Bài viết của Hoàn Ngọc Sinh, phóng viên báo Minh Huệ tại Đài Loan

[MINH HUỆ 26-02-2020] Khóa học Pháp Luân Đại Pháp tại Đài Loan năm 2020 được tổ chức tại Đại học Sư phạm Quốc gia Đài Loan từ ngày 1 tháng 2 đến ngày 3 tháng 2 năm 2020. Tổng cộng có khoảng 140 sinh viên tham gia, ngoài việc học Pháp, giao lưu và luyện công ra còn có các hoạt động khác như đến Tây Môn Đinh, toà nhà Đài Bắc 101 tầng, chợ đêm Nhiêu Hà, chùa Long Sơn, v.v. để thăm quan các địa danh và luyện công, giảng chân tướng về Pháp Luân Đại Pháp, ký tên thỉnh nguyện, v.v.

Kết thúc các hoạt động, tất cả các học viên vô tình tìm lại được cảm giác tu luyện như thuở đầu và khích lệ cùng nhau tinh tấn tu luyện.

Trưởng phụ trách hoạt động – anh Quách Gia Minh cho biết thông qua việc cùng nhau chia sẻ và tương tác, ngoài việc các học viên cùng nhau khích lệ trong tu luyện, bảo trì chính niệm, và cách họ đã tu luyện bản thân theo Chân-Thiện-Nhẫn như thế nào.

Các học viên cũng thu được rất nhiều lợi ích thông qua việc cùng nhau chia sẻ. Qua đó, cảm nhận được vẻ đẹp Đại Pháp “Chân-Thiện-Nhẫn” của những thế hệ trẻ. Họ có tiêu chuẩn đạo đức cao như tính tự giác, kỷ luật cao, sự khiếm tốn và lòng từ bi.

Lĩnh hội Pháp lý, dũng cảm đối diện với vấn đề

“Tôi hy vọng rằng tất cả các học viên trẻ tuổi trong kỳ nghỉ đông này sẽ có một môi trường tu luyện tốt, cùng nhau tinh tấn, đề cao, lĩnh hội sâu sắc được các Pháp lý của Đại Pháp và chia sẻ với mọi người xung quanh mình về Pháp Luân Đại Pháp cùng chân tướng về Đại Pháp” – anh Quách Gia Minh, sinh viên khoa Kỹ thuật điện, Đại học Khoa học và Công nghệ quốc gia Đài Loan chia sẻ về dự định ban đầu của việc tổ chức hoạt động.

Anh bày tỏ: “Tôi hy vọng rằng sau khi kết thúc khóa học, mọi người vẫn sẽ bảo trì được những tiêu chuẩn tu luyện cao và trạng thái tinh tấn trong thời gian ở trại”. “Trong thời gian này, tôi cũng lĩnh hội được việc ngộ ra vẫn chưa là đủ, phải làm được thì mới là thiết thực nhất. Trong quá trình chuẩn bị cho khóa học này, tôi phát hiện vì tâm tự tư của bản thân hoặc tâm người thường phân biệt giữa việc thích làm việc cùng với ai. Sau khi xem xét kỹ bản thân có điểm nào làm chưa tốt, tôi đã sẵn sàng đứng ra để xin lỗi đối phương, nhanh chóng sửa chữa để công việc được tiến hành tốt đẹp hơn.

Chia sẻ về phương diện đề cao của bản thân thông qua hoạt động này, anh Quách đã có thể “dũng cảm đối diện với vấn đề”. Anh nói: “Trước khi tham gia khóa học, trước áp lực bài vở của kỳ thi nghiên cứu sinh, anh đã lựa chọn trốn chạy trong một thời gian dài, và chép lại bài của bạn khác… Trong thời gian ở trại hè, đã có những lúc tôi không thể đưa ra câu trả lời chắc chắn khi xử lý vấn đề. Sau đó, tôi đã đọc kinh văn và chú trọng vào việc bản thân phải suy xét vấn đề thật kỹ lưỡng để tìm ra cách đối điện với vấn đề, hạ quyết tâm tự đưa ra quyết định. Mục đích của hoạt động là vì mọi người và chứng thực Pháp, chứ không phải là chứng thực bản thân”.

