Bài viết của học viên Pháp Luân Đại Pháp tại Trung Quốc

[MINH HUỆ 04-01-2020] Tôi là giáo viên thể dục của một trường trung học. Tôi nghiêm túc trong việc dạy học để làm tốt nhất có thể cho học sinh của mình. Nhiều học sinh đã nói với tôi rằng các em rất yêu thích giờ học của tôi. Trong những năm qua, tôi đã nhận được vài tặng thưởng trong việc giảng dạy, và được vinh danh là giáo viên dạy giỏi của quận và thành phố.

Nhưng rồi mọi việc đã trở nên tệ hơn.

Sau khi chính quyền của Giang Trạch Dân (cựu lãnh đạo của Đảng Cộng sản Trung Quốc) bức hại tàn bạo Pháp Luân Công kể từ tháng 7 năm 1999, trường học đã trở thành một trong những mục tiêu nhắm đến chủ yếu của chính quyền. Và vì là một học viên Pháp Luân Đại Pháp nên tôi đã trở thành người chẳng được ai ưa.

Tôi đã hai lần bị tống giam phi pháp vào các trại lao động cưỡng bức, và hai lần bị giam giữ trong các trung tâm tẩy não. Họ đã không trả lương cho tôi hay thậm chí là bất kỳ khoản sinh hoạt phí nào trong suốt 12 năm, quản lý nhà trường và các cơ quan chính phủ đã giữ lại số tiền đó cho chính bản thân họ.

Tháng 10 năm 2015, tôi đến tuổi nghỉ hưu. Thời điểm đó, các đồng nghiệp của tôi lo lắng rằng có lẽ tôi sẽ không thể hoàn thiện được giấy tờ nghỉ hưu một cách thuận lợi. Quả đúng như vậy, cấp quản lý của tôi nói rằng họ sẽ không giải quyết việc xin nghỉ hưu của tôi nếu tôi không viết tuyên bố bảo đảm, hứa rằng sẽ không bao giờ tu luyện Pháp Luân Đại Pháp nữa.

Tôi trả lời: “Tôi sẽ không viết bất cứ cam kết nào cả, nhưng các anh vẫn phải giải quyết đơn xin nghỉ hưu của tôi.”

Cuối cùng, họ đã nhượng bộ. Lương hưu của tôi được trả ở mức trên 3.000 Nhân dân tệ mỗi tháng, và tôi được phép nhận lương hưu trước sáu tháng. Tôi biết Sư phụ Lý (nhà sáng lập Pháp Luân Đại Pháp) đã giúp tôi, và mọi thứ tôi có được đều là do Sư phụ đã ban cho. Gia đình tôi cũng vô cùng biết ơn ân điển này.

Tôi cũng muốn cảm ơn các đồng nghiệp tốt bụng đã giúp tôi giải quyết đơn xin nghỉ hưu mà không cần tuyên bố bảo đảm.

Quay trở lại làm việc

Sau khi tôi nghỉ hưu, vì thành tích giảng dạy tốt của tôi nên quản lý nhà trường đã đề nghị tôi tiếp tục ở lại làm việc. Vì nhà tôi cách trường không xa, nên tôi đã đồng ý. Vì vậy, về cơ bản, tôi vẫn tiếp tục làm việc.

Thông qua học Pháp, tôi đã nhận ra rằng môi trường làm việc này đã được Sư phụ an bài trước cho tôi từ lâu. Sư phụ đã nhiều lần điểm hóa trong mơ cho tôi. Vì vậy, bất kể tà ác có thao túng người thường để ngang nhiên cắt xén tiền lương hay tăng giờ giảng của tôi thế nào, tôi cũng không bao giờ rời bỏ công việc này, bởi vì tôi biết hoàn cảnh này chính là cơ hội tốt nhất để tôi thức tỉnh chúng sinh và hoàn thành thệ ước của bản thân.

Sư phụ giảng:

“Dùng lý trí mà chứng thực Pháp, dùng trí huệ mà giảng rõ sự thật, dùng từ bi mà hồng Pháp và cứu độ thế nhân; [từ những việc ấy] mà nêu cao sự vĩ đại, mà hoàn thiện con đường viên mãn của từng cá nhân đệ tử Đại Pháp.” (Sự vĩ đại của đệ tử, Tinh Tấn Yếu Chỉ II)

Một năm học mới

Khi năm học mới bắt đầu, thường khá khó để giảng chân tướng cho các học sinh mới, các em đã bị lừa dối bởi tuyên truyền của Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ). Nhiều học sinh có ấn tượng tiêu cực về Đại Pháp. Một số học sinh không nguyện ý nghe chân tướng, số khác thì sợ; một số học sinh đã lập tức bỏ đi khi nghe đến chân tướng, và một số em thậm chí còn mách với giáo viên chủ nhiệm và bố mẹ mình.

Để không thúc đẩy phía mặt tiêu cực của các học sinh, mỗi năm khi học sinh mới nhập học tôi đều dành thêm thời gian phát chính niệm. Tôi cố gắng thanh trừ hết thảy các nhân tố tà ác đằng sau đang khống chế các em để việc giảng chân tướng được thực hiện dễ dàng hơn.

