Bài viết của Thời Hân

[MINH HUỆ 14-03-2020] Ngày10 tháng 3 được các trang truyền thông của Trung Cộng tôn vinh là một ngày mang ý nghĩa lịch sử sâu sắc, ngày mà vị lãnh đạo tối cao của Trung Cộng Tập Cận Bình lần đầu tiên đến Vũ Hán quay truyền hình. Đúng vào ngày sau khi bệnh viện dã chiến đóng cửa, ông Tập đã có chuyến thăm đầu tiên tới vùng dịch Vũ Hán sau nửa tháng cách ly. Vào ngày hôm đó, bộ máy tuyên truyền của Trung Cộng tuyên bố rằng, Trung Quốc ghi nhận thêm 19 ca nhiễm mới, trong đó có 17 ca tại Vũ Hán và 2 ca từ nước ngoài, ngoài ra toàn Trung Quốc không còn ca nhiễm mới nào khác, dịch bệnh ở Trung Quốc đã được kiểm soát.

Ngày hôm đó, thị trường chứng khoán toàn cầu sụt giảm mạnh mẽ, mức độ nghiêm trọng của nó có thể sánh với khủng hoảng kinh tế năm 2008. Tuy nhiên, giá đóng cửa của thị trường chứng khoán Trung Quốc lại tăng vọt, có thể thấy rằng vẫn có nhiều người coi Trung Cộng thành Trung Quốc, vẫn ôm chặt cái huyễn tưởng của Trung Cộng.

Đối diện với dịch bệnh, nội bộ Trung Cộng đã chế định chiến lược hướng tâm dịch viêm phổi Vũ Hán kéo sang nước ngoài, nhằm mục đích: (1) chuyển dịch sự chú ý của người dân Trung Quốc; (2) mượn gió đẩy thuyền, thổi phồng bản thân, chế độ cai trị và năng lực dập dịch của chính phủ.

Tuy nhiên Trung Cộng không phải Trung Quốc, và người dân Trung Quốc cũng không phải người của Trung Cộng. Cùng ngày hôm đó, nhật ký của một nhà văn người Hồ Bắc được đăng lên với tiêu đề “Nhớ kỹ, không có thắng lợi, chỉ có kết thúc”. Trong bài nhật ký, có một câu nói đã được lưu truyền rộng rãi trong khoảng thời gian dịch bệnh: “Một hạt bụi của thời đại, rơi trên đầu của một người, chính là một tòa núi”. Còn có người bình luận thêm, không chỉ là một tòa núi, mà còn là một nấm mồ.

Tại Trung Quốc, mỗi ngày đều có những câu chuyện khiến người ta không dám đọc đến cùng. Khách sạn ở Tuyền Châu Phúc Kiến bị sập, mọi người không khỏi xót xa khi chứng kiến di thể của chị gái bốn tuổi và em trai hai tuổi đang ôm chặt lấy nhau. Hay như câu chuyện bà Từ 90 tuổi kiên trì đợi tại bệnh viện 4 ngày 4 đêm mới có được giường bệnh cho người con trai 64 tuổi, bà viết thư nói rằng con phải cố gắng chịu đựng, nhưng bác sỹ không dám nói với bà rằng, người con trai của bà ngày thứ hai nhập viện đã không qua khỏi, bức thư của bà cũng vĩnh viễn không thể nào gửi được.

Ngày 10 tháng 3 quả thực là một ngày đặc biệt. Nhưng không phải là vì “thành tựu chống dịch“ của Trung Cộng, mà là ngày mà Trung Cộng lại một lần nữa dắt mũi thành công rất nhiều người, là ngày mà cuộc biểu tình im lặng của cộng đồng với nhà quản trị mạng lên thành cao trào.

Tạp chí People đăng một bài viết cho biết vào ngày 31 tháng 12 năm ngoái, chủ nhiệm khoa chẩn đoán Bệnh viện Trung tâm Vũ Hán, bà Ngải Phân, nhận được một bản báo cáo xét nghiệm virus viêm phổi lạ. Bà chụp lại báo cáo, khoanh tròn dòng chữ “virus SARS – CoV”, gửi cho sinh viên tại bệnh viện y. Bản báo cáo sau đó được truyền đến các bác sĩ bệnh viện Vũ Hán. Tuy nhiên, bà lại phải chịu “sự chỉ trích vô cùng nghiêm trọng, trước nay chưa từng có”. Lãnh đạo bệnh viện gọi bà là người có học thức đang tạo tin đồn.

Chứng kiến từng người đồng nghiệp của mình lần lượt ngã xuống, những người dân Vũ Hán chết thảm thương vì không thể vào viện, bà Ngải Phân nói trong niềm phẫn uất: “Sớm biết có ngày hôm nay, không quan tâm có bị trách móc hay không, tôi cũng phải đi thông báo khắp nơi!”

