ĐCSTQ xúi giục về bản chất chính là vận động chính trị và đứng cùng hàng ngũ chính trị, là một loại cải tạo tư tưởng nhằm lấy chủ nghĩa dân tộc và danh nghĩa quốc gia để chôn vùi nhân tính và phá hủy đạo đức. Nói cho cùng, nó chính là lời bịa đặt lừa gạt thế gian nhằm để duy hộ nền cai trị độc tài của ĐCSTQ. Trong một thế kỷ trở lại đây, người Trung Quốc đã bị ĐCSTQ bắt nạt và bức hại. Vậy vì sao người dân Trung Quốc lại có thể bị mê lạc trong những lời hoang ngôn về ‘lòng yêu nước’ kia nhỉ?!
Liên Xô định tiến hành tấn công hạt nhân với Trung Quốc nhưng bị Hoa Kỳ ngăn trở
Cùng với việc lý luận ‘yêu nước’ của cộng sản được tô vẽ và duy hộ cho chính phủ cực quyền, nó còn được yêu ma hóa thành chế độ quốc gia của thế giới tự do. Dưới những ngôn luận che giấu tẩy não, nước Mỹ trong mắt những người Đại Lục nhẹ dạ cả tin vào ĐCSTQ thường sẽ biến thành đối tượng tấn công của tiểu phấn hồng ‘yêu nước’. Những người này nếu không ngại thì có thể nhìn lại những sự thật đã xảy ra để hiểu hơn một chút về chân tướng lịch sử. Trong Chiến tranh Xô – Mỹ, rốt cuộc ai mới là kẻ thù và ai mới là bạn hữu?
Vào tháng 3 năm 1969, xảy ra ba lần xung đột vũ trang về chủ quyền của hòn đảo Zhenbao ở lưu vực Hắc Long Giang giữa Trung Quốc và Liên Xô. Kết quả là quân đội Liên Xô có 58 người chết, 94 người bị thương, ĐCSTQ tuyên bố thắng lợi khiến cho mối quan hệ Trung – Xô nhanh chóng xấu đi.
Anh cả Liên Xô bị làm cho bẽ mặt nên quá đỗi tức giận. Bộ trưởng quốc phòng đương thời là Nguyên soái Grechko và Trợ lý Bộ trưởng là Nguyên soái Chuikov đã đến vùng viễn đông để chế tạo hàng triệu tấn đầu đạn hạt nhân tầm trung và chuẩn bị tiến hành ‘cuộc tấn công hạt nhân’ đối với Trung Quốc. Tuy nhiên, do Liên Xô lo ngại phản ứng của Mỹ nên đã âm thầm thông báo kế hoạch cho Mỹ thông qua Đại sứ Dobrynin ở Mỹ với mong muốn tìm kiếm biểu đạt thái độ trung lập từ Mỹ. Chỉ cần Mỹ giữ thái độ trung lập thì anh cả Liên Xô có thể giải quyết sạch sẽ toàn bộ vấn đề mối đe dọa đến từ Trung Quốc.
Nước Mỹ cân nhắc một lượt về việc Liên Xô tiến hành tấn công hạt nhân thì sẽ giống như khai mở chiếc hộp Pandora, có thể sẽ gây ra xung đột kịch liệt giữa Trung Quốc và Liên Xô, dẫn đến việc thế giới bị xáo trộn thêm lần nữa. Cho nên Mỹ đã đưa ra quyết định: (1) Phản đối cách làm của Liên Xô, (2) Nhanh chóng thông báo tin tức cho chính quyền Trung Quốc. Đồng thời, Mỹ cũng cân nhắc đến tình huống chính quyền Trung Quốc đã phản đối Mỹ trong suốt hai mươi năm nên ĐCSTQ sẽ không tin vào thiện ý của Mỹ, do đó Mỹ đã quyết định đi đường vòng, không dám mạo hiểm thông qua phương thức ngoại giao để thông báo cho Trung Quốc.
Vào ngày 28 tháng 8 năm 1969, Tờ báo The Washington Star đăng tải tin tức khiến cho toàn thế giới chấn động với tiêu đề là “Liên Xô sẽ tiến hành tấn công hạt nhân đối với Trung Quốc”. Trong bài báo đã vạch rõ toàn bộ kế hoạch tấn công hạt nhân của Cộng sản Liên Xô mà nước Mỹ biết được. Brezhnev liền nổi trận lôi đình, phía ĐCSTQ lập tức ra lệnh cho ‘đào hố sâu, tích trữ lương thực’ đưa đất nước tiến vào trạng thái chuẩn bị chiến tranh.