Trong khoảng thời gian này, anh cũng quy chính những tư tưởng chứng thực bản thân. Nhận ra hoạt động này không phải chạy theo hình thức mà là để tạo ra một trường tu luyện tốt cho mọi người. Thể ngộ này xuất phát từ việc hoà tan trong vẻ đẹp của Đại Pháp mà khởi tác dụng, giúp anh có thể học được cách dũng cảm đứng ra chịu trách nhiệm.

a49052b3e78d6ca05b2fbcb9e6585e9f.jpg

Nhóm học Pháp cùng nhau chia sẻ và đề cao

77ca1018938ed298fa8969a334954b33.jpg

Buổi luyện công tập thể vào sáng sớm tại công viên 28 tháng 2

“Tu luyện đã tạo ra một nền tảng tuyệt vời cho việc giảng chân tướng và học tập của tôi”

Anh Lý Ngạn Lâm – sinh viên năm ba tại Đại học Chính trị Quốc gia Đài Loan cũng chia sẻ kinh nghiệm của mình về việc vượt qua tâm an dật vốn được dưỡng thành từ khi còn nhỏ. Mặc dù, có khoảng thời gian rất siêng năng nhưng sau đó cũng sẽ có lúc an dật. Thuận theo thời gian, tình trạng này lại trở nên ngày một nghiêm trọng hơn.

Trước khi vào đại học, tâm an dật không phải là mối nguy hại của anh vì nhờ vào chút thông minh nên việc học được hoàn thành tốt. Nhưng bây giờ khi phải đối diện với luận văn nghiên cứu sinh, anh mới nhận ra rằng “sự thành công không còn dựa vào việc bạn thông minh đến đâu mà còn phụ thuộc vào sự nỗ lực của bản thân”.

Kể từ khi tham gia Pháp hội tại Đài Loan vào tháng 11 năm ngoái, anh ngộ ra bản thân phải viên dung vào chỉnh thể để có môi trường luyện công và tu luyện tốt. Mỗi buổi sáng sớm, bất luận là thời tiết có lạnh hay mệt đến đâu thì cũng cố gắng dậy luyện công. Sau đó, đọc một bài giảng trong cuốn “Chuyển Pháp Luân”. Bằng cách này, sẽ giúp bản thân có được trạng thái thanh tỉnh, quá trình tu luyện được đề cao. Ngoài ra, về phương diện tâm an dật trong học tập cũng đã có cải biến.

“Bây giờ, tôi đã có thể dành nhiều thời gian và sức lực để giải quyết tốt những vấn đề trong bài luận văn”. Ngoài ra, anh Lý còn chia sẻ: “Tu luyện giúp cho tâm tôi trở nên bình hoà hơn, cách nhìn sự vật cũng trở nên thông suốt. Lúc trạng thái tu luyện không tốt thì sẽ thấy chóng mặt và đau đầu khi nhìn vào một loạt các loại tài liệu mà không tìm ra được nguyên do. Khi trạng thái tu luyện tốt, tâm tôi bình tĩnh trở lại thì có thể triệt để nhìn ra những vấn đề trong các tập tài liệu”.

Không chỉ vậy, anh Lý còn phát hiện trạng thái tu luyện của bản thân đã được đề cao lên và việc giảng chân tướng cũng có hiệu quả tốt hơn. Anh thấy rằng bản thân trong quá trình quảng bá và đăng áp phích cho bộ phim tài liệu “Sự khủng bố vượt quá giới hạn” đã giúp anh nhanh chóng bài trừ được tâm sợ hãi và can đảm bước ra giảng chân tướng về cuộc bức hại.

Anh Lý bày tỏ: “Đây là đề cao lớn cho việc tu luyện của tôi”, “Làm cách nào để tìm lại được trạng thái tu luyện như thuở đầu? Gặp gỡ các đồng tu cùng nhau học Pháp luyện công, mỗi ngày đều kiên trì thì có thể bảo trì được trạng thái tu luyện như thuở ban đầu”.

