Bài viết của phóng viên báo Minh Huệ tại Đài Bắc

[MINH HUỆ 10-05-2020] Ngày 9 tháng 5 vừa qua, các học viên Pháp Luân Đại Pháp từ khu vực miền Bắc của Đài Loan đã tập trung tại Quảng trường Tự do của thành phố Đài Bắc để kỷ niệm Ngày Pháp Luân Đại Pháp Thế giới. Các học viên vinh danh sự kiện này qua hoạt động luyện công tập thể và các hình ảnh chân tướng. Đồng thời, họ cũng chúc mừng sinh nhật lần thứ 69 của Sư phụ Lý, nhà sáng lập Pháp Luân Đại Pháp.

f09214409214c3bc69e086576322ea35.jpg

38840a2be722e62c81fa50588ddcf4a7.jpg

eae472d0f7919e39f60f978135cd112d.jpg

e0009c337cfeac36cfc2e430cae5af52.jpga6af4ef8f342c7fb71b0bc99a7c3a9aa.jpg

Các học viên Pháp Luân Đại Pháp tại Đài Bắc tập trung tại Quảng trường Tự do để cùng luyện công và quảng bá môn tu luyện để kỷ niệm Ngày Pháp Luân Đại Pháp Thế giới

Đại sư Lý Hồng Chí lần đầu tiên truyền dạy Pháp Luân Đại Pháp, còn được gọi là Pháp Luân Công, ở thành phố Trường Xuân, Trung Quốc vào ngày 13 tháng 5 năm 1992. Trong một thời gian ngắn, môn tu luyện cả thân lẫn tâm này đã được truyền rộng trên khắp Trung Quốc, rồi tới Châu Á, Úc, Châu Âu và Châu Mỹ. Trong suốt 28 năm qua, thông qua tu luyện, hàng trăm triệu người đã được thụ ích cả thân lẫn tâm.

To express their gratitude, practitioners in Taipei called out in chorus: “Happy Birthday Master! Falun Dafa is wonderful, Truthfulness-Compassion-Forbearance is wonderful!”

Để bày tỏ lòng cảm ân của mình, các học viên ở Đài Bắc đã đồng thanh hô vang: “Kính chúc Sư phụ sinh nhật vui vẻ! Pháp Luân Đại Pháp hảo, Chân Thiện Nhẫn hảo!”

6502237022f7dfffe81b02098a6f58fb.jpg

Các học viên Pháp Luân Đại Pháp kỷ niệm Ngày Pháp Luân Đại Pháp Thế giới qua hoạt động luyện công tập thể tại Quảng trường Tự do ở Đài Bắc

Tìm thấy ý nghĩa căn bản của sinh mệnh

Bà Tiêu Nhã Văn, 78 tuổi, đã tu luyện Pháp Luân Đại Pháp được hơn hai thập kỷ. Sức khỏe của bà rất tốt, nước da hồng hào. Cách đây hơn 20 năm, bà tình cờ thấy một nhóm các học viên luyện các bài công pháp trong một công viên. Trong ba ngày liên tiếp, bà đã đứng đó quan sát họ. Bà nhớ lại: “Tôi cảm thấy rất bình yên khi xem các học viên ngồi tọa thiền. Trước đó tôi chưa bao giờ có cảm giác như vậy.”

756c2def04749699be9e010b2d643bf1.jpg

Bà Tiêu Nhã Văn nói rằng tu luyện chính là mục đích của bà trong cuộc sống

Bà Nhã Văn có một tâm nguyện: bà muốn tu luyện Pháp Luân Đại Pháp và phản bổn quy chân. Sức khỏe của bà đã cải thiện đáng kể sau khi bà bước vào tu luyện.

