Bài viết của đệ tử Đại Pháp Nhật Bản  

[MINH HUỆ 04-07-2020] Tôi đã có thể ngộ về cải biến quan niệm con người từ một vài sự việc nhỏ xảy ra trong một ngày. Từ đó, tôi thật sự có thể xem việc gặp phải những chuyện không thoải mái chính là việc tốt để đối đãi.

Sư phụ giảng:

“[Lý] của người tu luyện và Lý của người thường là phản [đảo] lại; con người nhìn nhận rằng thoải mái là chuyện tốt, đệ tử Đại Pháp nhìn nhận rằng con người thoải mái là việc xấu đối với [việc] đề cao; không thoải mái đối với đề cao mà giảng là việc tốt.” (Giảng Pháp tại Pháp hội San-Francisco năm 2005)

“… hết thảy những sự việc nơi người thường đều hoàn toàn không để tâm, đều là vui vẻ thoải mái; chịu thiệt thòi lớn đến mấy, vẫn cứ vui vẻ thoải mái. [Nếu] thật sự có thể làm được vậy, thì chư vị đã đạt đến quả vị sơ cấp của La Hán.” (Chuyển Pháp Luân)

Đúng như Sư phụ giảng, tôi ngộ ra nếu thật sự xem những việc không thoải mái trong tu luyện đều là chuyện tốt thì chúng ta cần phải đạt đến trạng thái vui vẻ thoải mái. Nếu như đến hôm nay chúng ta vẫn chưa làm được vui vẻ thoải mái thì thật sự là chưa đạt đến quả vị sơ cấp của La Hán. Tôi biết mình vẫn còn rất nhiều quan niệm của con người cần phải thay đổi, nhưng có một loại quan niệm mà tôi cho rằng nó đã hình thành rất ngoan cố, đó là cần phải từ trong nội tâm nhận thức những việc không thoải mái chính là chuyện tốt. Sau khi ý thức ra được điểm này, tôi đã hạ quyết tâm cần phải nỗ lực làm được.

Bản thân mình đã nghĩ đến, ngộ ra rồi thì cần phải làm được. Kể từ buổi sáng hôm đó, tôi bắt đầu quan sát và nhận thức ra hết thảy những sự việc khiến mình cảm thấy không thoải mái, thời thời khắc khắc nhắc nhở bản thân mình về việc cải biến quan niệm, trong tâm thầm nói với bản thân cần phải xem những việc đó đều là chuyện tốt từ trong nội tâm.

Kỳ thực kể từ sau khi dịch bệnh xảy ra, tôi vẫn làm việc ở nhà cho nên chỉ có vượt quan với những người trong gia đình. Tuy là không xảy ra việc gì lớn đến mức long trời lở đất nhưng bản thân tôi cũng có chỗ đề cao trong thực tu, và càng tu tôi càng phát hiện bản thân mình vẫn còn sai biệt quá xa. Ví như, vì để tiết kiệm thời gian nghỉ trưa khi làm việc ở nhà, tôi đã mua đồ ăn làm sẵn cho bữa trưa, trong lòng thầm nghĩ mình chỉ cần hâm nóng một chút là có thể ăn được ngay. Lúc đi lấy đồ ăn, tôi mới phát hiện ra người nhà đã ăn mất phần thức ăn đó. Tuy chỉ là việc cỏn con nhưng tôi đã tóm được chủng nhân tâm không thoải mái biểu hiện ra ngay lúc đó. Tôi cho rằng việc này đã làm đảo lộn sự sắp xếp của mình. Tôi cảm thấy phiền phức khi phải đi nấu lại bữa trưa. Tôi phát hiện ra gốc rễ của việc này chính là một chủng tư tâm chỉ mong muốn thuận tiện cho bản thân mình. Sau đó, tôi liền bắt đầu xoay chuyển việc không thuận tâm này, tôi tự nói với mình đây là chuyện tốt bởi vì mình đã phát hiện ra nhân tâm, hơn nữa trước đây, mình chưa từng ngộ ra đối với những việc nhỏ như thế này. Khi nghĩ đến đây, tôi liền bật cười. Trưa hôm đó, tôi đã tự làm một bát mì cà chua để ăn với tâm tình thật vui vẻ thoải mái. Tuy mùi vị không tươi ngon như đồ ăn làm sẵn nhưng tôi vẫn cảm thấy hết sức hài lòng.

