Bài viết của Minh Hiền

[MINH HUỆ 23-03-2020] Lật lại lịch sử nhân loại, chúng ta sẽ phát hiện trong sử sách có rất nhiều ghi chép về ôn dịch và nạn côn trùng, đồng thời cũng có ghi chép về những câu chuyện cảm ứng với trời đất. Những sự tích chân thật này đã minh chứng đầy đủ cho việc trọng đức hành thiện có thể đắc được sự chiếu cố và bảo hộ của thượng thiên, ngay cả khi đối diện với nguy nạn thì đều có thể chuyển nguy thành an.

Người ta thường nói “lấy lịch sử làm tấm gương”. Bây giờ hãy để chúng ta nhìn lại một số ví dụ về các bậc minh quân được ghi chép trong sử sách xem thử họ đã đối đãi với tai họa Trời giáng như thế nào. Sau đó hãy nhìn lại một số ví dụ về việc cầu nguyện Thần Phật và ban bố chiếu thư tự trách tội không còn linh nghiệm.

Tự xem xét bản thân mình một cách chân thành thì có thể cảm ứng với trời đất

Trong “Trinh Quán Chính Yếu” có ghi chép câu chuyện chân thật về Đường Thái Tông quay đầu nhìn lại sai sót của bản thân, từ đó đã trừ dứt được nạn côn trùng như sau.

Vào tháng 4 năm Trinh Quán thứ 2, kinh thành gặp phải hạn hán lớn và côn trùng hoành hành, châu chấu bay rợp trời, nông sản chịu thiệt hại thảm trọng. Đường Thái Tông tâm tình vô cùng nặng nề, lúc nhìn thấy châu chấu bay ở khắp nơi, ông đã vơ tay bắt lấy vài con châu chấu thật to và nói với chúng: “Bách tính xem lương thực như mạng sống của họ, các ngươi ăn hết sạch lương thực thì sẽ gây ra biết bao nhiêu tổn thất cho bách tính thiên hạ!”

“Nếu như chúng sinh thiên hạ có làm sai điều gì thì tội lỗi đó một mình trẫm nhận lấy. Nếu như châu chấu các ngươi thật sự có linh tính thì các ngươi đừng ngại đến ăn tim của ta, không cần các ngươi phải làm hại đến bách tính!”

Vừa dứt lời, Thái Tông định nuốt mấy con châu chấu vào trong bụng để cho châu chấu đến ăn tim của mình. Lúc đó, tả hữu Đại thần vội vã ngăn cản vì cho rằng Thái Tông làm vậy sẽ dẫn đến mắc bệnh. Thái Tông nói: “Ta hy vọng tai họa trong thiên hạ chuyển sang thân thể ta, vậy ta còn sợ bệnh tật gì nữa?” Nói xong, Thái Tông đã nuốt ngay mấy con châu chấu vào bụng. Thái Tông nhân từ đối đãi với bách tính, tự mình thành tâm gánh nhận tội lỗi đã làm cảm động thượng thiên. Không lâu sau đó, đoàn quân châu chấu rợp trời dậy đất đã biến mất và nạn côn trùng cũng không còn nữa.

Về sau, Đường Thái Tông đã nói với các quan Đại thần: “Tấm lòng nhân nghĩa và thiện lượng nhất định cần phải có tâm ý chân thật, mọi lúc khắc ghi trong tâm, không được phóng túng yêu cầu đối với bản thân. Cũng giống như việc ăn cơm vậy, chỉ có không ngừng cung cấp đồ ăn dinh dưỡng mỗi ngày thì mới có thể duy trì cuộc sống bình thường.”

