Bài viết của một học viên Pháp Luân Đại Pháp tại Thiểm Tây, Trung Quốc

[MINH HUỆ 20-03-2020] Tôi thật may mắn vì đã tu luyện Pháp Luân Đại Pháp từ khi còn rất nhỏ bởi cả bố mẹ tôi đều là học viên. Trong hơn 20 năm qua, tôi đã đi từ hiểu biết mơ hồ về Đại Pháp và tu luyện cho đến hôm nay tôi đã thực sự minh bạch và trưởng thành hơn trong tu luyện. Tôi đã đi từ tu luyện thụ động sang chịu trách nhiệm tu luyện của chính mình. Cuộc đàn áp Đại Pháp kéo dài 20 năm đã mang đến nỗi kinh hoàng cho cuộc đời tôi; nhà của chúng tôi đã bị lục soát nhiều lần và tôi liên tục bị quấy rối và bắt cóc. Bất chấp tất cả, tôi đã may mắn có thể giữ vững đức tin của mình và sống sót trong cuộc đàn áp dưới sự bảo hộ của Sư phụ.

“Thường nhân bất tri ngã

Ngã tại huyền trung toạ

Lợi dục trung vô ngã

Bách niên hậu độc ngã”. (Giác Giả, Hồng Ngâm)

Tạm dịch:

“Người thường không biết ta

Ta ngồi nơi huyền mật

Chẳng ở chốn lợi dục

Trăm năm sau mình ta”. (Giác Giả, Hồng Ngâm)

Trong nhiều năm, tôi đã bị bối rối khi đọc bài thơ này của Sư phụ. Những vấn đề của tôi, về tôi và những gì tôi nói đến? Đó là một câu hỏi đã làm tôi khó chịu trong suốt hành trình tu luyện của mình.

Buông bỏ tự ngã

Là đứa con duy nhất trong gia đình, tôi được nuông chiều và cứng đầu như một đứa trẻ. Tôi cảm thấy vượt trội và tự tin vì tôi luôn đạt thành tích cao trong học tập. Đến tuổi trưởng thành, sự kiêu ngạo của tôi trở nên rõ ràng hơn. Tôi tự coi mình là người am hiểu về máy tính và công nghệ hơn nhiều đồng tu và không tiếp nhận bất kỳ lời chỉ trích nào về vấn đề này.

Tuy nhiên, thất bại và khổ nạn trong những năm qua đã dạy tôi tầm quan trọng của việc tu Nhẫn. Khi tôi nhận ra rằng tôi đang cố gắng tự bảo vệ bản thân, tôi bắt đầu có ý thức xem cách tôi phản ứng với bất kỳ sự khó chịu nào mà tôi gặp phải. Tôi nuốt nỗi bất bình được cho là của mình và kiềm chế không nói lại mặc dù nét mặt đôi khi vẫn lộ ra sự khó chịu. Trong một thời gian dài, đó là phản ứng kìm nén của tôi khi xảy ra khảo nghiệm. Tuy nhiên, tôi cảm thấy mình vẫn chưa đạt được tiêu chuẩn của Pháp khi đối mặt với khảo nghiệm, và việc giữ một thái độ kiềm chế đó cũng ngày một khó hơn.

Tôi khao khát thực hiện được Nhẫn như Sư phụ giảng, nhưng không biết làm thế nào để làm được điều đó.

Sư phụ giảng:

“Nhẫn là chìa khoá của đề cao tâm tính. Nhẫn mà uất hận, uỷ khuất, hay đẫm lệ là cái nhẫn của người thường với chấp trước vào tâm lo nghĩ, hoàn toàn không hề nảy sinh uất hận, không cảm thấy uỷ khuất thì mới là cái Nhẫn của người tu luyện”. (Thế nào là Nhẫn, Tinh Tấn Yếu Chỉ)

Bước ngoặt đến vào năm ngoái khi tôi bị giam trong một trung tâm tẩy não trong 10 ngày. Tôi đã buông bỏ được vị tư, chấp trước vào bản thân cũng ngày một tiêu đi.

