Bài của Thành Vũ

[MINH HUỆ 29-05-2010] Một người bạn Pháp Luân Công nói với tôi cô ấy bị đối xử tàn tệ trong một trung tâm giam giữ như thế nào. Phương pháp được dùng là một loại tra tấn không tên mà không cho phép cô tiếp xúc với những người khác và cấm cô nói chuyện với bất cứ ai. Khi những người khác bị gửi đi làm việc mỗi ngày, thì cô bị giữ trong một phòng trống với một tù nhân khác ở đó để canh chừng cô. Cảnh sát ra lệnh cho tù nhân này ngồi với cô, nhưng không nói chuyện với cô.

Lúc đầu người này nghĩ rằng các cảnh sát viên đang dành cho cô ta một sự đối xử đặc biệt vì họ sắp xếp một công việc dễ dàng cho cô ta hơn là đi làm việc trong một nhà xưởng. Nhưng thời gian trôi qua, cô ta không chịu nổi nữa. Còn người học viên bạn tôi chỉ ngồi nơi đó và rất yên tĩnh. Cho dù cô không nói điều gì, trạng thái yên tĩnh và ôn hòa của cô đã ảnh hưởng đến tù nhân này. Cô ngồi nơi đó mỗi ngày, như là không có gì quanh cô hiện hữu và cô không cảm giác thời gian chậm chạp trôi qua thế nào. Rồi một ngày, người tù nhân theo dõi cô thình lình khóc lớn: “Tôi không chịu nổi nữa. Chỉ ngồi đây như thế này và tôi không được phép nói chuyện, đó là còn tệ hơn là giết tôi!

Khi bạn tôi nói với tôi về điều này, cô rất bình tĩnh, không thể hiện sự hận thù nào. Lúc đó, chính tôi cũng không hiểu được cách nhốt người chặt chẽ này là một sự tra tấn tàn bạo như thế nào. Sau đó, tôi đọc về học viên Pháp Luân Công, cô Liễu Chí Mai, một sinh viên tại Đại học Thanh Hoa nổi tiếng của Trung Quốc, là bị bịt mắt và gửi đến một nơi bí mật để bị giam trong một phòng giam hẹp 2mx1m trong vòng hai tháng. Cho đến bấy giờ tôi mới hiểu ra rằng cách tra tấn này tàn bạo thế nào. Cô Liễu Chí Mai bị giam trong một phòng giam nhỏ như vậy và cô không dám cởi áo quần trong hai tháng đó vì có một máy theo dõi lớn trên trần nhà và cô không biết người sau ống kính là đàn ông hay đàn bà. Cô gái 21 tuổi này đã bị cô lập với thế giới bên ngoài trong một môi trường kín như vậy. Nếu cô không là một học viên Pháp Luân Công, cô có lẽ đã bị suy sụp tinh thần.

Chúng ta sống trong một xã hội đầy ắp con người và chúng ta xem đó là việc bình thường khi tiếp xúc với người khác hàng ngày. Đó là cách chúng ta sống tự nhiên. Tuy nhiên, nếu một người bị cô lập khỏi xã hội và không thể tiếp xúc với người khác, cảm giác cô đơn, với thời gian trôi qua, sẽ bắt đầu dầy vò tinh thần của họ. Nếu cánh cửa đóng lại để lại thế giới bên ngoài đằng sau, các bức tường không bao lâu dường như sẽ đóng lại càng chặt hơn. Các cấp chính quyền tại Trung Quốc sử dụng rộng rãi các phương thức độc ác, một loại tra tấn mà không để lại dấu vết trên cơ thể vật chất, trong sự cố gắng tiêu hủy ý chí của các học viên Pháp Luân Công, để làm cho họ từ bỏ đức tin của họ.

Sự tra tấn như vậy có thể có nhiều hình thức. Đôi lúc chúng kết hợp giam cô lập và trừng phạt thể chất. Ví dụ, với cái gọi là “huấn luyện quân đội,” các học viên bị buộc ngồi xổm hoặc đứng yên hằng nhiều giờ cho đến khi kết thúc. Nếu họ cử động hoặc nói chuyện, họ có thể bị đánh hoặc sốc điện. Cấm ngủ cũng được dùng rất rông rãi.

Nhưng nhiều học viên vẫn kiên định bất chấp tất cả các sự tra tấn đó và từ chối từ bỏ đức tin của họ. Sự cô lập và đơn độc cưỡng ép lên họ không vượt qua được sự ôn hòa trong tâm họ. Sự ôn hòa này là kết quả của sự hòa tan với các nguyên lý Chân-Thiện-Nhẫn; sự tu luyện tâm trí của một người. Thậm chí dưới sự giam cầm chặt chẽ, những đêm đen và sự cô lập không tiêu hủy được đức tin của họ. Đức tin kiên định của họ đã thâm nhập vào mọi mặt của đời họ. Sự ôn hòa và bình tĩnh phi thường mà họ có phản ánh chính xác tinh thần của Chân -Thiện-Nhẫn.