Nói về thể hội sau khi kết thúc thời gian ở trại, anh Lý đã hẹn các đồng tu sẽ cùng luyện công vào buổi sáng sớm. Vào một buổi luyện công sáng sớm, anh từng có lần đau bụng và muốn đi vệ sinh, trong thời tiết mưa nhỏ rất lạnh lẽo anh vẫn kiên trì chịu đựng. Anh Lý chia sẻ, mặc dù đau đến mức phát khóc nhưng vẫn muốn kiên trì hoàn thành buổi tập. Trong tâm cảm thấy rất tốt, muốn để bản thân nhẫn nại, biết chịu khổ; khi tu bỏ được tâm an dật thì bản thân anh được đề cao nhanh chóng.

Thoát ra khỏi ràng buộc đầu tiên – nhân tâm đề cao khi không bị áp lực khống chế

Anh Hứa Thần Phùng – sinh viên thuộc Viện Khoa học và Công nghệ Vật liệu của Đại học Thanh Hoa cho biết: Từ nhỏ anh đã tu luyện, lớn lên đỗ vào trường Đại học Thanh Hoa với chương trình học rất nặng cùng với phân nửa các sinh viên đều ra sức cố gắng để sau này có thể kiếm được một công việc tốt. Quan niệm truy cầu cuộc sống tốt đẹp cũng ảnh hưởng nhiều đến anh.

Khi đối diện trước áp lực bài vở, anh Hứa xao nhãng việc học Pháp; mỗi khi quá bận rộn thì anh lại không học Pháp. Sau đó, thông qua quá trình chia sẻ với đồng tu, anh cảm thấy bản thân không thể tiếp tục như vậy nữa.

Anh Hứa bày tỏ: “Môn tu luyện của chúng ta là tu luyện trong xã hội người thường, việc đề cao tầng thứ có liên hệ mật thiết với những chuyện phiền phức mà chúng ta gặp phải trong cuộc sống. Tu luyện trong môi trường khắc nghiệt như vậy thì mới có thể tu xuất được công phu cao. Niệm đầu đặt việc học lên trước việc tu luyện của tôi là hoàn toàn sai”.

Anh Hứa tự nhắc nhở bản thân: Cho dù bận rộn đến đâu thì cũng không được xa rời Đại Pháp. Và sự thay đổi rõ rệt là ngay cả khi sáng ngày hôm sau có buổi kiểm tra, anh học bài đến tận 3-4 giờ sáng nhưng trước khi ngủ vẫn tranh thủ nửa tiếng đọc cuốn “Chuyển Pháp Luân”. Anh phát hiện ra dành một khoảng thời gian để học Pháp cũng không ảnh hướng đến việc học. Trái lại, còn giúp cho sức khoẻ và tinh thần tốt lên rất nhiều.

Anh bày tỏ: “Tôi nhận ra, bản thân không còn bị áp lực nhiều như trước và không còn quá chấp trước vào thành tích học tập. Bởi vì, tôi đã làm tốt những việc mà tôi cần phải làm thật tốt, bản thân không để điểm số làm cho nôn nóng, sốt ruột, và cũng không còn lo lắng thành tích sẽ ảnh hưởng đến tương lai”.

Buông bỏ những thiên kiến của bản thân, giảng chân tướng cho các sinh viên Đại lục

Anh Hứa cũng chia sẻ về thể ngộ của bản thân khi tận dụng cơ hội để giảng chân tướng cho các bạn học, đặc biệt là các sinh viên Đại lục. Ở trường, mặc dù có lúc anh cũng nhìn thấy các tài liệu chân tướng được chia sẻ trên các phương tiện truyền thông, nhưng lo lắng không biết các sinh viên có hiểu hay không? Vì vậy, anh thường xuyên giảng chân tướng trực diện khi ăn cơm cùng các bạn học. Đôi khi, anh đặt thẳng vấn đề rằng: “Bạn có biết dạo gần đây tôi đã tu luyện vào Pháp Luân Đại Pháp không?” Sau đó, đối phương sẽ trả lời: “Sao bạn lại tu luyện môn đó?”