Tôi đã có được một trải nghiệm đáng nhớ. Tôi đến gặp một đồng tu và vì hiểu lầm mà bị anh ta đổ lỗi cho một số việc. Trong quá khứ, tôi sẽ vội vàng giải thích bản thân trong khi cảm thấy đau khổ. Sau đó, tôi đã chấm dứt vấn đề bằng cách tự kiềm chế. Tuy nhiên, lần này, tôi đang theo dõi vụ việc diễn ra trước mắt như thể nó hoàn toàn không liên quan đến tôi. Tôi cảm thấy không có sự thôi thúc để giải thích bất cứ điều gì. Đó là một cảm giác tuyệt vời mà tôi chưa từng trải nghiệm trước đây. Không có cảm giác khó chịu hay giận dữ. Những gì có thể cảm thấy như một sự khảo nghiệm về sự nhẫn nhịn của tôi trước đây và bây giờ không có gì đáng để bận tâm.

Buông bỏ nỗi lo về tài chính

Tôi không có nguồn thu nhập ổn định vì tôi làm nghề tự do. Tình hình tài chính của cha mẹ tôi không tốt lắm, họ đã chịu đựng hơn 20 năm bị đàn áp, và bị giam giữ bất hợp pháp nhiều lần. Tôi lúc nào cũng thiếu tiền. Thu nhập của tôi từ công việc đã cạn kiệt. Tôi không còn tiền để tiếp tục chi trả phí thuê luật sư cho cha mẹ tôi.

Lần đầu tiên tôi thấy mình thiếu tiền một cách tuyệt vọng là 4 năm trước. Đó là một trong những lần cha mẹ tôi bị bắt cóc và cần một luật sư khẩn cấp. Tôi đã vô cùng lo lắng và cảm thấy bế tắc vì không có đủ tiền để giúp cha mẹ mình. Nỗi lo lắng ngày càng lớn khiến tôi không thể tập trung học Pháp. Cuối cùng, tôi không có lựa chọn nào khác. Tôi bắt đầu hướng nội và thay đổi quan niệm của mình. Tôi mất hai tuần để vượt qua khảo nghiệm tinh thần này. Sau khi tôi đột phá được vấn đề này, tình hình tài chính của tôi hoàn toàn xoay chuyển. Sự dằn vặt mà tôi trải qua trong hai tuần đó đã giúp tôi nhận ra chấp trước vào tình của tôi với cha mẹ và nỗi lo lúc nào cũng thiếu tiền của tôi. Tôi đã có quan niệm sai lầm rằng tiền bạc và của cải vật chất là một phần không thể thiếu trong cuộc sống của tôi.

Vào thời xa xưa, những người tu luyện đã từ bỏ tài sản và địa vị của họ để đi khất thực hoặc chui vào các hang động để tu. Của cải vật chất là điều đầu tiên họ phải từ bỏ. Tuy nhiên, tôi lại coi những nhu cầu vật chất là một phần không thể thiếu của bản thân và phải vật lộn để từ bỏ nó.

Tôi đã tìm thấy chính mình một lần nữa trong sự tuyệt vọng về tài chính vào đầu năm 2019. Lần này, tôi đã nhanh chóng hồi phục sau cơn hoảng loạn ban đầu. Bằng cách tách rời bản thân ra khỏi tình huống và có suy nghĩ đúng đắn, tôi đã có thể giải thoát bản thân khỏi nỗi thống khổ về tinh thần và giữ được bình tĩnh. Tôi không nghĩ rằng nó có liên quan gì đến tôi. Cuối cùng, tình hình tự nhiên được giải quyết.

Phóng hạ nhân tâm, cẩn trọng trong lời nói

Một người tu luyện cần lưu tâm đến những gì mình cần nói, thói quen này không dễ dàng đối với tôi. Tôi là người khá nóng tính. Tôi thường hay nói, chủ yếu là bởi tôi có tâm tật đố và muốn hiển thị bản thân. Những lời tôi nói thường pha chút mỉa mai hoặc bất thiện. Thông thường, tôi chỉ nhận ra điều này sau khi tôi nói điều không phù hợp.