Bà chia sẻ: “Tôi từng bị huyết áp cao trầm trọng. Bất cứ khi nào tôi bị kích động là huyết áp của tôi lại tăng lên và đầu tôi sẽ đau như thể nó sắp bị nổ tung vậy. Tôi còn bị đau ngực và thường xuyên phải khám bác sỹ. Nhưng sau khi đọc cuốn Chuyển Pháp Luân, cuốn sách chính của Pháp Luân Đại Pháp và tham gia lớp học chín ngày, các triệu chứng này đã sớm biến mất. Hiện giờ sức khỏe của tôi vẫn rất tuyệt vời.”

Bà nói rằng bà cảm nhận được rằng Sư phụ luôn chăm sóc cho bà trong suốt những năm qua, điểm hóa cho bà để bà có thể tiến bước trong tu luyện. “Tôi đã buông bỏ được nhiều chấp trước thông qua việc liên tục học Pháp”, bà giải thích. Những đạo lý thâm sâu của Đại Pháp đã giúp bà tìm được ý nghĩa căn bản của sinh mệnh. Bà thể hiện quyết tâm theo Sư phụ về nhà và tinh tấn làm ba việc theo yêu cầu của Sư phụ.

Người thân chứng kiến sự kỳ diệu của Đại Pháp

Cô Lưu Mỹ Phương, 42 tuổi, có nhiều người thân trong gia đình tu luyện Đại Pháp. Cô được người chị dâu sống ở thành phố Cao Hùng giới thiệu Pháp Luân Đại Pháp. Bố mẹ chồng cô, cùng chồng và nhiều người thân nữa cũng đã bước vào tu luyện. Chứng kiến sự thay đổi tích cực ở họ, một cách tự nhiên, cô cũng trở thành một học viên.

bcaf0625caceccb362e3106807f9b875.jpg

Cô Lưu Mỹ Phương (bên trái), cùng chồng (ở giữa) và con gái (bên phải) cùng nhau tu luyện Pháp Luân Đại Pháp

Cô chia sẻ: “Ban đầu, tôi không trải qua bất cứ thay đổi lớn nào cả, nhưng nhờ hành xử theo những lời giảng của Sư phụ, tôi đã biết áp dụng nguyên lý Chân-Thiện-Nhẫn vào cuộc sống hàng ngày của mình. Tôi trở nên chu đáo với người khác hơn và bắt đầu chia sẻ công việc với đồng nghiệp của mình.” Nhiều đồng nghiệp nhận thấy những thay đổi tâm tính ở cô nên đã tìm hiểu về những lợi ích của Đại Pháp.

Khi được hỏi cô muốn nói điều gì với Sư phụ, cô nghẹn ngào: “Nhìn lại chặng đường tu luyện của bản thân, tôi cảm thấy vô cùng may mắn. Tâm tôi ngập tràn lòng biết ơn đối với Sư phụ. Chồng tôi và gia đình anh, gồm bố mẹ anh và sáu anh chị em và người thân trong trong đình anh, tất cả đều tu luyện Pháp Luân Đại Pháp. Ngay cả con gái tôi cũng là một học viên. Chúng tôi khích lệ và hỗ trợ nhau trong tu luyện. Đó là mối quan hệ thực sự trân quý”, cô chia sẻ.

Cảm tạ ân cứu độ của Sư tôn

fca49d3cd216192f85307e0751ceeb60.jpg

Anh Lâm Tuấn Húc rất biết ơn Sư phụ vì đã cho anh cơ hội được tu luyện

Anh Lâm Tuấn Húc, làm việc trong hệ thống Tàu điện ngầm Đài Bắc. Anh đã tham gia kỷ niệm Ngày Pháp Luân Đại Pháp Thế giới và luyện các bài công pháp. Anh bắt đầu tu luyện Đại Pháp cách đây bốn năm sau khi chứng kiến những lợi ích mà vợ anh nhận được thông qua tu luyện.