Anh Hứa sẽ chia sẻ với họ một cách rất tự nhiên rằng từ nhỏ mình đã cùng với gia đình tu luyện. Hoặc khi mở đầu anh sẽ hỏi đối phương: “Bạn đã từng nghe về Pháp Luân Công chưa?”, v.v. Và các chủ đề khác nhau để giảng chân tướng cho mọi người.

Mỗi học kỳ, trường đại học Thanh Hoa và trường đại học Giao thông sẽ tổ chức một buổi chiếu các bộ phim chân tướng về Pháp Luân Công. Trong học kỳ vừa qua, Thanh Hoa sẽ chiếu bộ phim: “Trung Quốc tự do”, trường đại học Giao thông học kỳ sau sẽ chiếu bộ phim: “Vượt qua nỗi sợ hãi”.

Trong quá trình tiến hành và quảng bá đã gặp rất nhiều sinh viên Đại lục, có những sinh viên Đại lục thấy tò mò hỏi: “Rốt cuộc là các bạn làm gì thế?” Anh Hứa hồi tưởng lại những kinh nghiệm khi giảng chân tướng trực diện cho các sinh viên Đại lục, anh nhận ra trong lúc đó bản thân đã có tâm sợ hãi, có ánh mắt suy xét họ và nghĩ họ bị ảnh hưởng bởi văn hoá Đảng sâu sắc, khi mình chuẩn bị chưa tốt thì làm cách nào để có thể thuyết phục được họ?

Trên thực tế, sau khi trò chuyện với rất nhiều các sinh viên Đại lục, anh phát hiện rằng có đến phân nửa trong số họ có thể tiếp nhận chân tướng. Một trong số họ không hiểu vì sao chính quyền ĐCSTQ lại bức hại Pháp Luân Công? Vì vậy, anh Hứa đã nói với họ Pháp Luân Công là môn tu luyện chiểu theo Chân-Thiện-Nhẫn, luyện công giúp rèn luyện sức khoẻ, v.v. Sau khi xoá tan nghi ngờ trong họ, hầu hết các sinh viên Đại lục đều tiếp nhận chân tướng.

Chứng kiến vẻ đẹp của Đại Pháp, may mắn vì bản thân có cơ hội được tu luyện

Cô Tựu Đậu Khổng sinh viên trường Đại học Mở Quốc gia cảm thấy vì sống trong xã hội người thường một thời gian lâu nên rất khó để không bị ảnh hưởng. Khi tham gia khóa học, có nhiều cơ hội chia sẻ cùng các đồng tu, cùng luyện công đã giúp cô tìm lại được cảm giác tu luyện như thuở ban đầu.

Cô bày tỏ: “Sau mỗi lần tham gia khóa học đã giúp tôi cân bằng lại trạng thái tu luyện và có lại những tâm mà người tu luyện cần có. Tuy nhiên, lần này với tư cách là trưởng một nhóm nhỏ, sau khi kết thúc khoá học, tôi đã có kinh nghiệm vô cùng sâu sắc. Đó là phải dựa vào sức mạnh từ sự tinh tấn của bản thân chứ không phải là chỉ dựa vào các đồng tu trong nhóm. Đồng thời, tôi cũng vô cùng cảm ơn và trân trọng một môi trường tu luyện tốt như thế này, đã giúp bản thân tránh không bị cuốn vào trong dòng chảy lớn của xã hội người thường”.

Cô Tựu từ nhỏ đã theo cha mẹ tu luyện cho đến nay đã hơn 10 năm. Tu luyện Đại Pháp đã giúp cô chứng kiến được vẻ đẹp Chân-Thiện-Nhẫn, biết cách hướng nội và buông bỏ những chấp trước của bản thân. Đặc biệt, cô phát hiện ra bên cạnh mình có rất nhiều thanh niên trẻ tuổi không tu luyện thường xuyên vì những chấp trước của bản thân mà cảm thấy mệt mỏi. Cô thấy bản thân thật may mắn vì là một người tu luyện Đại Pháp, cô có thể dĩ Pháp vi Sư. Thông qua học Pháp, cô đã có thể nhanh chóng giải quyết được rất nhiều vấn đề mắc phải trong cuộc sống.

