Bài của Dung Hân

[MINH HUỆ 8-10-2008] Sư Khoáng là nhạc sỹ nổi tiếng nước Tấn (nay là Sơn Tây, Hồng Động). Người ta cho rằng ông sống trong thời kỳ Tấn Bình Công, Tấn Điệu công cầm quyền, khoảng những năm 572 đến 532 trước công nguyên. Sư Khoáng sinh ra đã không có mắt, do đó ông tự xưng là “Manh thần” (bề tôi không mắt), sau xưng là “Minh thần” (bề tôi sáng suốt). Ông làm quan Đại phu nước Tấn, nên người ta còn gọi ông là Tấn Dã. Ông là nhạc sỹ rất nổi tiếng thời đó, danh thơm còn vang mãi đời sau “Sư Khoáng chi thông” (“Sư Khoáng thính tai”). Ông còn là một nhà hoạt động chính trị và là một học giả rất uyên bác, người đương thời xưng tụng ông là “Đa văn” tức là “người có kiến thức sâu rộng”.

Truyền thuyết kể rằng Sư Khoáng chơi đàn cổ cầm có thể thông thấu tới Thần linh. Theo lời người xưa nói, có được 5 con dê trắng và chim khách trắng báo hiệu điềm lành “Ngọc âm hiệp hòa, thanh giáo xương minh”, Sư Khoáng có được vinh dự này, có thể thấy rõ rằng tài nghệ của ông quả thực phi phàm. Tri thức âm nhạc của Sư Khoáng vô cùng phong phú, không chỉ giỏi chơi đàn cầm mà còn thông hiểu dân ca và luật nhạc của nhiều miền đất, ông còn giỏi dùng tiếng đàn để biểu hiện âm hưởng của giới tự nhiên, ví dụ như mô tả tiếng chim ca hót.

Sư Khoáng tuy là quan nhạc, nhưng ông không giống như những nhạc công thông thường. Ông cho rằng âm nhạc là thông qua ca dao các nơi đê giao lưu và truyền bá đức hạnh, cần phải khiến cho việc giáo hóa truyền bá âm nhạc được truyền rộng tới khắp nơi, khiến sự truyền bá đức hành đã rộng lại xa, dùng thơ để ngâm vịnh nó, dùng lễ để tiết chế nó, mới có thể khiến nơi nơi gần xa đều quy thuận. Sự hiểu biết của Sư Khoáng đối với âm nhạc cũng tương tự như kiến giải của ông đối với chính trì. Ông từng đưa ra rất nhiều chủ trương trị nước lên vua nước Tấn. Có lần Tấn Bình Công cảm thán Sư Khoáng bẩm sinh đã mù, chịu đủ điều khổ cực tối tăm, Sư Khoáng liền nói trong Thiên hạ có 5 loại “tối tăm”: một là Vua không biết việc quan ăn hối lộ nổi danh, dân chúng bị oan ức không có chỗ nào trông cậy được. Hai là Vua dùng người không thích đáng. Ba là Vua không biết phân biệt người tài đức với kẻ bịp ngu. Bốn là Vua cực kỳ hiếu chiến. Năm là Vua không biết chăm lo cho dân được sống yên ổn.

Có lần Vệ Hiến Công vì bạo ngược mà bị người dân nước Vệ tống cổ, Tấn Điệu Công cho rằng đó là dân chúng nước Vệ quá quắt, nhưng Sư Khoáng lại cho rằng trăm họ là gốc rễ của quốc gia, cũng giống như vua chúa, đều là con dân của Thiên thượng. Trách nhiệm chủ yếu của Vua là chăm sóc dân chúng thay mặt cho Trời, nên không được “quản lý dân chúng một cách tùy tiện, để thỏa mãn dục vọng riêng”, nếu không, thì chính là “vứt bỏ thiên hạ”. Còn như đối đãi thế nào với vị Vua đã khiến cho “dân chúng tuyệt vọng”, Sư Khoáng nói: “Phu quân, thần chi chủ nhi dân chi vọng dã, nhược khốn dân chi chủ, quỹ thần phạp tự, bách tính tuyệt vọng, xã tắc vô chủ, tương an dụng chi, phất khứ hà vi” (Tạm dịch: “Vua là chủ của quan lại và cũng là hy vọng của dân. Nếu như Vua làm dân khốn khổ, thiếu tin tưởng và không tuân phục Trời Thần, làm cho trăm họ tuyệt vọng còn đất nước thì như vô chủ. Vậy để cho quốc thái dân an, không gạt bỏ loại Vua đó đi thì để làm gì”). Nghĩa là có thể đuổi những vị Vua tàn bạo đi. Tấn Điệu Công nghe xong cho rằng câu này rất có đạo lý, thế là hỏi thêm về đạo lý trị nước, Sư Khoáng đáp: “Chỉ trọng nhân nghĩa mà thôi”. Nói ngắn gọn, là 2 chữ “Nhân Nghĩa”.

Về chính trị, Sư Khoáng chủ trương làm chính sự trong sạch sáng sủa, Đức hạnh và Pháp luật đều xem trọng như nhau. Làm Vua cần phải “Thanh tịnh vô vi”, “Xử lý mọi việc trên căn bản là lòng bác ái thương người”, đồng thời còn cần nhờ vào pháp lệnh để giúp cho việc cai trị, “Pháp lệnh không thực hiện” thì “Quan và dân bất chính”. Trong phương diện dùng người, ông chủ trương để những người tài đức vẹn toàn đảm đương những chức vụ quan trọng của quốc gia. Nếu như “Không dùng trung thần mà dùng người bất trung, để kẻ kém tài nắm chức vị cao, không muốn gần gũi và học theo những bề tôi tài đức”, thì sẽ nuôi mầm tai họa làm loạn chính sự. Về kinh tế, Sư Khoáng chủ trương làm dân giàu nước mạnh, dân giàu thì chính sự mới yên ổn. “Kho bạc rỗng không” sẽ dẫn tới cục diện “Nước nghèo dân bỏ, từ trên xuống dưới không hòa thuận với nhau”. Về phương pháp cai trị, Sư Khoáng chủ trương “Mở rộng tai mắt để lắng nghe và thấu hiểu cho dân, theo sát dân tình”, khiến cho nhân dân những ai đang phải chịu oan ức có chỗ để khiếu nại, tìm kiếm sự công bằng.