Anh chia sẻ: “Vợ tôi là một giáo viên tiểu học. Trước đây cô ấy yếu và nhiều bệnh tật. Cô ấy khó ngủ và thể nào cô ấy cũng mắc cúm trong mùa bệnh. Nhưng sau khi bắt đầu tu luyện Pháp Luân Công, cô ấy như thể có được một cơ thể mới. Cô ấy cũng trở nên chu đáo và tốt bụng hơn. Hiện giờ chúng tôi không còn cãi vã hay tranh chấp với nhau nhiều nữa.”

Chứng kiến vợ mình luôn tươi cười và tràn đầy năng lượng, anh Tuấn Húc vốn sức khỏe cũng không được tốt, đã quyết định thử luyện tập Pháp Luân Công. “Hiện giờ tôi tràn đầy năng lượng. Tôi cảm thấy thoải mái và vui vẻ hơn. Tôi ngủ ngon mỗi ngày. Ngay cả nếu tôi có ngủ ít hơn thì sức khỏe của tôi cũng không bị ảnh hưởng. Trong công việc tôi cũng tập trung hơn và hiệu quả công việc cũng tốt hơn.”

Anh Tuấn Húc cảm kích vì những thay đổi tinh thần của mình. Anh hợp thập và nói: “Con xin cảm tạ Sư phụ Lý vì đã truyền dạy Pháp Luân Đại Pháp cho chúng con và giúp chúng con hiểu được mục đích của cuộc sống.”

925f8e32b69599da8fb30a5a9c5cbc4c.jpg

Cô Chiêm Giai Nghi nói rằng tu luyện Pháp Luân Đại Pháp là điều tốt đẹp nhất trong cuộc đời cô

Cha cô Chiêm Giai Nghi là một học viên Pháp Luân Đại Pháp. Mặc dù cô đã được tiếp xúc với môn tu luyện cả tâm lẫn thân này từ khi còn nhỏ nhưng quãng thời gian đó cô không hiểu được tu luyện là gì. Chỉ sau khi bước chân vào xã hội, cô mới thực sự nhận thức được sâu sắc những lợi ích của môn tu luyện.

Kể về hành trình tu luyện của mình, cô Giai Nghi, một nhà báo, nói rằng cô đã quay lại tu luyện Đại Pháp vì cô cảm thấy mình như bị bỏ rơi trong thế giới này. Cô gặp thất bại trong cuộc sống và có mâu thuẫn với gia đình, đồng nghiệp và bạn bè. Cô mệt mỏi khi phải cạnh tranh với người khác trong mọi phương diện của cuộc sống.

Cô nhớ rằng khi đang học đại học, bạn bè cùng lớp thường so sánh xem ai nổi tiếng hơn và kết quả học tập của ai tốt hơn. Khi tốt nghiệp rồi thì họ lại so sánh xem ai có được công việc tốt hơn, ai có được mức lương cao hơn. Cô đã suy ngẫm về những vấn đề như vậy trong cả cuộc đời mình và tự hỏi: “Cả cuộc đời mình có muốn theo đuổi danh vọng và tiền tài không? Như vậy thật là mệt mỏi!”

Sau khi bắt đầu quay lại tu luyện Đại Pháp khi đã trưởng thành, cô đặc biệt trân quý cơ hội này. Cô chia sẻ: “Tôi nhất định phải tu luyện đến cùng. Khi tôi đề cao tâm tính của mình, tôi dần nhận thức rõ ràng về mục tiêu và mục đích của con người trong cuộc đời. Tâm tôi cởi mở hơn và có thể chấp nhận những đặc điểm khác nhau của mỗi người. Với một cách nhìn khác về mọi việc, tôi phát hiện ra thế giới thật rộng lớn, phong phú và đa dạng biết bao.”

“Tôi tự thấy mình thật vô cùng may mắn; chỉ có 100 triệu người đang tu luyện Đại Pháp và tôi là một trong số đó. Không có điều gì tốt hơn trong cuộc sống ngoài việc tu luyện. Cho dù bạn gặp phải điều tốt hay điều xấu, thì đó đều là hảo sự. Nếu không có sự chỉ đạo của các pháp lý của Đại Pháp, tâm con người sẽ bị xáo động bởi những thăng trầm trong cuộc sống. Tu luyện là cách tốt nhất để đề cao chính mình và giúp đỡ người khác.”