Cô nhớ lại có một lần, một đồng nghiệp đã tính toán với ông chủ vì đã giao lượng công việc quá lớn và cảm thấy bất công, khó chịu, oán hận, v.v. Cô Tựu liền nhớ đến Pháp lý người tu luyện không sợ khổ được đề cập đến trong Kinh văn.

Đôi khi, bạn bè phàn nàn với cô về những tranh chấp hay mâu thuẫn với người khác. Cô vận dụng những Pháp lý Sư phụ đã giảng để chia sẻ: Bạn hãy đứng từ vị trí của người khác để nghĩ cho họ (anh trước tôi sau); có thể, họ đang có nỗi khổ tâm mà không thể nói ra v.v.. để thiện giải họ. Đôi khi, đối phương vẫn không thể thoát ra khỏi ý nghĩ bản thân là người bị hại. Những lúc như vậy, cô lại càng cảm thấy bản thân thật may mắn khi được trở thành một đệ tử Đại Pháp.

Tu bỏ tâm tật đố và tâm sắc dục, đoan chính mối quan hệ nam nữ

Trong xã hội ngày nay, mối quan hệ giữa nam và nữ càng ngày càng cởi mở khiến những người trẻ tuổi rất dễ cuốn vào những thông tin đồi truỵ, tràn ngập tình dục từ các tin tức thường ngày mà mất đi phương hướng. Làm thế nào để các học viên trẻ không bị cuốn theo trào lưu đó, chiểu theo lời dạy của người xưa “nam nữ hữu biệt” đây?

Cô Tựu bày tỏ, bởi vì có quá nhiều những bộ phim thần tượng giải phóng một số quan niệm sai lầm về tình cảm nam nữ. Thông qua khóa học, cô đã phát hiện bản thân có rất nhiều cách nghĩ không đúng ở nhiều phương diện.

Cô chia sẻ: “Một mối quan hệ lành mạnh giữa đàn ông và phụ nữ sẽ không như thế này, tôi hướng nội phát hiện người tu luyện là phải tu bỏ tâm tật đố. Tuy nhiên, tôi lại có tâm muốn khơi dậy tâm tật đố của đối phương và tôi nhận ra cái tâm đó của mình thật sự rất xấu”.

Khi nhận thức rõ được vấn đề, cô lại cảm thấy thản nhiên tự tại. Cô rất cảm kích khi có cơ hội được tham gia vào khóa học cho thanh thiếu niên, bởi vì sự việc này đã gây rắc rối cho cô trong một thời gian dài và cô chỉ hướng nội ở bề mặt. Cho đến khi trên đường từ trại trở về nhà đột nhiên cô lại nghĩ thông suốt. Cô nói rằng, sự đề cao này là nhờ vào trường chia sẻ thuần chính cùng với quá trình không ngừng học Pháp.

Anh Quách Gia Minh cũng đề cập rằng trong thời đại bùng nổ thông tin, hàng ngày chúng ta bắt gặp rất nhiều những sự tình liên quan đến quan hệ giữa nam nữ hay những thông tin từ trên mạng và các tác phẩm văn học rất dễ khởi lên tâm sắc dục. Bản chất những loại tư tưởng lệch lạc đó không có chuẩn mực và giới hạn giữa nam và nữ.

Buổi chia sẻ tại khóa học cũng là để mỗi học viên xem xét lại các vấn đề của bản thân, tự nhắc nhở bản thân không được tiếp xúc với các tác phẩm điện ảnh, truyền hình và các bài báo khơi dậy tâm sắc dục.