Vào triều Thanh, lúc Khang Hy Đại Đế tại vị có một năm Bắc Kinh xảy ra trận động đất. Khang Hy nói với các Đại thần: “Trẫm tự mình khiếm khuyết đức hạnh, có thiếu sót về mặt chính sự nên ông Trời giáng xuống động đất để cảnh báo. Trong lòng trẫm vô cùng bất an, nôn nóng tìm ra nguyên nhân dẫn đến tai họa này. Phải chăng là quan viên bòn rút tiền tài của bách tính để khoe khoang bản thân? Hay là các quan Đại thần kết bè kết phái vì tư lợi cho riêng mình? Hay là quan viên thống lĩnh binh mã mặc sức cướp bóc tàn bạo không kiêng nể gì? Hay là việc miễn trừ tô thuế và lao dịch chưa được thực hiện? Trẫm tự hỏi quan chấp pháp xử lý tố tụng có oan khuất gì cho bách tính không? Hay là Vương công Đại thần không thể quản lý thuộc hạ để cho họ ăn hiếp bách tính? Chỉ cần một trong các việc này phát sinh thì đã đủ để dẫn đến tai họa rồi. Coi trọng luật pháp căn bản của triều đình thì phải liêm khiết từ những chuyện nhỏ, chính trị thái bình thì mới không có oan khuất, như vậy mới có hy vọng cảm động đến thượng thiên mà tiêu trừ được tai họa. Cho nên, trẫm đã viết chiếu thư thổ lộ những trăn trở trong lòng mình, mong rằng các khanh cố gắng cùng với trẫm.”

Hai ví dụ nêu trên cho thấy Đường Thái Tông và Khang Hy Đại Đế khi đối diện với đại nạn, họ đều có thể tự xem xét lại bản thân mình, tu thân dưỡng đức, xem bách tính thiên hạ là nền tảng để kiến lập thời đại thái bình thịnh thế.

Vì sao cầu nguyện Thần Phật và chiếu thư tự trách tội không còn linh nghiệm?

Vào những năm cuối triều Minh, động đất, nạn đói và chiến loạn xảy ra liên miên. Ở kinh thành còn bắt đầu xuất hiện nạn ôn dịch.

Thời đó, ở kinh thành có một vị Đạo nhân nổi danh. Hoàng đế Sùng Trinh vội vã ra lệnh cho mời Đạo nhân lập đàn cầu nguyện. Tuy là Đạo nhân đã đốt bùa niệm chú suốt mấy ngày liền nhưng tình trạng dịch bệnh không hề có chút thuyên giảm.

Trước đây, Hoàng đế Sùng Trinh đã tự mình hai lần viết chiếu thư tự trách tội. Lần này, đối diện với tai họa xảy ra liên miên nên Sùng Trinh đã hạ bút viết chiếu thư tự trách tội lần thứ ba như sau: “Tai họa Trời giáng xảy ra không ngừng, hạn hán và côn trùng thường xuyên xuất hiện, tham quan ô lại bòn rút tiền của, áp đặt thuế quan không màng đến cuộc sống khốn khổ của người dân.” Lúc Sùng Trinh nhắc đến “tội” của bản thân mình, ông ấy chỉ viết mỗi một câu rỗng tuếch: “Là do trẫm không có đức hạnh.”

Sau khi ban bố “tội kỷ chiếu” (chiếu thư tự trách tội) thì nhà vua cần phải có hành động thực tế. Nội dung cụ thể mà Sùng Trinh thực hiện là: Miễn trừ thu thuế trong 5 năm tới ở các khu vực thuộc tỉnh Hà Nam. Nhưng kỳ thực, những khu vực này sớm đã nằm trong tầm kiểm soát của băng nhóm Lý Tự Thành, cho nên về căn bản là không thể thu tiền thuế. Miễn thu thuế 2 năm cho các tỉnh như Bắc Kinh, Thiên Tân, hầu hết các khu vực ở Hà Bắc và Hà Nam và một phần tỉnh Sơn Đông.

Thời đó, quốc khố trống rỗng, đã khó càng thêm khó. Lúc này ở Đồng Thành có một vị tướng quân tiến cử đề xuất cho in tiền giấy và phát hành trái phiếu quốc gia để thu hồi lại ngân quỹ. Tuy nhiên, khi các thương nhân trong thành nghe nói triều đình sẽ dùng tiền giấy đổi lấy ngân lượng thì họ đều lần lượt ngừng việc buôn bán tìm đường tháo chạy. Có những quan Đại thần can gián đứng ra khuyên nhủ Sùng Trinh là cách làm này không thích đáng nhưng ông ta vẫn không chịu nghe theo, cứ cố chấp mà làm. Ông ta còn yêu cầu sử dụng luật pháp hà khắc để tiến hành làm. Kết quả cuối cùng là chẳng có một tờ tiền giấy nào được phát hành ra ngoài.