Vào ngày 16 tháng 9 năm 1969, tờ The Saturday Evening Post ở Luân Đôn đã tiết lộ “Liên Xô có thể tiến hành oanh tạc căn cứ quân sự Lop Nur ở Tân Cương của Trung Quốc”. Sau khi biết được tin, Mỹ đã chọn lấy nhiều phương thức khác nhau để ngăn chặn hành động quân sự của Liên Xô, trong đó có một cách là dùng ‘đòn sát thủ’ để đe dọa kế hoạch hành động của Liên Xô: gửi đi mật lệnh của tổng thống về việc chuẩn bị tiến hành tấn công hạt nhân vào 134 thành phố ở Liên Xô, cũng như các vùng quân sự trọng yếu, trụ cột giao thông, căn cứ công nghiệp quan trọng.
Brezhnev có nằm mơ cũng không dám tin rằng những điều này đều là sự thật nên ông ta đã tiến hành kiểm chứng với Đại sứ quán Nga ở Mỹ để xác nhận tin tức chân thật. Brezhnev tỏ ra vô cùng tức giận: “Nước Mỹ đã bán đứng chúng ta.” Liên Xô lại cân nhắc về việc Mỹ âm thầm báo tin đã giúp ĐCSTQ làm chuẩn bị trước, cho nên cuối cùng Liên Xô đành phải rút bỏ hành động tấn công hạt nhân đối với Trung Quốc.
ĐCSTQ và các nhà lịch sử học của ĐCSTQ thường dùng lý luận ‘động cơ lợi ích’ để giải thích về tác dụng của nước Mỹ trong đoạn lịch sử này. Bọn họ muốn nói rằng nước Mỹ làm như vậy là để lôi kéo Trung Quốc chống lại Liên Xô, về bản chất thì nước Mỹ cũng đang làm vì chính bản thân mình. Dựa trên lý niệm về giá trị phổ quát, cách nói của ĐCSTQ mang theo ý nghĩa là ‘lấy tâm của kẻ tiểu nhân để đo lòng dạ của người quân tử’. Nếu như xảy ra chiến tranh hạt nhân giữa Trung Quốc và Liên Xô thì chẳng phải Mỹ sẽ là kẻ ngư ông đắc lợi hay sao? Nếu như Mỹ thật sự như những gì ĐCSTQ nói thì tại sao Mỹ không chọn hưởng lợi từ cả hai bên?
Nhìn từ góc độ lịch sử diễn biến về sau mới biết nước Mỹ thời đó chỉ mới hiểu một chút về ĐCSTQ và chưa hề nhìn thấu ĐCSTQ còn tà ác hơn cả cộng sản Liên Xô. Từ những năm 1980 đến nay, Mỹ vẫn không ngừng toàn lực đầu tư để vỗ béo cho ĐCSTQ. Vào thời đó, Mao Trạch Đông đã từng bêu xấu nước Mỹ. Dưới bối cảnh hỗn loạn kêu gọi phản đối nước Mỹ và thù hận nước Mỹ trong nhiều năm của ĐCSTQ, người dân Mỹ vẫn nhẹ nhàng đối diện với sự phản đối, vứt bỏ mối thù xưa để toàn lực tương trợ giúp đỡ người Trung Quốc tránh được hiểm họa hạt nhân như Nagasaki hứng chịu ngày trước. Mặc dù nước Mỹ bị ĐCSTQ gọi là ‘kẻ thù’, hơn nữa còn là ‘kẻ thù dễ thương’. Nước Mỹ đã từng dang tay giúp đỡ người dân Trung Quốc tránh khỏi sự tàn độc của ‘anh cả Liên Xô’ vì tình nghĩa. ‘Kẻ thù’ này có phải là ‘kẻ không từ bỏ dã tâm xâm chiếm nước khác’ như ĐCSTQ hay nói?
Giả sử ‘đế quốc Mỹ’ và ‘anh cả Liên Xô’ là hai vị khách qua đường mà bạn vô tình gặp được thì bạn mong muốn bầu bạn với vị nào?
