Bài viết của Tâm Minh (hóa danh), một học viên Pháp Luân Đại Pháp tại tỉnh Hà Bắc, Trung Quốc

[MINH HUỆ 10-04-2020] Tôi có một cháu trai hiếu động và thông minh từ nhỏ, nhưng cháu không thích học. Khi học mầm non, cháu thường chơi trong khi những đứa trẻ khác thì lắng nghe lời cô giáo. Cha mẹ cháu không mấy bận tâm, vì cháu vẫn còn nhỏ.

Cháu trai tôi rất hào hứng khi bắt đầu vào lớp một, và nói với bố mẹ rằng cháu sẽ học chăm chỉ, và lớn lên sẽ trở thành một nhà khoa học. Chúng tôi nghĩ rằng có thể cháu đã sang một bước ngoặt trong cuộc đời mình, nhưng sau vài ngày sau cháu về nhà và nói rằng cháu không thích ở đó và muốn chuyển trường.

Chúng tôi đã nói chuyện với cô giáo của cháu và phát hiện rằng cháu không nghe giảng trong lớp. Cô giáo đã khiển trách cháu vì cháu liên tục gục đầu xuống bàn.

Tôi đã nói chuyện với cháu khi chúng tôi về nhà. Tôi nói rằng nhiệm vụ của một học sinh là học tập chăm chỉ ở trường, tôn trọng giáo viên và các bạn cùng lớp. Cháu trả lời, “Việc đạt được điểm cao có ích gì. Cháu muốn trở thành ông chủ lớn, và có hàng tá người theo sau.”

Khi ấy tôi vừa tức vừa buồn cười. Những đứa con nít, mới bắt đầu học lớp một, lại muốn làm ông chủ cơ chứ? Cháu trai tôi nói rằng nhiều bạn cùng lớp của cháu là “những ông chủ lớn” và bắt nạt những đứa trẻ khác. Cháu muốn trở thành một ông chủ lớn để bảo vệ các bạn và đánh lại những kẻ chuyên bắt nạt người khác.

Cháu trai tôi có một trái tim nhân hậu, vì vậy tôi nói với cháu rằng, “Nếu cháu muốn trở thành một ông chủ lớn và bảo vệ những bạn đang bị bắt nạt, cháu phải học giỏi. Cháu cũng phải thuận theo nguyên lý “Chân-Thiện-Nhẫn” của Pháp Luân Đại Pháp và trở thành một học sinh giỏi. Nếu ngày nào cháu cũng gây rắc rối với các bạn cùng lớp mà không tập trung học hành, cháu sẽ không thể trở thành một ông chủ tốt được.

Cháu trai tôi dường như hiểu ra và gật đầu.

Tuy nhiên, kết quả học tập tiếp theo của cháu không tốt. Điểm số của cháu trong môn Toán và tiếng Trung xếp ở cuối lớp. Con trai và con dâu tôi rất lo lắng, khiển trách cháu mỗi ngày, và thường làm cháu khóc. Tôi nói với các con, “Thằng bé không thích đi học từ hồi mẫu giáo. Việc thằng bé không đạt được kết quả tốt là hoàn toàn bình thường. Nếu các con cứ lo lắng như thế thì chẳng thay đổi được gì đâu. Cứ để cháu cho mẹ và mẹ sẽ giúp đỡ cháu.”

Tôi tự nhủ, “Pháp Luân Đại Pháp chính là đại Đạo. Nhiều học viên và những người không phải học viên mà thường xuyên niệm “Pháp Luân Đại Pháp hảo! Chân-Thiện-Nhẫn hảo cũng đều được trải nghiệm uy lực của Đại Pháp.”

Vì vậy tôi đã dạy cháu niệm, “Pháp Luân Đại Pháp hảo, Chân-Thiện-Nhẫn hảo.” Chúng tôi nhẩm niệm câu trên chín lần trên suốt đường đi tới trường. Tôi cũng dạy cháu nguyên tắc và tiêu chuẩn để trở thành một người tốt.

Sau khi nhẩm niệm câu trên trong một khoảng thời gian, cháu trai tôi bắt đầu học thuộc những bài thơ trong Hồng Ngâm. Chúng tôi thường học thuộc hai bài thơ mỗi tối trước khi đi ngủ. Cháu tôi thực sự rất thích điều này.

Chúng tôi dần nhận thấy những thay đổi tích cực ở cháu. Cháu tôi đã bình tĩnh lại, và không còn muốn trở thành ông chủ lớn nữa. Cháu tập trung ở trường, làm bài tập về nhà và không còn thích xem tivi nữa.

Cháu trai tôi đã đạt điểm rất cao trong các bài kiểm tra cuối năm. Môn toán của cháu đã đạt điểm gần như tuyệt đối, và cũng nhận được một giải chuyên cần. Chúng tôi cũng rất ngạc nhiên, và không bao giờ nghĩ rằng điều này có thể xảy ra.

Khi cháu trai tôi nhận được điểm, cháu đặt hai lòng bàn tay trước ngực (một cử chỉ gọi là “hợp thập” trong tiếng Trung) và nói, “Cảm ơn Sư phụ đã cho con trí huệ để đạt được điểm cao.”


Bản tiếng Hán: https://www.minghui.org/mh/articles/2020/4/10/403564.html

Bản tiếng Anh: https://en.minghui.org/html/articles/2020/6/2/185338.html

Đăng ngày 11-07-2020; Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.

Share