Ông còn đưa ra chủ trương tích cực “Không cố chấp vào những tục lệ hủ lậu, không chịu ảnh hưởng bởi xung quanh”. Ông cho rằng nhà Vua cần “Khoáng đạt biết nhìn xa trông rộng, có tài quyết đoán” như vậy mới có thể tránh được sơ suất, mới có triển vọng thành công trong chính sự. Lời lẽ uyên bác của Sư Khoáng về thuật trị nước phản ánh lý tưởng chính trị và trình độ kiến giải cao thâm của ông. Hai đời vua Điệu Công và Bình Công đều thông thái sáng suốt, chính sự ổn định dân cư đông đúc, có thể phục hưng nghiệp bá của Tấn Văn Công và Tấn Tương Công, ấy là nhờ công lao to lớn của Sư Khoáng. Ông còn theo Tấn Bình Công nhiều lần ra trận đánh dẹp, còn từng đi sứ tới nhà Chu. Một quý tộc nước Lỗ tên là Quý Vũ Tử nói: “Nước Tấn có Triệu Mạnh làm quan Đại phu, có Bá Hà phò tá, có Sử Triệu, Sư Khoáng làm cố vấn, có Thúc Hướng, Nữ Tề bảo vệ cho Vua, triều đại đó nhiều quân tử, chẳng tầm thường chút nào!”. Câu nói đã cho thấy rõ Sư Khoáng có thể sánh ngang với các chính trị gia nổi tiếng như Triệu Mạnh và Thúc Hướng.

Nước Tề lúc ấy rất cường thịnh, Tề Cảnh Công cũng từng hỏi Sư Khoáng về việc triều chính. Sư Khoáng đã đưa ra chủ trương “Vua cần phải tạo thuận lợi ban ân huệ cho dân”.

Tính tình Sư Khoáng bẩm sinh đã kiên cường khí khái, luôn luôn theo đường ngay lẽ thật. Ông giỏi ăn nói đối đáp, lại không a dua bợ đỡ, có phẩm cách chính trực không sợ quyền thế. Lúc Tấn Bình Công tuổi già tiêu xài vô cùng hoang phí và tham lam vô độ, Sư Khoáng nhiều lần ráng khuyên can.

Một lần khi Tấn Bình Công cùng các quan lại uống rượu bỗng cao hứng nói: “Đế vương là người hạnh phúc nhất trên đời, bởi không ai dám trái lệnh vua”. Sư Khoáng đang ngồi ở ngoài, cho rằng đây không phải là lời mà bậc Vua chúa nên nói, bèn gảy đàn hồ cầm hướng về phía Bình Công. Nếu không có khí khái dám chết để giữ gìn chính nghĩa làm sao dám “Phạm thượng” như thế được. Khi về già Tấn Bình Công rất hoang phí, cho xây dựng cung điện đền đài một cách rầm rộ, lại càng hoang dâm vô đạo, nghiệp bá của nước Tấn suy thoái từng ngày, đến nỗi “Dân nghe công lệnh thì như chạy trốn quân giặc”. Thời gian đó Sư Khoáng vẫn nhiều lần liều mạng khuyên can, quả thực cần phải có dũng khí. Trong “Thuyết Uyển” có ghi chép: Bình Công 3 lần đi săn, tự cho là có điềm lành “Bá vương chi chủ xuất”, nhưng Sư Khoáng lại cho rằng đó là Vua đang dối mình dối người. Tấn Bình Công nổi giận đùng đùng, “Ngày khác, bày rượu trên đài, sai quan Lang trung tên là Mã Chương rải nhiều củ ấu đầy gai nhọn lên bậc thềm”, rồi gọi Sư Khoáng đi chân trần lên thềm. Sư Khoáng nhịn đau, ngửa mặt lên trời thở dài. Trong thịt sinh ra con dòi thích ăn thịt, trong nước sinh ra con trùng thích ăn cây cỏ. Nếu tự mình muốn làm bạn với đám đầy tớ, ấy là tự tìm lấy rủi ro. Ở chốn triều đình tuyệt nhiên không phải là chỗ sinh ra củ ấu. Giờ đây xuất hiện chuyện như thế, ông liền tiên đoán: “Nhà Vua sắp chết rồi”. Bởi Sư Khoáng có nhân phẩm cao thượng không a dua xu nịnh và đồng cảm thương xót cho nỗi khổ của trăm họ, cho nên ông được rất nhiều người, từ chư hầu cho tới dân thường hết mực kính trọng.

Người Trung Quốc xưa nói “Thiên nhân hợp nhất”. Trình độ kiệt xuất trên lĩnh vực nghệ thuật, chủ trương sáng suốt trên lĩnh vực chính trị, và cảnh giới “Thấu triệt giới hạn của Trời và Người, thông hiểu biến hóa của Càn Khôn từ cổ chí kim” của ông … quả thực đều có quan hệ chặt chẽ với nhau.


Bản tiếng Hán: https://www.minghui.org/mh/articles/2008/10/8/187297.html
Bản tiếng Anh: https://en.minghui.org/html/articles/2008/11/2/101940.html

Share