Bài viết của một học viên Pháp Luân Đại Pháp ở Trung Quốc

[MINH HUỆ 14-06-2020] Khi tôi đọc bài chia sẻ có nhan đề Các học viên cũng nên niệm “Pháp Luân Đại Pháp hảo, Chân Thiện Nhẫn hảo” đăng tải vào ngày 1 tháng 6 năm 2020 trên website Minh Huệ, tôi cũng có những cảm nhận tương tự.

Sư phụ giảng:

“Niệm “Đại Pháp hảo” không chỉ hữu hiệu đối với người thường, mà cũng hữu hiệu đối với đệ tử Đại Pháp thanh lý tư tưởng. Chư vị bảo các tế bào toàn thân đều niệm ‘Đại Pháp hảo’, thì chư vị sẽ phát hiện rằng trong chỉnh thể thân thể đều đang chấn động. (vỗ tay) Vì [điều mà] niệm dấy động lên là Pháp, do đó mới có uy lực lớn nhường ấy.” (Giảng Pháp tại Pháp hội quốc tế New York 2004)

Một người thường thành tâm niệm “Pháp Luân Đại Pháp hảo! Chân-Thiện-Nhẫn hảo!” có thể nhận được phúc báo. Đặc biệt trong bệnh dịch, nhiều người nhiễm virut Trung Cộng (virut corona) đã bình phục sau khi niệm chín chữ chân ngôn này.

Sản sinh ra năng lượng tích cực

Bên cạnh đó, những nhà nghiên cứu sinh học tế bào cũng phát hiện rằng: “Khi một người nhẩm chín chữ này, thân thể của họ trải qua sự chuyển hóa vật chất, ví dụ thân thể sản sinh năng lượng tích cực để tăng cường hệ miễn dịch, và cũng để thanh trừ virut.”

Điều này cũng như Trung Y giảng rằng “phù chính, khu tà.” Từ một góc độ khác, khi một người thường thành tâm niệm những từ này, họ đang thể hiện sự chân thành và tôn kính của họ đối với Thần. Một người tuân theo đặc tính của vũ trụ – Chân-Thiện-Nhẫn, việc đó có nghĩa là họ sẽ được Thần Phật bảo hộ, vì thế virut sẽ tránh xa họ.

Như Sư phụ đã giảng:

“Người thế gian nào có thể phù hợp với Ông thì đúng là người tốt, đồng thời sẽ mang đến thiện báo và phúc thọ.” (Luận Ngữ, Tinh Tấn Yếu Chỉ)

Lần đầu tiên tôi niệm “Pháp Luân Đại Pháp hảo! Chân-Thiện-Nhẫn hảo” vào năm 2001 khi tôi bị giam giữ phi pháp trong một trại cưỡng bức lao động. Lúc đó, tôi không có bất kỳ cuốn sách Đại Pháp nào, tôi chỉ có thể nhớ lại Hồng Ngâm và một số bài thơ của Sư phụ. Bên cạnh những điều đó, tôi thường xuyên niệm “Chân-Thiện-Nhẫn hảo!”

Dưới sự xúi giục của Phòng 610, năm 2002, những người đang cố gắng tẩy não tôi để tôi từ bỏ Pháp Luân Đại Pháp đã nói với tôi rằng: “Cô thậm chí không thể đọc sách Chuyển Pháp Luân, vậy thì tu luyện có nghĩa gì với cô?” Tôi trả lời: “Mặc dù tôi không thể đọc sách, Chân-Thiện-Nhẫn là quy luật của vũ trụ. Chỉ cần một người ghi nhớ những từ này và đồng hóa với Ông trong cuộc sống hàng ngày, thì người đó là đang tu luyện.”