Anh Lý Ngạn Lâm hướng nội và phát hiện bản thân từ nhỏ đến lớn luôn có tâm muốn tìm được người hiểu mình nên luôn muốn tìm kiếm một người bạn tri kỷ. Hiện tại, anh nhận thấy tâm chấp trước của bản thân đã được buông nhẹ.

Bởi vì: “Là một người tu luyện phải một lòng khi muốn kết giao với nam hay nữ, mối quan hệ giữa nam và nữ của các cặp vợ chồng cũng nên giữ một khoảng cách vừa phải, cần có lễ nghĩa, không được để đối phương cảm thấy mình không chân tình. Bản thân phải giữ đúng quy tắc, trong từng hành vi lời nói đều phải có chuẩn mực”, anh nói.

Anh bày tỏ, dạo gần đây anh đã có thể buông bỏ được cái tâm này. Thái độ đối với mối quan hệ nam nữ không chỉ thể hiện ở hành vi mà ở trong tư tưởng cũng an phận thủ thường, có thể chân chính đối đãi, không còn lo được lo mất hay chấp trước muốn tìm bạn đời. Anh cảm thấy bản thân mình đề cao trong vấn đề giữa nam và nữ.

Tại các danh lam thắng cảnh, có người hữu duyên đang chờ đợi chân tướng

Ngoài hoạt động học Pháp, chia sẻ, luyện công, còn có các hoạt động khác như đến Tây Môn Đinh, toà nhà Đài Bắc 101 tầng, chợ đêm Nhiêu Hà, chùa Long Sơn, v.v. để thăm quan các địa danh và luyện công, giảng chân tướng về Pháp Luân Đại Pháp, ký tên thỉnh nguyện, v.v. Vì vậy, trước khi đi đến các điểm danh lam thắng cảnh, ban tổ chức đã sắp xếp cho các học viên luyện tập, học hỏi và trao đổi cách thức khi giảng chân tướng.

Anh Quách Gia Minh bày tỏ, có rất nhiều học viên trẻ phản ánh lại họ rất ít có cơ hôi đến thăm các địa danh. Lần đầu tiên giảng chân tướng trực diện, có nhiều học viên được sắp xếp luyện công, khi nhìn thấy nhiều người đi đến thì đều rất háo hức mong chờ được phát tài liệu hoặc xin chữ ký thỉnh nguyện. Lần đầu tiên giảng chân tướng trực diện ấy, sự nhiệt huyết cùng sự cảm động sâu sắc vẫn mãi lưu giữ trong tâm trí chúng tôi.

59fadeef51274d5d7eb068f9b1eb937c.jpg

Các học viên cẩn thận đọc kỹ tài liệu chân tướng trước khi đi giảng chân tướng

2020-2-11-taiwan-youth-camp_04--ss.jpg

Các học viên tập luyện trước khi đi giảng chân tướng

2020-2-11-taiwan-youth-camp_05--ss.jpg

80e69148f0b86eab335f60c92053ff88.jpg

3d348495b7382c856dc31f969cce46a0.jpg

a8c5281f9f0eebf5e4a40d0663e7855c.jpg

Các học viên luyện công, hồng Pháp tại các địa danh

Anh Lý Ngạn Lâm được giao cho việc giảng chân tướng và thu thập chữ ký tại Tây Môn Đinh. Anh bày tỏ, trong quá trình xin chữ ký anh không có tâm phân biệt, nhìn thấy ai thì sẽ giảng chân tướng cho người đó, cho dù bị từ chối rất nhiều lần nhưng trong tâm vẫn bình hoà. Anh cùng một người Hồng Kông bàn về sự kiện “chống lại Trung Cộng”. Khi giảng chân tướng về Pháp Luân Công cho đối phương, họ đã bày tỏ sự thấu hiểu và nói ở Hồng Kông họ cũng đã từng nghe qua rất nhiều. Do đó, anh rất cảm phục sự nỗ lực của các đồng tu tại Hồng Kông.