Dần dần tôi có thể tiết chế bản thân, không nên nói những điều không nên nói. Nhưng nó vẫn là một sự ép buộc bản thân, tôi vẫn chưa đạt được sự vô vi hay tự nhiên mà đạt được. Lúc đó, tôi nhận ra rằng sự thôi thúc nói ra một điều gì đó bất hảo không phải là bản thân tôi. Thay vào đó, đó là kết quả của việc não tôi bị chiếm giữ bởi nhiều quan niệm và chấp trước của con người.

Tôi cảm thấy mình phải lên tiếng để cảnh báo các đồng tu khi họ không hành xử theo Pháp, chẳng hạn khi ai đó bị nghiệp bệnh và cuối cùng phải đến bệnh viện, hoặc khi có học viên nam và nữ nào đó có mối quan hệ bất chính. Về nguyên tắc, hành động của tôi không có gì sai trái, nhưng những lời cảnh báo của tôi không bao giờ được tiếp nhận. Phải mất một thời gian tôi mới nhận ra rằng những quan niệm đúng-sai trong Đại Pháp không được quyết định bởi quan niệm của người thường.

Tôi càng nhấn mạnh vào cái gọi là quan điểm cá nhân, tình huống càng trở nên tồi tệ. Tôi đã không chia sẻ vì muốn tốt cho người khác, thay vào đó, tôi đã làm điều đó để có được sự chấp thuận của người khác. Nói cách khác, tôi đã cố gắng chứng thực bản thân mình hơn là Pháp. Không có gì lạ khi tôi chưa bao giờ trải nghiệm bất cứ điều gì như những gì Sư phụ nói về việc không có bất kỳ tâm vị tư nào.

Sư phụ giảng:

“Tôi thường hay giảng một câu, nếu như một người không có bất kể quan niệm nào của bản thân mình, không đứng từ góc độ lợi ích cá nhân làm xuất phát điểm, thật tâm muốn tốt cho người khác, mà nói ra cho người khác những thiếu sót của họ, hoặc là nói với họ như thế nào là đúng, họ sẽ bị cảm động đến rơi nước mắt”. (Giảng Pháp tại Pháp hội Singapore [1998])

Tôi đã chuyển biến quan niệm của mình. Tôi đã biết cách kiềm chế để không nói ra những điều vô nghĩa. Khả năng nói một cách lý trí, ôn hòa không biết từ lúc nào trở thành một điều đơn giản với tôi như vậy. Tôi hiểu rằng tôi không thể đánh giá người khác dựa trên những lý do hời hợt. Mỗi người tu luyện Đại Pháp đều có con đường tu luyện riêng của mình, được Sư phụ quản và an bài tỉ mỉ. Dù hoàn cảnh cá nhân của họ có thế nào, họ vẫn kiên trì với con đường tu luyện của mình.

Sau khi ngộ ra điều này, tôi đã không còn áp đặt suy nghĩ của mình lên người khác nữa. Kể từ đó, tôi biết lắng nghe hơn trong các cuộc thảo luận và khi trao đổi với đồng tu. Tôi hiếm khi bày tỏ ý kiến của riêng mình nhưng mỗi khi tôi nói thì nó dường như có ích cho người nghe. Tôi đã từng bối rối không hiểu tại sao lời nói của mình lại có sức ảnh hưởng lớn đến vậy. Một điều tôi biết chắc chắn là khi tôi có chính niệm, bất cứ điều gì tôi nói ngay lập tức sẽ tiến nhập vào người nghe và đó là những điều được Sư phụ gia trì và nó không liên quan gì đến tôi.

Buông bỏ chấp trước ẩn sâu

Về nguyên tắc, chúng ta biết trong tu luyện, chúng ta phải tinh tấn và nỗ lực đề cao tầng thứ của mình, nhưng nếu chúng ta quá sốt sắng, thì rất có thể chúng ta đang đẩy mọi việc sang phía cực đoan. Ban đầu, tôi cố gắng làm mọi việc dựa trên Pháp và không làm gì sai. Nhưng sau này, tôi nhận ra điều này cũng là chấp trước của tôi.