Có can đảm đối mặt với những khó khăn

Cô Đài Thục Linh nhận được một bản tin của Minh Huệ trong khi đang bắt tàu đi làm vào một ngày mùa hè năm 2002. Qua bản tin này, cô biết đến Pháp Luân Công và sau đó cô đã lên website Minh Huệ. Cô được biết môn tu luyện này dạy con người trở thành một người tốt phi thường.

f7285a239a4ceffd4dd11bbfac4f34e4.jpg

Cô Đài Thục Linh trở thành một người tự tin sau khi tu luyện Đại Pháp

Cô chia sẻ: “Thật khó để làm người tốt trong xã hội ngày nay. Vậy làm sao mà người ta lại có thể trở thành người tốt trong những người tốt được chứ? Với tâm hiếu kỳ như vậy, tôi đã lấy hết can đảm để học các bài công pháp ở một điểm luyện công. Thời điểm đó ở Đài Loan có rất nhiều môn khí công giả. Nếu nó là một môn khí công giả, tôi sẽ rời đi ngay lập tức. Và thế là tôi đã bước vào tu luyện Đại Pháp như vậy đó.”

Cô nói rằng cô đã vượt qua nhiều nỗi sợ hãi sau khi tu luyện Đại Pháp. “Tôi sẽ không thể tự tin được như ngày hôm nay nếu không vì có Đại Pháp. Có lẽ tôi sẽ bị trầm cảm như nhiều người ngày nay. Tôi là người thường lùi bước khi gặp khó khăn. Trước đó, cứ mỗi khi tôi gặp vấn đề trong công việc, tôi sẽ không bao giờ nghĩ đến việc chủ động giải quyết chúng. Thông qua việc áp dụng các nguyên lý của Đại Pháp, tôi đã biết đâu là điều đúng đắn cần phải làm và có can đảm để đối mặt với khó khăn.”

Hối hận vì đã không nghiêm túc tu luyện Đại Pháp sớm hơn

fdef921e0b39e6047b380b32450c0dda.jpg

Cô Mã Gia Linh hy vọng nhiều người hơn nữa sẽ thấy được sự tuyệt vời của Pháp Luân Đại Pháp

Cô Mã Gia Linh làm việc cho một công ty công nghệ ở Đài Bắc. Cô biết đến Pháp Luân Công cách đây khoảng 10 năm qua anh trai cô, một học viên Đại Pháp. Nhưng cô bị mắc kẹt trong chấp trước vào tình và không nghiêm túc tu luyện. Đầu năm 2019, cô đã quyết định buông bỏ chấp trước vào tình và trở thành một học viên tinh tấn. Cô chia sẻ rằng cô đã trải qua những thay đổi đáng kể cả về thể chất lẫn tinh thần sau khi cô chân chính tu luyện. Cô đã biết cách tìm thiếu sót ở bản thân mình và vì vậy mọi việc trong công việc trở nên suôn sẻ hơn; mối quan hệ của cô với đồng nghiệp cũng trở nên hài hòa hơn. Cô cũng khỏi bệnh táo bón mà không cần dùng thuốc. “Tôi thực sự hối hận vì đã lãng phí 10 năm cuộc đời mình và suýt nữa thì bỏ lỡ cơ hội tu luyện Đại Pháp.”

Cô Gia Linh từng tham gia các hoạt động Đại Pháp cùng với anh trai và gia đình anh trai. Năm nay là lần đầu tiên cô tích cực tham gia các hoạt động của Đại Pháp sau khi trở thành một học viên tinh tấn. Cô nói rằng cô cảm nhận thấy được sự thay đổi vô cùng lớn trong suy nghĩ của mình. “Tôi có mục tiêu rõ ràng và cảm thấy mình có trách nhiệm cần nói với mọi người về Pháp Luân Đại Pháp. Tôi hy vọng nhiều người hơn nữa sẽ thấy được sự tuyệt vời của môn tu luyện này và hoàn cảnh xã hội sẽ trở nên tốt đẹp hơn.”