Anh Lý còn gặp gỡ một tín đồ Cơ đốc giáo, lúc đầu khi đối phương nghe về Pháp Luân Công liền nói mình là tín đồ Cơ Đốc giáo và không thể ủng hộ một tôn giáo khác. Tuy nhiên, anh Lý vẫn không bỏ cuộc và tiếp tục đề cập với đối phương rằng Trung Cộng không chỉ bức hại Pháp Luân Công mà còn ngấm ngầm bức hại rất nhiều tôn giáo khác.

Anh bổ sung thêm: Trung Cộng đối với Pháp Luân Công, Cơ đốc giáo, Phật giáo, Đạo giáo, v.v.. Và tất cả các tín ngưỡng khác đều giương ra móng vuốt ma quỷ, chỉ cần không tuân theo mệnh lệnh của chúng thì chúng sẽ đàn áp đến cùng. Kết thúc cuộc trò chuyện, vị tín đồ Cơ đốc giáo bày tỏ anh đã có nhiều hiểu biết hơn về Pháp Luân Công.

2020-2-11-taiwan-youth-camp_09--ss.jpg

98fa92bc6428c0737ed50012348ae1d3.jpg

fe91ce05226c4e03d9fd66c5432b7d0c.jpg

Giảng chân tướng và xin chữ ký trực diện

Anh Hứa Thần Phùng chia sẻ, ngày trước anh luôn tìm những người có hiểu biết để xin chữ ký thỉnh nguyện phản bức hại Pháp Luân Công; đây là điều đầu tiên anh cần phải xả bỏ. Trong quá trình đó, anh đã phát hiện bản thân có tâm cao ngạo, nghĩ rằng mình có thể làm được tốt hơn các đồng tu trong nhóm. Trên thực tế, anh nhận ra khi đối diện với đám đông anh lại có tâm sợ hãi. Sau đó, anh đã tập trung hoàn toàn vào việc thanh lý sự tự tư của bản thân và tâm sợ hãi cũng đã ít xuất hiện hơn.

Mặc dù, anh không thể giảng chân tướng cho từng người nhưng vẫn có người sẵn lòng chủ động nói chuyện cùng anh, một trong số họ đã để lại ấn tượng sâu sắc cho anh. Sau khi giảng chân tướng xong, anh tình cờ bắt gặp một người rồi hỏi họ: “Bạn còn ở đây để đợi điều gì vậy?”, đối phương hồi đáp: “Tôi cũng không biết nữa”. Điều này đã khiến anh Hứa cảm thấy xúc động: “Dường như là họ đang đợi mình giảng chân tướng”. Anh sâu sắc ngộ ra rằng, khi bước ra đám đông để giảng chân tướng thì sẽ gặp được những sinh mệnh hữu duyên.

64a6e1c589fd7425ce4355a712a1232a.jpg

Các học viên chụp ảnh tập thể tại Tây Môn Đình

Cô Tựu Đậu Khổng chia sẻ khi cô đến chùa Long Sơn giảng chân tướng cũng là lần đầu tiên cô giảng chân tướng trực diện. Quá trình ấy diễn ra vô cùng thuận lợi, trong đó có một việc đã để lại cho cô ấn tượng sâu sắc: Sau khi cô giảng chân tướng cho đối phương xong, họ liền muốn rời đi. Lúc đó, cô không nghĩ đến việc tặng cho đối phương tài liệu chân tướng. Khi đồng tu nhắc nhớ, cô Tựu mới vội vàng chạy theo tặng cho họ tài liệu. Mặc dù, đối phương đã đi một đoạn rồi nhưng cô không ngờ vẫn có thể đuổi theo được và đưa tài liệu tận tay cho người ấy. Cô Tựu vô cùng cảm động trước sự việc này và cảm nhận dường như đối phương vẫn đang đợi cô ấy.

2020-2-11-taiwan-youth-camp_13--ss.jpg

Khóa học Pháp Luân Đại Pháp năm 2020 được tổ chức thành công tốt đẹp


Bản tiếng Hán:https://www.minghui.org/mh/articles/2020/2/12/401103.html

Bản tiếng Anh: https://en.minghui.org/html/articles/2020/2/26/183409.html

Đăng ngày 26-04-2020; Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.

Share