Tôi luôn sợ làm sai. Chẳng hạn, tôi được nhận nhiều tiền hơn số tiền tôi xứng đáng nhận được, nhưng tôi không thể trả lại. Mặc dù chỉ là một lượng tiền nhỏ, tôi cũng rất lo lắng và sợ rằng nó mang lại nhiều nghiệp lực cho tôi và tầng thứ tu luyện của tôi bị hạ xuống. Một trường hợp khác là khi tôi mắc lỗi in sách Đại Pháp, tôi đã quá sợ hãi mà không dám hủy sách đi mà để một học viên khác làm điều đó. Trong những trường hợp thế này, phản ứng đầu tiên của tôi là tự bảo vệ bản thân hơn là coi những sai lầm là những bài học tôi có thể học được trong tương lai.

Động lực của tôi làm các việc Đại Pháp chỉ là để đề cao trong tu luyện. Khi tôi mới bắt đầu giảng chân tướng trực diện, tôi đã không hiểu tại sao việc này là cần thiết. Tôi có cảm giác như mình đang chống lại chính quyền cộng sản. Nhưng tôi không muốn mình rớt lại phía sau. Sư phụ giảng rằng đó là một cơ hội để đề cao tầng thứ tu luyện của chúng ta. Tôi còn do dự không làm, thì tất nhiên chỉ có thể mang lại kết quả không tốt. Tôi cũng gặp vấn đề tương tự khi các học viên tiến hành khởi kiện Giang Trạch Dân (cựu lãnh đạo đảng cộng sản). Tôi không hiểu tầm quan trọng của việc này và chỉ làm điều đó bởi vì các đồng tu xung quanh tôi làm. Tôi lo mình sẽ bị rớt lại, còn các đệ tử khác thì viên mãn. Tôi đã mất một khoảng thời gian dài để ngộ ra ý nghĩa của việc trở thành một đệ tử Đại Pháp thời kỳ Chính Pháp.

Sư phụ giảng:

“Đồng thời, đệ tử Đại Pháp có trách nhiệm trọng đại, không thể chỉ là viên mãn cá nhân, [còn] phải gánh vác sứ mệnh cứu độ thế nhân và cứu độ chúng sinh; điều này trong lịch sử xưa nay chưa từng có”. (Giảng Pháp tại Pháp hội Minh Huệ Net mười năm)

Tôi nghĩ rằng bản thân đã tinh tấn trong tu luyện, nhưng tôi không thực sự làm được như thế. Sự ích kỷ đánh bại tôi để kiểm soát mọi việc. Sự tu luyện của tôi thực sự bị trì trệ. Tôi nhận thấy mình chú tâm làm các hạng mục Đại Pháp là để đề cao tầng thứ tu luyện của chính mình. Việc theo đuổi lợi ích cá nhân này khiến việc giảng chân tướng và cứu người của tôi không đạt được hiệu quả.

Bây giờ, thay vì luôn phải suy nghĩ rằng tôi nên hay không nên làm gì, thì tôi chỉ đơn thuần làm các việc theo yêu cầu của Đại Pháp và làm ba việc tốt nhất trong khả năng của mình. Đối với câu hỏi liệu tôi có thể viên mãn hay không, tôi nghĩ rằng tốt nhất là không nên suy nghĩ quá nhiều về nó.

Sư phụ giảng:

“Chư vị phó xuất nhiều đến đâu, thì sẽ đắc được nhiều đến đó; đấy chính là đạo lý”. (Bài giảng thứ chín, Chuyển Pháp Luân)

Tôi muốn kể lại hành trình tu luyện của mình trong bài chia sẻ này. Đây chỉ là một phần nhỏ trong số đó vì Đại Pháp đã cải biến mọi khía cạnh trong cuộc sống của tôi. Tôi không nghĩ nhiều về bất cứ điều gì trong những ngày này. Tôi chỉ tập trung vào việc giữ một tâm trí bình thản và tiếp tục hoàn thành thệ nguyện từ thời tiền sử của mình. Tôi tin rằng chỉ cần tôi vững bước kiên định trên phần đường tu luyện còn lại, thì hoàn cảnh tốt đẹp nhất sẽ mở ra trước mắt tôi.


Bản tiếng Hán: https://big5.minghui.org/mh/articles/2020/3/20/402710.html

Bản tiếng Anh: https://en.minghui.org/html/articles/2020/5/15/184992.html

Đăng ngày 01-07-2020; Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.

Share