Trong suốt tuần ấy, họ đã bảo tôi đọc tất cả các bài viết mới của Sư phụ. Trong số các bài viết, tôi có thể nhớ được là:

“Pháp Luân Đại Pháp hảo
Đại khung Pháp quang chiếu
Chính Pháp hồng thế qua
Phương tri vô hạn diệu
Pháp Luân Đại Pháp hảo
Tiệm nhập thế nhân đạo
Chúng sinh thiết mạc cấp
Thần Phật dĩ tại tiếu”

(Đại Pháp hảo, Hồng Ngâm II)

Tạm diễn nghĩa:

“Pháp Luân Đại Pháp là tốt
Ánh sáng của Pháp chiếu soi gầm trời rộng lớn
Cái thế lớn mạnh của Chính Pháp đi qua
Kỳ diệu vô hạn rồi mới biết
Pháp Luân Đại Pháp là tốt
Dần dần đến cõi thế gian con người
Chúng sinh chớ có sốt ruột
Thần Phật đã đang mỉm cười rồi”

Sau đó, mỗi ngày tôi nhẩm bài thơ nhiều lần – khi tôi nằm trên giường, khi đi bộ hay khi tôi có thời gian rảnh. Đôi khi tôi tỉnh giấc giữa đêm, tôi nhẩm bài thơ một lần trước khi ngủ tiếp. Sau đó tôi hình thành thói quen, theo đó dù cho tôi đang đi bộ hay đi xe buýt, bên cạnh việc nhẩm các bài thơ trong Hồng Ngâm, tôi sẽ niệm chín chữ này và khẩu quyết Chính Pháp.

Tôi đã bị bắt giữ, bị giam trong đồn cảnh sát, bị giam trong trại cưỡng bức lao động và bị kết án tù nhiều lần. Thực tế, trong gần 20 năm qua, tôi bị giam trong tù hoặc trại cưỡng bức lao động. Nhưng với đức tin của mình vào Chân-Thiện-Nhẫn, tôi đã đi được đến ngày hôm nay.

Trong trại tạm giam, trại cưỡng bức lao động và trong tù – bất kể ở đâu, tôi đều tuyệt thực, tôi phản đối việc lao động nặng nhọc, tôi cũng không hợp tác với những yêu cầu của lính canh. Dù cho đó là lính canh, những người cùng phòng giam hay những người khác tới nhà tù, tôi đều tận dụng cơ hội để giảng chân tướng cho họ và khuyến khích họ ghi nhớ “Pháp Luân Đại Pháp hảo! Chân-Thiện-Nhẫn hảo!” Bằng cách này, môi trường và những người xung quanh tôi đã thay đổi theo chính niệm của tôi.

Sư phụ giảng:

“Pháp có thể phá hết thảy chấp trước, Pháp có thể phá hết thảy tà ác, Pháp có thể phá trừ hết thảy lời dối trá, Pháp có thể kiên định chính niệm.” (Bài trừ can nhiễu, Tinh tấn yếu chỉ II)

Ở trại cưỡng bức lao động, ngay sau khi từ chối tham gia lao động nặng nhọc, tôi tuyệt thực để phản đối cách đối xử phi pháp của lính canh trại lao động. Dựa theo nguyên lý Chân-Thiện-Nhẫn, tôi chứng thực Pháp một cách lý trí. Đầu tiên, tôi viết một tuyên bố trang trọng thông báo rằng tôi sẽ luôn tu luyện Pháp Luân Đại Pháp và sau đó viết cho những người thuộc các phòng ban liên quan và ban quản lý, giải thích lý do cho hành động của tôi. Cùng với đó, tôi làm sáng tỏ mục đích hành động của mình cho những người giám sát (những người tù được chỉ định giám sát tôi) và việc tham gia vào cuộc bức hại sẽ có hại cho họ như thế nào. Sau khi minh bạch chân tướng, họ chủ động dừng làm việc bức hại tôi theo lệnh của lính canh.