Bài báo vào sáng sớm được truyền rộng trên Wechat, nhưng không đến buổi trưa liền bị nhà quản trị mạng gỡ xuống, sau đó cộng đồng mạng đã dùng mọi loại phương thức thay đổi ra sức chia sẻ bài viết này, có người thay đổi tiêu đề, có người thay đổi đường dẫn, xoá rồi lại đăng, mãi đến hôm sau, bỗng xuất hiện hàng loạt các bản dịch bằng tiếng Anh, tiếng Nhật, chữ nổi, ký tự mật mã… tiếp tục nỗ lực chia sẻ bài viết. Việc chia sẻ những bản dịch khác nhau đã vượt qua cả mục đích ban đầu của bài gốc, đây chính là cuộc biểu tình thầm lặng đối với sự kiểm soát và che giấu tin tức của Trung Cộng.

Giữa ranh giới sinh tử, cuộc giao chiến giữa thiện và ác quả thật rung động lòng người.

Có những người tức giận còn dám nói lên tiếng nói của mình. Một tài khoản có tên “Guan Jun” đã viết trên Wechat: “Xoá bỏ kiểm soát ngôn luận, ngăn ngừa quốc nạn tiếp diễn.”

Ngay sau đó, một bài viết có tên “404 Da Sha” xuất hiện. Mọi người đều biết 404 có ý nghĩa gì ở Trung Quốc – đã thông qua được vòng kiểm soát bài đăng “ôn hòa” hay “có hại” nghiêm ngặt. Trong bài viết mô tả, những người làm việc trong 404 Dasha đều không có mặt, muốn vào làm việc ở đây đều phải giao nộp mặt của mình. Thông qua kiểm tra của họ, những chữ được in ra trên tờ báo càng ngày càng ít… Và hiển nhiên, những bài viết đăng lên cũng nhanh chóng bị lỗi 404.

Câu chuyện bi thảm cùng sự bất bình mạnh mẽ của dân chúng, lại bị cái thành tựu bệnh viện dã chiến không còn bệnh nhân làm lu mờ. Một người dân Vũ Hán du lịch tại Singapore cho biết, người thân bạn bè của cô ở Vũ Hán không đến 100 người, nhưng có 7 người nhiễm bệnh, 1 người chết, tiêu đề của bài viết là “Các bạn chịu trách nhiệm giành thắng lợi, chúng tôi chịu trách nhiệm cuộc sống.”

Chỉ trong một ngày ngắn ngủi, lại có thể phát sinh nhiều chuyện đến vậy, bài hát ca ngợi Trung Cộng và sự bi thương của người dân quả đúng là nghịch nhau như nước với lửa. Có cư dân mạng bình luận, Trung Cộng vĩnh viễn hát bài ca ngợi bản thân, vô lại vô vùng, không biết xấu hổ.

Bài hát tán dương Trung Cộng trước giờ không bao giờ là sự thật. Khi nó tuyên truyền về nhân quyền, thì có biết bao nhiêu học viên Pháp Luân Công làm theo “Chân-Thiện-Nhẫn” đang ở trong tù chịu nhận khổ hình, những người luật sư chính nghĩa bị bắt, dân chúng khiếu nại thì bị ngăn chặn và giam giữ.

Khi nó tuyên truyền luật pháp chí thượng, thẩm phán lại đứng trước phiên toà mà nói: “Đừng nói với tôi về luật pháp, chúng ta nói về chính trị!” Thậm chí, có học viên Pháp Luân Đại Pháp trong hội trường hét thêm một câu “Pháp Luân Đại Pháp hảo” liền bị giam giữ thêm một năm.

Khi nó tuyên truyền xã hội hài hòa, cảnh sát không có giấy phép tự ý khám nhà, quản lý thành phố đập phá các gánh hàng rong, cưỡng chế gây ra các vụ tanh máu, ví dụ thế này nhiều không kể xiết.

Tuyên truyền của Trung Cộng tại sao luôn khác một trời một vực với hiện thực, chính là vì nó không muốn cho người dân biết được sự thật, nhưng sự thật luôn ở bên cạnh họ. Trong dịch bệnh Vũ Hán xảy ra nhiều vụ nhảy lầu, nhưng bài báo đầu trang “Nhân dân Nhật báo” lại viết rằng: “Sống những ngày tháng còn hơn cả mật ngọt.” Người dân không kiềm được lòng mình mà hét lên: “Giả dối, giả dối, tất cả đều là giả dối!”


Bản tiếng Hán: https://www.minghui.org/mh/articles/2020/3/14/武汉疫情“即将胜利”的背后-402310.html

Đăng ngày 20-03-2020; Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.

Share