Bài viết của một học viên Pháp Luân Đại Pháp ở Trung Quốc

[MINH HUỆ 26-01-2020] Nhờ sự nỗ lực không ngừng nghỉ của các học viên Pháp Luân Đại Pháp, ngày càng có nhiều người ở Trung Quốc minh bạch chân tướng Đại Pháp và hiểu rằng Pháp Luân Đại Pháp là tốt.

Dưới đây, tôi xin chia sẻ ba câu chuyện về người dân nhận thức được vẻ đẹp của Đại Pháp và đã thoái xuất khỏi Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) và các tổ chức liên đới của nó.

Không gì có thể ngăn được Pháp Luân Đại Pháp hồng truyền

Một lần, tôi giảng chân tướng về Pháp Luân Công cho một tài xế taxi, là người quê ở tỉnh Hồ Nam. Người tài xế đã nói với tôi: “Ở quê tôi cũng có nhiều người luyện Pháp Luân Công. Khi đến Hồng Kông, tôi đã được chứng kiến nhiều người dân tu luyện Pháp Luân Công một cách công khai. Ở Hồng Kông, tu luyện Pháp Luân Công là tự do và hợp pháp.”

“Đúng vậy”, tôi nói. “Pháp Luân Công đã được hồng truyền ở hơn 100 quốc gia và vùng lãnh thổ. Chỉ có Trung Quốc mới cấm luyện Pháp Luân Công.”

“Bất kể Pháp Luân Công bị bức hại như thế nào, người ta cũng không thể ngăn nổi sự hồng truyền của pháp môn này”, anh bình luận.

Tôi tiếp tục nói: “Mặc dù có nguy cơ bị bức hại, nhưng các học viên Pháp Luân Công vẫn luôn cố gắng nói cho mọi người biết giá trị phổ quát Chân-Thiện-Nhẫn. Nếu như ai cũng có thể tuân theo những giá trị này, có lẽ xã hội chúng ta sẽ không tồn tại nhiều hàng giả như vậy.”

Người tài xế gật đầu đồng ý. Anh ấy cũng đồng ý thoái xuất khỏi ĐCSTQ và các tổ chức liên đới của nó.

“ĐCSTQ quá xấu xa, chúng ta nhất định phải thoái xuất khỏi nó”

Một vài lần, khi tôi đang giảng chân tướng về Pháp Luân Công, nhiều người qua đường đã lắng nghe và đã chủ động thoái xuất khỏi ĐCSTQ.

Một hôm, khi tôi đang giảng chân tướng về Pháp Luân Công cho một người bán chuối và giải đáp các thắc mắc của ông ấy, một phụ nữ dân tộc Hồi đi ngang qua và hỏi tôi có giúp mọi người thoái xuất khỏi ĐCSTQ không.

Khi tôi trả lời là có, cô liền nói: “Tôi muốn thoái. Cái Đảng này quá xấu xa rồi, chúng ta nhất định phải thoái xuất khỏi nó.”

Sau khi người phụ nữ rời đi, tôi tiếp tục nói chuyện với người bán chuối, và anh cũng đã quyết định thoái xuất khỏi ĐCSTQ. Sau đó, người phụ nữ kia quay lại cùng với một người họ hàng của cô ấy và nhờ tôi giúp anh ấy làm tam thoái.

Một lần, khi tôi đang giảng chân tướng cho một cô gái trẻ bán đậu phộng và hạt hướng dương ở chợ về việc thoái xuất khỏi ĐCSTQ, thì có một người phụ nữ đến mua đậu phộng của cô ấy. Mặc dù người bán hàng không tỏ thái độ gì, tôi vẫn không cảm thấy lo lắng và tiếp tục giảng. Người phụ nữ mua hàng nghe thấy tôi giảng chân tướng liền nói: “Tôi đã đọc tài liệu của các chị. Trên đó nói rằng chúng ta nên niệm câu gì đó. Chị có thể nói lại cho tôi được không?”

Tôi nói: “Hãy thành tâm niệm ‘Pháp Luân Đại Pháp hảo, Chân-Thiện-Nhẫn hảo’, mọi việc đều sẽ được như ý.”

Nghe tôi nói xong, người phụ nữ đã cùng tôi niệm nhiều lần. Sau đó, khi tôi hỏi người bán hàng có muốn làm tam thoái không, cô ấy đã đồng ý.