Trong suốt thời gian đó, các đội trưởng đều đến. Theo luật lệ của trại lao động, tôi lẽ ra sẽ bị giam trong phòng biệt giam hoặc bị nhận hình phạt vì đã tuyệt thực. Tôi hỏi họ: “Chân-Thiện-Nhẫn có tốt không?” Họ trả lời: “Tốt.” Sau đó tôi hỏi: “Tôi tu luyện Chân-Thiện-Nhẫn để trở thành một người tốt; sao tôi lại bị giam trong trại lao động thế này? Tôi đã bị tước đoạt những quyền hợp pháp bởi vì những bức thư gửi đến cho tôi lại không được đưa lại cho tôi, tôi cũng không được gặp con gái khi cháu tới thăm tôi. Với tất cả những sự bất công này, tất cả những gì tôi có thể làm là dùng sinh mệnh của tôi để bảo vệ những quyền hợp pháp theo Hiến pháp.”

Những đội trưởng nói: “Chúng tôi phải nghe lệnh cấp trên.” Tôi nói: “Tôi không thù ghét chút nào các anh và điều này cũng không nhắm vào các anh mà nói về cuộc bức hại đối với Pháp Luân Đại Pháp. Bây giờ, sau khi các anh trình báo tình huống của tôi với người giám sát của các anh, các anh sẽ xong việc. Tuy nhiên các anh cần phải rõ ràng rằng cuộc bức hại Đại Pháp là chống lại pháp luật và Hiến pháp. Ai cũng có lương tri vì thế họ có thể lựa chọn đi theo cái thiện hay cái ác.”

Họ bỏ đi, mặc dù họ tăng số lượng người giám sát từ ba lên năm người và cũng dành một phòng trống cho tôi và những người giám sát ở. Mặc dù tôi bị giám sát suốt cả ngày nhưng môi trường đã trở nên thoải mái hơn nhiều. Một đội trưởng đặc biệt nói với những người giám sát rằng nếu tôi muốn tắm, tôi có thể dùng phòng tắm sử dụng năng lượng mặt trời, ở đó có nước nóng trong khi những người tù khác chỉ được dùng phòng tắm nước lạnh quanh năm trừ dịp Tết Nguyên đán. Sau khi tôi làm những gì mình cần làm, giảng chân tướng cho bất kỳ ai có thể, bốn ngày sau tôi dừng việc tuyệt thực.

Một ngày, một người lính canh nữ hỏi tôi: “Tất cả các tù nhân đều sợ đội trưởng vì ông ấy là một người to béo, xấu xa, thường xuyên đánh đập các tù nhân khác. Kể cả các lính canh cũng phải sợ ông ấy. Tuy nhiên tôi nhận thấy rằng ngay sau khi ông ấy nhìn thấy ông, ông ấy bắt đầu mỉm cười. Ông là người duy nhất không sợ ông ấy.” Tôi nói: “Đội trưởng xấu xa vì thế mọi người đều sợ và không ai thích ông ấy. Tuy nhiên vì tôi tu luyện Chân-Thiện-Nhẫn, tôi làm mọi việc dựa trên việc cân nhắc đến cảm xúc của người khác và sẽ không bao giờ làm việc xấu, vì thế làm sao tôi có thể sợ hay ghét ông ấy được? Thay vào đó tôi chỉ cảm thấy tiếc cho ông ấy, vì thế mà ông ấy không ghét tôi?”

Năm 2016 khi tôi bị giam trong tù, một lính canh trẻ tuổi chịu trách nhiệm quản lý tôi đã yêu cầu tôi đến văn phòng của cậu ấy. Khi tôi chuẩn bị ngồi xuống, cậu ấy bắt đầu la mắng tôi. Tôi nói: “Quản lý nhà tù nói với tôi rằng tôi có thể ngồi.” Thực tế tôi là người duy nhất trong số tất cả các tù nhân ngồi khi nói chuyện với nhân viên của nhà tù. Cậu ấy cao giọng: “Việc đó không có tác dụng ở đây!” Sau đó cậu ấy bắt đầu nhục mạ tôi bằng những ngôn từ nặng nề.