Thái độ của mẹ chồng thay đổi

09f7232601d47fe285dcb53b25408e01.jpg

Cô Doãn Tú Mỹ nói rằng cô đã được tái sinh nhờ tu luyện Đại Pháp

Cô Doãn Tú Mỹ làm việc cho một cơ quan thuế của chính quyền địa phương. Cô thừa nhận rằng mình là một người nội tâm và nhàm chán. Cô từng có một cuộc hôn nhân bất hạnh. Cô sợ mẹ chồng, bà thường mắng cô một cách vô lý hay chẳng vì nguyên nhân nào cả. Chồng cô cũng không để tâm đến cô, khiến cô cảm thấy căng thẳng, đau buồn và vô vọng.

Năm 2002, cô tham gia một chuyến cắm trại dành cho giáo viên do các học viên Pháp Luân Công tổ chức. Những trải nghiệm tu luyện của một học viên đã khiến cô xúc động và cô đã đăng ký một lớp giới thiệu về Pháp Luân Đại Pháp ngay tại đó. Trong suốt thời gian tham gia lớp học, toàn thân cô cảm thấy khó chịu nhưng cô vẫn kiên trì đi làm cũng như làm việc nhà. Một tuần sau chồng cô đưa cô đi khám bác sỹ. Nhiệt độ cơ thể cô là 39,8 độ C nhưng mọi thứ khác đều bình thường. Bác sỹ đã bối rối không biết tại sao cô lại sốt.

Cô tin rằng tình huống của mình đúng như Sư phụ đã giảng trong các bài giảng và thân thể của cô đang được tịnh hóa. Cô đã quyết định tu luyện Đại Pháp và hành xử theo các nguyên lý của Đại Pháp. Dần dần cô đã không để tâm đến những lời quở trách của mẹ chồng hay thái độ vô tâm của chồng nữa. Những lời đả kích của mẹ chồng cô đã ít đi và thậm chí còn có người khen cô với mẹ chồng cô, nói rằng cô là một người chính trực.

“Tôi vô cùng cảm kích vì Sư phụ đã truyền dạy Đại Pháp và ban cho tôi một cuộc đời mới. Hiện giờ tôi luôn cảm thấy thoải mái và vui vẻ. Tôi thành tâm hy vọng mọi người sẽ biết được sự kỳ diệu của Đại Pháp”, cô Tú Mỹ chia sẻ.

Đứa con hoang tàn đắc được Đại Pháp

198277eb40c9b3422443167276a8f100.jpg

Anh Trần Tuấn Nam tìm thấy con đường tươi sáng trong Pháp Luân Đại Pháp

Anh Trần Tuấn Nam bước chân vào xã hội năm 16 tuổi và sớm bắt đầu hút thuốc và uống rượu. Anh cũng dính vào ma túy trong một thời gian ngắn vì hiếu kỳ. Sau khi hoàn thành nghĩa vụ quân sự, anh trở thành thành viên của một băng nhóm. Khi ngoài 30 tuổi, anh muốn chấm dứt cảnh hoang phí cuộc đời mình và cố thử tìm lời giải đáp trong tôn giáo nhưng những nỗ lực của anh đều không đem lại kết quả.

Tháng 10 năm 2006, khi anh đang làm việc cho một công ty cửa nhôm thì một đồng nghiệp gợi ý anh tham gia một lớp học về Pháp Luân Công. Ngày đầu tiên anh không thể tìm được địa điểm và đã bỏ lỡ buổi học. Ngày thứ hai, anh được đồng nghiệp đưa đi và đã tham gia lớp học, sau khi từ lớp học về nhà anh nhận ra rằng chứng nghiện thuốc và rượu của mình suốt 20 năm qua đã biến mất. Anh kể lại: “Khi tôi luyện các bài công pháp, toàn thân tôi cảm thấy thoải mái. Tôi cảm thấy rất nhẹ nhàng khi đi bộ.”