‘Lòng yêu nước’ và ‘mẹ Đảng’ linh hoạt biến hình thành ‘chim đà điểu’
Vào ngày 2 tháng 7, Đại sứ quán Nga ở Trung Quốc đã công bố bài viết về Vladivostok, nhưng không có kênh truyền thông nào của ĐCSTQ lên tiếng chỉ trích việc nước Nga đang sỉ nhục người Trung Quốc. Bộ trưởng Ngoại giao của ĐCSTQ trốn chui trốn nhủi, tiếng pháo ‘phản Hoa’ bặt vô âm tín.
Xem ra cái thứ ‘lòng yêu nước’ của ĐCSTQ không phải là ‘cứng như thép’, mà là biến đổi tùy theo tình hình. ‘Mẹ Đảng’ cũng cần ‘liệu cơm gắp mắm’, khi đụng phải ‘anh cả Liên Xô’ ngày xưa thì ‘chiến lang’ bỗng dưng hóa thành ‘chim đà điểu’.
Vì sao ĐCSTQ lại làm ra những chuyện lố bịch đáng xấu hổ như vậy? Tổng biên tập Hồ Tích Tiến của Thời báo Hoàn Cầu (kênh truyền thông của ĐCSTQ) đã bước ra làm trò hề vì ‘mẹ Đảng’. Vào ngày 3 tháng 7, Hồ Tích Tiến đăng bài lên Weibo, trước tiên ông ta giả vờ ‘yêu nước’, lên tiếng phê phán hành động của chính phủ Nga không biết tôn trọng người dân Trung Quốc v.v. Ngay sau đó, chủ đề cuộc nói chuyện liền chuyển sang ‘an ủi’ cư dân mạng Trung Quốc: “Đối với sự thật này, người Trung Quốc chúng ta cần phải chấp nhận… dù cho chúng ta có cảm tình nhiều hay ít đối với vùng đất cố hương… Trung Quốc là một đất nước duy hộ luật pháp quốc tế nên không thể biểu đạt chúng ta có ý kiến mong muốn chính quyền nước nào sẽ lấy lại vùng đất đó trong tương lai.”
Cư dân mạng ở Trung Quốc liên tục lên tiếng mắng chửi ĐCSTQ và Hồ Tích Tiến: “Đối diện với đế quốc Mỹ đã từng có ân với người Trung Quốc, nước Mỹ không hề chiếm một tấc đất của Trung Quốc nhưng ngược lại các ông làm ra những việc giống như rút máu gà. Đối diện với hành vi sỉ nhục người Trung Quốc của nước Nga, vì sao các ông lại im như thóc?”, “Các ông xem bạn hữu thành kẻ thù, và xem kẻ thù thành bạn hữu”, “Hồ Tích Tiến hãy mau chóng gửi lời sỉ nhục cho nước Nga.”
Có cư dân mạng bình luận: “Về vấn đề nước Nga và Haishenwai, Hồ Tích Tiến đã đánh mất giới hạn cuối cùng.” Kỳ thực, ĐCSTQ và những văn nhân làm việc cho nó không hề có bất cứ giới hạn chuẩn tắc nào. Ví như, kẻ từng được gọi là đại văn hào Quách Mạt Nhược thời đó đã từng viết thơ chúc thọ cho Stalin, trong đó có một câu thơ cuối cùng: “Nguyên soái Stalin, nguyên soái là người giải phóng toàn nhân loại và là cha của tôi!” Ông ta tôn sùng một kẻ giết người không gớm tay thành người giải phóng toàn nhân loại. Xem chừng ĐCSTQ tùy ý để cho dịch viêm phổi Vũ Hán lây lan trên toàn thế giới là để biến mình trở thành lãnh tụ trong cuộc chiến chống dịch của thế giới. Trước đây, ĐCSTQ đã từng có ‘lịch sử phạm tội’ giống như vậy.
Lấy hận lập quốc thì không còn là quốc gia nữa. Xem thù hận như tình yêu chính là bại hoại quốc gia và mang đến mối nguy hại cho người dân. Người Trung Quốc hãy mau chóng tỉnh giấc, nhìn rõ ĐCSTQ để tránh xa mối hiểm họa. Các bạn không được để cho thứ thuốc mê ‘lòng yêu nước’ của ĐCSTQ dụ dỗ thì mới không trở thành vật mai táng cho ĐCSTQ vào thời khắc nó sụp đổ.
Bản tiếng Hán: https://big5.minghui.org/mh/articles/2020/7/9/408756.html
Đăng ngày 14-07-2020; Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.