Đối diện tai họa hết lần này đến lần khác, Sùng Trinh vẫn không biết tìm xem vấn đề của bản thân mình, ông ta chỉ biết đổ thừa cho người khác có vấn đề. Vào triều Minh đã xảy ra 4 vụ thảm sát quan Đại thần phò tá vua, trong số đó có 2 vụ xảy ra vào thời kỳ Sùng Trinh tại vị, hơn nữa hai vị quan Đại thần này đều là Tể tướng, tính tổng cộng lúc đó có khoảng hơn 20 vị quan đã bị sát hại.

Sùng Trinh vừa cầu nguyện ông Trời vừa ăn hiếp bách tính, vừa hạ chiếu thư tự trách tội vừa không ngừng đổ thừa những sai lầm của mình cho các quan Đại thần. Cách làm này của ông ta sao có thể nói là thành tâm sám hối và sửa chữa sai lầm đây? Cho nên tự nhiên nó cũng không được ông Trời nhìn nhận.

Làm nhiều việc bất nghĩa ắt sẽ tự hủy hại chính mình

Trong diễn biến virus Trung Cộng (viêm phổi Vũ Hán) đang lây lan lần này, Trung Cộng vội vã cho xây dựng hai bệnh viện kiểu như “Bệnh viện Tiểu Thang Sơn” (bệnh viện được xây dựng để đối phó với dịch SARS), và đặt tên cho chúng lần lượt là “Lôi Thần Sơn” và “Hỏa Thần Sơn”. Ý tứ của tên gọi này là để Thần Lửa và Thần Sấm đến tiêu diệt ôn dịch. Trong con mắt của những người tin vào Thần Phật, cách đặt tên này giống như nói ra ngụ ý trong tâm của người đặt tên mang theo ngưỡng vọng về Thần linh. Tuy nhiên đối với một kẻ cố chấp vào vô Thần luận, phủ định sự tồn tại của Thần linh và xem bản thân mình là Thượng Đế như Trung Cộng mà nói, thì đó chỉ là một ví dụ để nó ca tụng bản thân nó vĩ đại như thế nào, chỉ là một cách ẩn dụ sau khi đã thay thế nội hàm của văn hóa truyền thống.

Kể từ năm 1999 đến nay, Trung Cộng đã bức hại tàn khốc Pháp Luân Công tín ngưỡng vào “Chân-Thiện-Nhẫn”. Nó triệt để hủy đi hệ thống đạo đức xã hội khiến cho đạo đức nhân loại mỗi ngày trượt dốc nghìn dặm, việc ác làm đến cùng tận. Người xưa nói làm nhiều việc bất nghĩa ắt sẽ tự hủy bản thân mình, con người làm nhiều việc xấu rồi thì ông Trời sẽ giáng xuống tai họa, ôn dịch, nạn côn trùng. Hết thảy những việc này đều không phải là ngẫu nhiên.

Diện mạo chân thật của Trung Cộng là một tổ chức tà giáo Mác-Lê phá hoại chùa chiền và đập nát tượng Phật, là một đoàn thể tội ác bức hại Pháp Luân Công và gây họa cho hơn trăm triệu người dân Trung Quốc lương thiện mong muốn có được cuộc sống khỏe mạnh.

Không cần nói nhưng có thể nhận được lời đáp, không cần mời gọi nhưng tự nhiên sẽ đến, chỉ cần con người có thể thành tâm cảm nhận sự tồn tại của Thần Phật, tuân theo tiêu chuẩn đạo đức Thần Phật đặt ra cho con người thì sẽ được ông Trời bảo hộ dù ở bất cứ nơi đâu. Mong rằng đôi ba lời này có thể khiến cho con người thế gian hiểu ra. Hôm nay, Pháp Luân Đại Pháp hồng truyền trên thế gian đã khiến cho con người quay trở về với thiên lý, đạo đức và thiện niệm. Càng ngày càng có nhiều người tu luyện Đại Pháp, truyền đi chân lý, nói ra chân tướng sự thật cho thế nhân. Trong trận ôn dịch virus Trung Cộng (viêm phổi Vũ Hán) lần này, các học viên nói với mọi người thành tâm niệm “Pháp Luân Đại Pháp hảo, Chân-Thiện-Nhẫn hảo” và khuyên thoái xuất khỏi các tổ chức Đảng, Đoàn, Đội của Trung Cộng thì sẽ có con đường sống và tương lai tốt đẹp. Con người nhất định phải biết trân quý mối thiện duyên và lời phúc âm này.


Bản tiếng Hán: https://big5.minghui.org/mh/articles/2020/3/23/402824.html

Đăng ngày 03-04-2020; Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.

Share