Khi nhìn thấy trong bồn rửa chén vẫn còn chén bát chưa rửa, tôi lập tức nói với bản thân đây là chuyện tốt. Tuy tôi làm việc ở nhà cũng giống như đi làm kiếm tiền bình thường nhưng tôi không cảm thấy ủy khuất. Tôi cho rằng mình cần phải làm một tiểu hòa thượng vất vả chịu khổ, giảm bớt gánh nặng cho người nhà. Trước đây, tôi vẫn luôn là người làm cơm cho mọi người nên theo lý những người khác trong nhà phải đi rửa chén. Tôi gần như không cần phải rửa chén và người nhà cũng cho rằng điều này là hợp lý, cho nên giữa chúng tôi không xảy ra mâu thuẫn gì về chuyện này. Tôi đã không nhận ra đây cũng là phần mà mình cần phải tu. Trước đây, tôi không thích rửa chén vì không thích cảm giác dầu mỡ ở chén đũa dính vào tay. Cho nên mỗi khi nhìn thấy có chén đũa trong bồn rửa, tôi đều đợi người nhà rửa giúp cho. Nhưng hôm nay không còn như trước nữa, tôi đã có thể vui vẻ rửa chén bát.

Tiếp sau đó, tôi gặp phải chuyện phiền phức trong công việc. Vốn là tôi đã làm theo những điều mình biết nhưng kết quả xuất hiện tình huống ngoài ý muốn và cần phải liên hệ với công ty ở Hoa Kỳ mới có thể giải quyết được, bởi vì nó là việc rất gấp nên tôi đã phản ứng theo thói quen, cho rằng chuyện phiền phức lại đến và cảm thấy cáu gắt. Khi đó, tôi đã lập tức tóm lấy cái tâm sợ gặp phiền phức này. Tôi nói với bản thân mình phiền phức là chuyện tốt, làm sao có thể đề cao trong khi chỉ muốn thoải mái, không có phiền phức kia chứ! Tôi bình tâm xuống, rồi làm theo những quy trình trong công tác. Sau khi gửi bưu kiện xong, tôi cũng không cảm thấy việc này được tính là chuyện phiền phức gì cả. Kỳ thực cái lèo lái khiến chúng ta khó vượt qua chẳng phải là nhân tâm sợ phiền phức ngoan cố kia sao?

Thuận theo cảm giác không thoải mái sinh ra từ các chủng nhân tâm, thân thể tôi cũng trở nên không thoải mái và biểu hiện ra triệu chứng dị ứng, chảy máu cam không dứt. Khi tôi vừa mới máy động muốn tìm ra chấp trước về việc chảy máu cam vào hôm qua thì nó lập tức khỏi hẳn. Hiện nay chẳng phải tôi vẫn luôn nỗ lực tu luyện sao? Làm thế nào mà không thoải mái được chứ? Tôi lập tức tóm lấy nhân tâm xấu xa cho rằng thân thể mình không thoải mái. Tôi nói với bản thân mình không cần phải nghĩ nhiều, hết thảy mọi việc xảy ra đều là chuyện tốt. Tôi không phải là vì để giải quyết phiền phức trước mắt mà cố ý vứt bỏ tâm chấp trước, mang theo mục đích tìm ra chấp trước như thế là bất thuần. Sau khi thay đổi cách nghĩ, triệu chứng dị ứng lập tức biến mất trong lúc tôi không hề hay biết.

Sư phụ giảng:

“Vì thống khổ làm con người khó chịu, từ đó con người, dù tự nhận ra hay không tự nhận ra, đều sẽ đối kháng với khổ nạn; mục đích là mong muốn được sống hạnh phúc hơn một chút; vậy nên khi truy cầu hạnh phúc, con người sẽ hình thành [ý tưởng] làm sao cho bản thân không phải chịu thiệt thòi, sống tốt ra sao, thế nào mới có thể vươn lên hàng đầu ‘công thành danh toại’ trong xã hội này, làm sao để hưởng thụ được nhiều, làm sao để trở thành kẻ mạnh hơn, v.v. Vì thế, cùng với lúc có được một số kinh nghiệm, thì cũng hình thành những quan niệm nhân sinh; kinh nghiệm qua thực tế lại còn khiến quan niệm trở nên ngoan cố hơn.” (Càng về cuối càng tinh tấn, Tinh Tấn Yếu Chỉ III)

Đúng như Sư phụ giảng, tôi ngộ ra rằng làm ‘con người’ mà nói đều sẽ tự nhiên đối kháng với khổ nạn chứ không muốn đối mặt với nó, thậm chí là hình thành quan niệm ngoan cố trong khi bản thân mình không hề hay biết. Nếu như không phải là tôi cố ý xoay chuyển những quan niệm này thì e rằng tôi sẽ không thể ý thức ra được những sự việc bình thường nhỏ bé xảy ra hôm nay, càng không thể nói đến việc tu bỏ chúng. Làm đệ tử chân tu, chúng ta cần phải cải biến chủng quan niệm người thường này, từ trong nội tâm cho rằng những việc không thoải mái kia chính là chuyện tốt thật sự thì mới có thể tươi cười đối mặt với các loại khổ nạn trong đời người.

Bên trên là thể ngộ cá nhân trong tầng thứ sở tại, chỗ nào chưa ở trong Pháp xin từ bi chỉ rõ.


Bản tiếng Hán: https://big5.minghui.org/mh/articles/2020/7/4/408531.html

Đăng ngày 06-07-2020; Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.

Share