Anh Tuấn Nam vẫn nhớ rằng anh rất ấn tượng trước hành xử thân thiện giữa các học viên khi họ tổ chức buổi giao lưu chia sẻ kinh nghiệm. Khi đó anh đã tu luyện Đại Pháp được khoảng một tháng và quyết định hỗ trợ đảm nhận một số công việc tại hội nghị. Anh đã thấy được nguyên lý Chân-Thiện-Nhẫn thể hiện qua hành xử của các học viên. Anh tin rằng Đại Pháp có thể chân chính cải biến cuộc đời của con người và dẫn dắt họ tiến đến con đường quang minh.

“Con cảm tạ Sư phụ đã cứu độ con. Đại Pháp đã giúp con khởi đầu một cuộc đời mới”, anh chia sẻ.

Được dẫn dắt bởi các nguyên lý của Đại Pháp

43bd3221d787c2cda684672dc435f4d1.jpg

Cô Lý Sỹ Văn tin rằng các nguyên lý của Đại pháp đã dạy cô những giá trị chân chính và giúp cô có được tâm thái hòa ái

Cô Lý Sỹ Văn có bằng thạc sỹ của Đại học Nghệ thuật Quốc gia Đài Nam. Cô nghiên cứu phim tài liệu và tìm hiểu xem liệu chúng có được xây dựng dựa trên chân lý hay không, nhưng cô cảm thấy lạc lối. “Tôi càng nghiên cứu thì tôi cảm thấy mù mịt. Nhiều cái gọi là chân lý là xuất phát từ góc độ cá nhân của một người, vì thế đâu mới là chân lý thực sự? Tôi đã tìm được lời giải sau khi tu luyện Đại Pháp.”

Cô tìm được việc làm một cách khá dễ dàng sau khi tốt nghiệp vào năm 2005. Một người khác cũng được tuyển dụng vào thời điểm đó tình cờ lại là một học viên Pháp Luân Công. Cô Sỹ Văn bắt đầu tu luyện Đại Pháp theo giới thiệu của người đồng nghiệp này. Cô nói rằng từ nhỏ cô đã yếu và chân tay luôn bị lạnh. Lần đầu tiên khi họ đến công viên luyện bài công pháp tọa thiền, cô cảm thấy bàn tay và bàn chân của mình nóng ấm. Sau đó cô tham gia một lớp học chín ngày và trở thành một học viên.

Sỹ Văn sinh ra ở một gia đình mà chỉ có mẹ. Cô được bà ngoại nuôi nấng vì mẹ cô còn bận làm việc để trợ giúp gia đình. Cô ghen tị với những người được lớn lên trong một gia đình bình thường, được bố mẹ dạy bảo những giá trị sống. Vì không được nuôi dưỡng trong một môi trường như vậy nên cô phải tự tìm xem điều gì là đúng, điều gì là sai và tự tìm cách vượt qua thất bại trong cuộc sống. “Khi tôi hoài nghi, tôi sẽ nghĩ về những lời dạy trong Đại Pháp và dựa theo đó mà hành xử. Do đó, tôi càng học Đại Pháp, tâm tôi càng trở nên vững vàng. Tôi cảm thấy vô cùng vinh dự khi được là một học viên Đại Pháp.”

Với sự dẫn dắt của các nguyên lý của Đại Pháp, cô Sỹ Văn đã nhận được sự tín nhiệm của ông chủ và được đề bạt lên một vị trí quản lý.


Bản tiếng Hán: https://www.minghui.org/mh/articles/2020/5/10/405150.html

Bản tiếng Anh: https://en.minghui.org/html/articles/2020/5/20/185116.html

Đăng ngày 26-05-2020; Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.

Share