Khi các học sinh mới làm nhiệm vụ dọn dẹp, tôi sẽ tận dụng cơ hội này để nói chuyện với các em.

“Các em làm việc này rất tốt. Ở nhà các em có giúp bố mẹ làm việc nhà không?”

Nếu học sinh nào trả lời có, thì đó thường là những đứa trẻ ngoan. Tôi sẽ khen ngợi đức tính tốt này của các em, và sau đó hỏi liệu các em nghĩ rằng con người nên tranh đấu với nhau hay nên nhẫn chịu, nhường nhịn nhau. Các em học sinh thường trả lời rằng con người nên nhẫn chịu và thích ứng trước sự khác biệt của người khác.

Phần lớn các em đều là những đứa trẻ ngoan. Sau đó tôi sẽ nói với các em về Chân-Thiện-Nhẫn và về việc làm người tốt.

Tôi sẽ hỏi: “Bất cứ ai có thể phù hợp với Chân-Thiện-Nhẫn thì đều là người tốt. Còn nếu làm ngược lại với nguyên lý này thì đó là người xấu. Các em có đồng ý với điều đó không?”

Sau đó, tôi nói với các em về Pháp Luân Đại Pháp và nói rằng niệm ‘Pháp Luân Đại Pháp hảo’ có thể giúp mọi người thoát khỏi những tình huống xấu, thậm chí còn có thể giúp các em trở thành những học sinh tốt. Nhiều học sinh tán đồng với những điều tôi nói, và hứa sẽ ghi nhớ những gì tôi đã dặn các em.

Kiên nhẫn là một đức tính tốt

Tháng 9 năm 2018, tôi tôi thực sự nóng lòng mong đợi được giảng chân tướng về Pháp Luân Đại Pháp cho lớp học sắp tới. Nhưng ẩn sau mong muốn này là chấp trước thiếu kiên nhẫn.

Tôi cố gắng hoàn tất việc giảng chân tướng cho tất cả các học sinh mới trong hai tháng. Kết quả là, một số học sinh đã nói với giáo viên chủ nhiệm và cuối cùng dẫn đến một cuộc nói chuyện nghiêm túc giữa tôi với bí thư Đảng ủy của trường.

Anh ấy nói với tôi: “Anh đừng nói những việc đó với học sinh. Chuyện gì sẽ xảy ra nếu học sinh báo cáo anh lên chính quyền?”

Tôi biết đây hẳn là vấn đề ở chính bản thân mình và hướng nội tìm. Thông qua sự việc này, tôi đã phát hiện ra mình có tâm thiếu kiên nhẫn và sợ bị tổn thương. Tôi cũng đã không học Pháp tốt, vì vậy chính niệm của tôi không đầy đủ. Ngoài ra, tôi cũng phát triển chấp trước vào tự ngã, coi việc cứu người như một nhiệm vụ.

Khi tôi nhận ra vấn đề của mình, tôi đã quy chính bản thân và cố gắng bảo trì chính niệm trong khi cứu người. Tôi cũng dành thêm thời gian để phát chính niệm.

Tháng 12 trời trở lạnh. Bên tai tôi xuất hiện cụm từ “đốt lò than”, vì vậy ngày hôm sau tôi đốt một lò than (lò sưởi di động) và mang đến cho hai lớp học lớp bảy. Các em học sinh cảm động vì hành động tốt bụng này; thật tuyệt khi thấy các em cười. Giáo viên chủ nhiệm thậm chí còn thay mặt học sinh cảm ơn tôi.

Từ đó, việc giảng chân tướng ở trường của tôi trở nên dễ dàng hơn. Một buổi sáng, sáu em học sinh lớp bảy đến gặp tôi để thoái Đoàn bằng hóa danh. Sau đó tôi cũng nói với các em chân tướng về Đại Pháp, tôi thấy thật tuyệt vời khi thấy các em vui vẻ đến vậy.

Thử thách trên suốt con đường tu luyện

Tôi đã giảng chân tướng ở trường trong hơn 10 năm, nhưng thỉnh thoảng vẫn có những học sinh mà việc giảng chân tướng có khó khăn hơn một chút.

Tôi vẫn nhớ một buổi sáng vào tháng 9 năm 2017. Lúc đó mới là ngày thứ hai của năm học mới. Khi một nửa số học sinh có mặt, tôi bước vào lớp học để nói với các em chân tướng về Pháp Luân Đại Pháp

Hai nữ sinh cao lớn bắt đầu hét lên với tôi ngay khi tôi vừa mới bắt đầu.

Chúng nói: “Ông là kẻ phản bội! Ông thù ghét đất nước này.” Chúng còn khiến các học sinh khác hùa vào cùng nhạo báng tôi.

Tôi nhận ra đây không phải là thời điểm tốt để giảng chân tướng, vì vậy tôi ngừng lại và thay vào đó, tôi bắt đầu phát chính niệm. Tôi muốn giải thể tà ác ở đằng sau đang khống chế hai nữ sinh đó.