Những trái tim thuần khiết như vậy cũng hướng tới việc thanh lọc môi trường quanh họ. Thậm chí trong nhà tù, sự thuần khiết và ôn hòa siêu việt của trái tim như vậy có thể thay đổi môi trường chung quanh. Sau đây là một ví dụ.

Cô Trần Hồng Bình và anh của cô là ông Trần Ái Lập cả hai đều là học viên Pháp Luân Công tại thôn Bắc Tân Bảo, huyện Hoài Lai, Bắc Kinh. Người em đi Nhà tù Ký Đông để thăm anh, và ông được mang ra bởi nhiều cảnh sát viên. Ông gật đầu chào cô, và trong mười phút, họ không nói với nhau câu gì, họ chỉ ngồi nơi đó rất bình yên. Các học viên hiểu lẫn nhau. Những người canh chừng họ trở nên lo lắng, và người sếp, tên là Vương, yêu cầu người anh nói chuyện. Điều đầu tiên mà ông Trần nói là, “Tôi sẽ tiếp tục tập luyện cho đến cùng.” Với người em gái ông, ông nói, “Hãy để mọi chuyện như bình thường. Bất kể điều gì xảy ra, em phải tiếp tục kiên định tập luyện Pháp Luân Công. Anh không có bệnh nhưng họ buộc anh uống thuốc. Anh từ chối, nhưng họ buộc anh phải uống. Họ sắp đặt 6-7 người theo dõi anh mỗi ngày.

Ông Trần từ chối mang bảng hiệu tù nhân, vì vậy các lính canh sắp xếp cho nhiều tù nhân khác tra tấn ông. Ông bị cô lập. Nếu có ai nói điều gì bày tỏ sự cảm thông với ông hoặc thậm chí chỉ nhìn ông một cách thiện cảm, họ đều bị trừng phạt. Các lính canh đưa ông Trần vào sự tra tấn gọi là “Hầm chim ưng” (một cách cấm ngủ). Để làm cho ông khuất phục, họ không cho phép ông ngủ. Khi họ hỏi ông Trần có tiếp tục tập luyện Pháp Luân Công không, ông luôn trả lời, “Có!” Một người trong bọn họ hăm dọa, “Thậm chí nếu ông cố tập luyện, chúng tôi sẽ không để cho ông thực hiện nó.” Ông Trần nói: “Tôi sẽ vẫn tiếp tục tập luyện.” Đó là điều mà ông Trần nói khi ông bị tra tấn bằng “hầm chim ưng” trong một thời gian dài. Đôi lúc, ông chỉ nói một từ “tập luyện.”

Ông Trần bị tra tấn khốc liệt đến độ ông bị bất tỉnh. Đêm đó, các lính canh ra lệnh cho các tù nhân khác đổ một bình nước nóng to lên đầu ông. Sự đau đớn căng thẳng khiến ông tỉnh lại, các lính canh hỏi, “Ông sẽ vẫn tập luyện Pháp Luân Công chứ?” “Vẫn tập.” Sau đó ông Trần bất tỉnh trở lại. Các kẻ hành ác lại đổ một bình nước nóng khác lên mình ông. Sau những tiếng kêu la đau đớn, ông Trần vẫn nói, “Tập luyện!

Các cảnh sát viên này không thể nào hiểu được ông Trần. Các học viên Pháp Luân Công tu luyện mình theo Chân-Thiện-Nhẫn. Nếu ôm giữ sự thù hận thì sẽ không có được sự ôn hòa như vậy, và không đạt được các nguyên lý Chân-Thiện-Nhẫn.

Ông Trần được chỉ định cho những lính canh tù nhân đặc biệt để chọn các tù nhân theo dõi ông và ghi chép, báo cáo mọi điều ông làm. Không ai được phép nói chuyện với ông. Tuy nhiên, những lời về sự đối xử mà ông phải chịu đựng truyền đi khắp nơi trong nhà tù. Qua Tết, một tên cướp có tiếng mà mọi người đều sợ trong nhà tù, cả các lính canh cũng không dám làm mích lòng hắn ta, đã đến để đặc biệt chào ông Trần và chúc ông một năm mới hạnh phúc. Hắn ta nói, “Tôi đã nghe nói về ông trong thời gian lâu. Điều mà ông chịu đựng nơi này trong một ngày là hơn tất cả những gì mà tôi từng chịu đựng.” Hắn ta cuối đầu xuống thật thấp và kính cẩn và nói: “Nếu ông cần bất cứ sự giúp đỡ nào, chỉ cần cho tôi biết, tôi sẽ sẳn sàng làm bất cứ điều gì ông muốn, thậm chí bằng mạng sống của tôi.” Ông Trần nói, “Chỉ xin anh nhớ câu Pháp Luân Đại Pháp Hảo!

Pháp Luân Đại Pháp thiết lập nền tảng cho tính cách ôn hòa mà các học viên đã minh chứng. Điều đó không xuất sắc sao?


Bản tiếng Hán: https://www.minghui.org/mh/articles/2010/5/29/224296.html
Bản tiếng Anh: https://en.minghui.org/html/articles/2010/6/5/117648.html
Đăng ngày 05-07-2010. Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản

Share