Thầy dạy thư pháp nói với tôi về Pháp Luân Đại Pháp

Trong quá trình giảng chân tướng về Pháp Luân Công, tôi đã được nghe nhiều câu chuyện cảm động. Trong đó, câu chuyện của một thầy giáo già đã để lại nhiều ấn tượng đặc biệt cho tôi.

Một lần, tôi lên xe buýt và đứng gần một người đàn ông lớn tuổi đang ngồi ở ghế bên cạnh. Thấy ông đang đọc một cuốn sách về thư pháp, tôi liền bắt chuyện với ông: “Thư pháp là một di sản quý mà tổ tiên đã để lại cho chúng ta.”

Ông đồng ý và hỏi tôi: “Chị cũng biết về thư pháp ư?”

Tôi nói với ông rằng lúc còn nhỏ tôi rất thích thư pháp, nhưng về sau trường học không dạy nữa nên tôi cũng từ bỏ. Tôi nói, tôi vẫn yêu thích thư pháp và sẽ cố gắng viết vài chữ trong thời gian rảnh rỗi.

Người đàn ông nói rằng ông là một thành viên của hiệp hội thư pháp tỉnh, và là giáo sư thỉnh giảng của nhiều trường đại học ở thành phố. Ông đang trên đường đến một trường đại học để giảng bài và còn mời tôi đến dự lớp học của ông.

Chúng tôi đã có một cuộc nói chuyện thú vị, và còn hàn huyên về việc các giá trị truyền thống của Trung Hoa đã bị bỏ rơi như thế nào. Tuy nhiên, tôi để ý thấy ông rất thận trọng trong lời nói của mình. Ông nói với tôi: “Có một số thứ không tiện nói trên xe buýt. Chị xuống xe ở chỗ nào? Đợi lát nữa chúng ta xuống xe hãy nói.”

Sau khi xuống xe buýt, ông đã kể cho tôi cặn kẽ về cuộc đời của ông. Ông vốn là một sinh viên tài năng của trường Đại học Thanh Hoa, nhưng bởi vì có quan điểm cá nhân về chính sách của Mao Trạch Đông thời ấy, nên ông đã bị chuyển đến vùng biên giới ở Tân Cương. Ông đã làm việc vất vả cả đời ở đó. Ông kể với tôi rằng ông thậm chí đã nhặt được một đứa trẻ mồ côi bị bỏ rơi trên đường trong một ngày tuyết lạnh và đã nuôi nấng đứa bé. Ông là một người rất lương thiện.

Sau đó, chúng tôi nói chuyện về Pháp Luân Công. Ông nói về Đại Pháp rất kỹ lưỡng cho tôi, có lẽ còn cặn kẽ hơn một học viên Pháp Luân Công có thể làm.

“Trước năm 1999, tất cả các phương tiện truyền thông đều nói rằng Pháp Luân Công là tốt. Làm thế nào nó có thể trở nên xấu chỉ vì sau đó họ nói rằng nó là xấu? ĐCSTQ lúc nào cũng nói dối. Tôi không bao giờ tin nó”, ông nói với tôi.

“Chị có biết tại sau tôi vẫn khỏe mạnh như thế này mặc dù tôi đã ngoài 70 tuổi không?”, ông hỏi tôi.

“Tại sao?”, tôi hỏi.

“Là vì mỗi sáng sớm khi thức dậy, việc đầu tiên tôi làm là niệm ‘Pháp Luân Đại Pháp hảo, Chân-Thiện-Nhẫn hảo.’ Niệm xong vài lần, tôi mới bắt đầu các sinh hoạt thường ngày khác. Hơn nữa, khi làm bánh sủi cảo trong các ngày lễ tết hàng năm, đầu tiên tôi đều dâng bánh lên Sư phụ Lý trước, sau đó mới cúng tổ tiên”, ông nói.

Tôi rất xúc động khi nghe ông chia sẻ điều này. Trước khi chúng tôi chia tay, tôi đã giúp ông thoái xuất khỏi ĐCSTQ.


Bản tiếng Hán: https://www.minghui.org/mh/articles/2020/1/26/400212.html

Bản tiếng Anh: https://en.minghui.org/html/articles/2020/2/15/183250.html

Đăng ngày 12-04-2020; Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.

Share