Kể từ đó, cứ mỗi khi thấy hai nữ sinh đó ở trường, tôi đều phát chính niệm để thanh trừ hết thảy các nhân tố tà ác đang khống chế đằng sau các em. Hai học sinh này tỏ ra rất lo lắng và sợ hãi khi thấy tôi, nhưng tôi biết thực sự không phải là hai học sinh ấy đang sợ, mà chính là các nhân tố tà ác ở đằng sau các em, chúng sắp bị giải thể.

Khi tôi thấy các em đến lấy nước nóng ở phòng uống nước, tôi đã giúp các em rót nước vào bình. Tôi đối xử từ bi với các em, tôi quyết định mở lòng với các em và cứu các em.

Một buổi sáng, các em đến gặp tôi, cầm theo một cái chảo rất bẩn. Một em nhờ tôi làm sạch cái chảo. Tôi đã không nghĩ ngợi gì và lau sạch chảo.

Sau đó tôi nói: “Thầy tu luyện Pháp Luân Công và hành xử theo nguyên lý Chân-Thiện-Nhẫn. Pháp Luân Công dạy mọi người trở thành người tốt và suy nghĩ cho người khác trước. Nếu các em đối xử với các giáo viên khác như đã đối xử với thầy, có lẽ họ sẽ không đối xử tốt với các em, phải vậy không? Nếu tất cả chúng ta đều có thể hành xử theo Chân-Thiện-Nhẫn thì chẳng phải sẽ tốt sao?”

Học sinh đó ngượng ngùng nói như thế sẽ rất tốt, rồi cầm chảo rời đi.

Vài ngày sau, tôi lại gặp hai em học sinh đó khi các em đang rửa tay. Tôi quyết định cố gắng nói chuyện một lần nữa với các em.

Tôi nói: “Các em biết không, thầy làm việc này thực sự là vì cả hai em. Thầy muốn các em có một tương lai tốt đẹp. Thầy không muốn thấy các em bị ĐCSTQ lừa dối để rồi làm những việc mà có lẽ các em sẽ phải hối tiếc.”

Sau đó tôi hỏi các em có muốn tôi lấy hóa danh và giúp các em thoái xuất khỏi Đoàn Thanh niên không. Các em sẵn sàng đồng ý. Sau đó, mỗi khi tôi gặp lại các em, các em đều nói: “Pháp Luân Đại Pháp hảo!”

Lễ tuyên thệ gia nhập Đoàn Thanh niên Cộng sản

Tôi được biết trường tôi tổ chức lễ tuyên thệ cho những học sinh mới kết nạp vào Đoàn Thanh niên Cộng sản vào tháng 6 năm 2019. Tôi cảm thấy rất buồn, nghĩ rằng việc này xảy ra vì tôi làm chưa đủ tốt. Ngày hôm sau, tôi viết lại tên của những học sinh mới gia nhập Đoàn Thanh niên, hy vọng có thể tìm được những em học sinh này và giúp các em thoái Đoàn. Bởi vì tôi có tâm nguyện muốn cứu các em nên Sư phụ đã giúp đưa những học sinh đó đến gặp tôi.

Một buổi sáng, hai nam sinh ra ngoài lấy nước.

Tôi liền hỏi: “Các em đã tham gia vào lễ tuyên thệ phải không?” Các em trả lời đúng vậy.

Sau đó tôi nói với hai học sinh ấy về tội ác phản nhân loại của ĐCSTQ, và về việc tại sao việc tránh xa khỏi nó lại tốt cho mọi người. Tôi cũng nói với các em rằng làm việc tốt sẽ nhận được phúc báo – và có lẽ làm những việc tốt và thoái xuất khỏi đoàn có thể mang lại phúc báo cho các em trong tương lai.

Cuối cùng, tôi hỏi các em có muốn thoái đoàn không. Cả hai em đều đồng ý.

Phần lớn các học sinh ở trường tôi đều thoái xuất khỏi ĐCSTQ và các tổ chức liên đới của nó.

Lời kết

Kể từ năm 2006, tôi đã tiễn 14 khóa học sinh tốt nghiệp, và trên 90% học sinh đã nghe chân tướng về Đại Pháp và thoái khỏi Đoàn Thanh niên.

Trong trường, tôi cũng đảm bảo rằng các học sinh đều biết đến sự tốt đẹp của Pháp Luân Đại Pháp. Tôi dặn các em học sinh của mình hãy thành tâm niệm “Pháp Luân Đại Pháp hảo, Chân Thiện Nhẫn hảo” nếu các em có gặp bất cứ nguy hiểm nào.

Khi các em bị cảm lạnh, sốt, chảy máu mũi hay thủy đậu, nhiều học sinh đã nhận thấy rằng việc niệm câu chân ngôn thần kỳ ấy thực sự sẽ giúp các em qua khỏi. Từ đó các em đã lưu truyền việc này cho bạn bè mình.

Và cứ như thế, “Chân Thiện Nhẫn hảo” đã bén rễ trong tâm các em.


Bản tiếng Hán: https://www.minghui.org/mh/articles/2020/1/4/397594.html

Bản tiếng Anh: https://en.minghui.org/html/articles/2020/3/13/183618.html

Đăng ngày 01-05-2020; Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.

Share