Trong những năm qua bị giam giữ trong tù, tôi chưa bao giờ bị đối xử như vậy và cảm thấy một chút bối rối. Khi tôi chuẩn bị tranh cãi với cậu ấy, đột nhiên chữ “Chân-Thiện-Nhẫn” hiện ra trước mặt tôi và tôi nhớ lại điều Sư phụ giảng:

“Có người nói: ‘Đi ngoài đường, bị người ta đá một cước, nhưng không ai biết mình là ai, thì cũng có thể Nhẫn được’. Tôi nói rằng vậy không đủ; trong tương lai có khi đang ở trước mặt người mà chư vị không muốn mất mặt nhất thì chư vị bị người ta tát cho hai cái, không cất đầu lên nổi; chư vị đối đãi vấn đề ấy như thế nào, xem chư vị có thể Nhẫn được hay không.” (Bài giảng thứ chín, Chuyển Pháp Luân)

Ngay lúc đó, tôi biết cậu ấy đang giúp tôi đề cao tâm tính. Sau đó tôi bắt đầu hướng nội: Sự việc ngày hôm nay đã khiến tôi buồn phiền như thế nào? Đó là vì tôi luôn xem thường những lính canh nhà tù. Hôm ấy tôi đã bị cậu ấy lăng mạ và tôi cảm thấy mất mặt. Ngay sau đó, người lính canh quay lại, cậu ấy thay đổi ngữ điệu, nói: “Tôi không có ý như vậy, tôi xin lỗi.” Tôi nói với cậu ấy ngay: “Làm ơn đừng để tâm! Tôi là người có lỗi. Tôi đã không đủ tôn trọng cậu.”

Sau đó người giám sát nói với tôi rằng cậu ấy bất chợt nghe được cuộc nói chuyện của chúng tôi, cậu ấy e rằng người lính canh sẽ phạt tôi vì thế đã tìm gặp người lính canh và nói rằng: “Đừng gây lộn với ông ấy, ngay cả quản lý nhà tù còn đối tốt với ông ấy.” Người lính canh tiếp tục xin lỗi tôi.

Tu luyện của chúng ta yêu cầu tùy kỳ tự nhiên. Khi tôi niệm “Pháp Luân Đại Pháp hảo! Chân-Thiện-Nhẫn hảo” tôi không có truy cầu nào. Qua thời gian nó trở thành việc rất tự nhiên. Sư phụ giảng:

“Vô cầu nhi tự đắc” (Giảng Pháp tại Pháp hội Sydney [1996])

“Hữu tâm luyện công, vô tâm đắc công” (Bài giảng thứ hai, Chuyển Pháp Luân)

Tôi nhận ra rằng sau khi tôi thường xuyên niệm “Pháp Luân Đại Pháp hảo, Chân-Thiện-Nhẫn hảo”, tôi trở nên hòa ái hơn rất nhiều và dễ dàng hướng nội khi đối mặt với các vấn đề. Dù tôi ở bất cứ đâu, môi trường cũng trở nên hòa ái.

Trước khi tôi niệm những cụm từ này, nếu tôi đi xe buýt hoặc đi siêu thị, tôi thường bắt gặp mọi người cãi nhau hoặc đánh nhau. Sau này tôi hiếm khi gặp những sự việc như vậy khi ra ngoài. Ngược lại, những điều bây giờ tôi bắt gặp là người trẻ nhường ghế cho người già và khi mọi người bất chợt va vào nhau, họ xin lỗi nhau.

Tôi liên tưởng điều này với Pháp mà Sư phụ giảng:

“Phật quang phổ chiếu, lễ nghĩa viên minh” (Bài giảng thứ ba, Chuyển Pháp Luân)

Trên đây là chút thể ngộ của tôi trong quá trình tu luyện, nếu có điểm nào không đúng, xin các đồng tu từ bi chỉ rõ!


Bản tiếng Hán: https://www.minghui.org/mh/articles/2020/6/14/407671.html

Bản tiếng Anh: https://en.minghui.org/html/articles/2020/6/23/185627.html

Đăng ngày 08-07-2020; Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.

Share