Chúng ta rút ra được bài học gì?
Bài viết của Trịnh Nham
[MINH HUỆ 27-03-2020] Mở đầu năm 2020, Trung Quốc bùng phát virus Trung Cộng (virus corona chủng mới) đã gây ra viêm phổi Vũ Hán. Bắt đầu với việc che đậy tình huống rò rỉ virus ở Phòng thí nghiệm P4 và tình huống chân thật của dịch bệnh viêm phổi Vũ Hán, virus corona do Trung Cộng gieo rắc đã nhanh chóng lây lan ra khắp Vũ Hán, lây lan ra toàn Trung Quốc và hơn 170 quốc gia trên khắp thế giới. Trung Cộng quả là “mối hiểm họa ghê gớm”. Nó tự tâng bốc mình với vọng tưởng “giải phóng toàn nhân loại”, và dùng phương thức hữu hiệu lây lan dịch bệnh để đánh vào toàn thể nhân loại.
Hãy để chúng ta “cưỡi ngựa xem hoa” nhìn lại tình trạng dịch bệnh của các quốc gia trên thế giới như sau.
Anh
Theo báo cáo của kênh truyền thông nước Anh, Thái tử Charles 71 tuổi có kết quả xét nghiệm dương tính với virus corona chủng mới. Trước mắt ông đang tự cách ly trong gia viên Hoàng gia ở Scotland. Vợ của Thái tử là bà Camilla 72 tuổi cũng đã tiến hành làm xét nghiệm và cho kết quả âm tính. Theo lời bác sĩ riêng của Thái tử Charles cho biết ước tính Thái tử bị nhiễm virus sớm nhất vào ngày 13 tháng 3. Trước đó Thái tử đã gặp mẹ mình là Nữ hoàng Anh Elizabeth đệ nhị vào ngày 12 tháng 3. Nữ hoàng Anh sẽ tròn 94 tuổi vào tháng sau đã đến lâu đài Windsor vào tuần trước để đóng cửa cách ly vì lí do an toàn. Người phát ngôn của Cung điện Buckingham cho biết tình trạng sức khỏe của Nữ hoàng cho đến nay vẫn tốt.
Quan chức y tế của chính phủ Anh quốc phát biểu vào ngày 25 tháng 3 đã đặt hàng 3,5 triệu liều thuốc xét nghiệm kháng thể. Thuốc này có thể xác định trong vòng 15 phút xem người ta có bị nhiễm virus corona chủng mới hay không. Theo báo cáo cho biết loại thuốc xét nghiệm kháng thể này sẽ được bán ra trên trang Amazon và hệ thống nhà thuốc Boots. Hơn nữa, trước tiên nó sẽ được dùng để xét nghiệm cho các nhân viên y tế làm công tác khẩn cấp và những người làm công tác phục vụ cộng đồng để họ nhanh chóng hồi phục quay lại với công tác phục vụ.
Canada
Phủ Thủ tướng Canada phát biểu vào ngày 12 tháng 3, Thủ tướng Trudeau trước mắt tự mình cách ly tại nhà riêng để chờ kết quả xét nghiệm của vợ là bà Sophie.
Theo bài báo cáo của Cơ quan truyền thông quốc tế Canada, kể từ giữa đêm thứ Tư ngày 25 tháng 3, Canada đã chính thức thực thi pháp lệnh mới cưỡng chế cách ly 14 ngày đối với những người nhập cảnh. Những người không tuân thủ pháp lệnh sẽ bị xem là phạm tội.
Bài báo cáo cho biết pháp lệnh này của chính phủ Canada dựa trên “Luật cách ly” (The Quarantine Act) mà Canada đã công bố. Đối với bất kỳ người nào nhập cảnh vào Canada bằng đường bộ, đường biển và đường hàng không, dù cho có hay không có triệu chứng viêm phổi corona chủng mới đều phải tiến hành cách ly kiểm dịch 14 ngày. Người vi phạm có thể đối diện với mức tiền phạt cao nhất là 750.000 đô-la Canada, hoặc bị bỏ tù 6 tháng. Nếu như cố ý vi phạm mang đến nguy hiểm cho an toàn sức khỏe của người khác thì có thể đối diện với mức phạt 1 triệu đô-la Canada cho đến 3 năm tù giam.
Vì để bảo đảm nguồn hàng hóa để lưu thông phục vụ liên tục thì các nhân viên (như tài xế xe hàng) cần phải đi qua biên giới định kỳ, và nhân viên cung cấp những dịch vụ cơ bản sẽ được liệt vào phạm vi miễn trừ trong pháp lệnh mới. Chính phủ yêu cầu những “người được miễn trừ” phải bảo đảm làm được “không tiếp xúc với xã hội” và tự mình giám sát từ đầu đến cuối. Nếu như thân thể cảm thấy không khỏe thì phải lập tức liên hệ với bộ phận y tế công cộng ở địa phương.
Tây Ban Nha
Tây Ban Nha có tổng cộng 57.000 trường hợp chẩn đoán nhiễm bệnh. Phó Thủ tướng Tây Ban Nha Carmen Calvo 62 tuổi có kết quả xét nghiệm dương tính với virus. Mấy tháng trước, “Cung điện Mùa đông” ở thủ đô Madrid là một sân trượt tuyết và nơi vui chơi đầy ắp tiếng cười, nhưng hôm nay đã trở thành một nơi đầy ắp thi thể người chết.
Vatican
Đến hết ngày thứ Bảy 22 tháng 2, có ít nhất 50 linh mục Thiên chúa giáo bị lây nhiễm virus Trung Cộng (virus corona chủng mới) không thể chữa trị nên đã mất mạng. Theo báo cáo từ Tờ báo của Vatican, tỉnh Lombardia của nước Ý đã có 17 giáo sĩ Thiên chúa giáo qua đời, nó đã trở thành giáo xứ có thiệt hại nghiêm trọng nhất lúc đó.
Đức
Thứ Năm ngày 12 tháng 3, Thủ tướng Đức Merkel đã phát đi cảnh báo ước tính có 70% dân số nước Đức có nguy cơ bị lây nhiễm virus corona chủng mới (virus Trung Cộng).
Pháp
Thứ Năm ngày 12 tháng 3, Tổng thống Pháp Macron đã tuyên bố trên đài truyền hình ở Cung điện Elysee tại Paris rằng nước Pháp đang ở “giai đoạn đầu tiên” của bùng phát dịch bệnh truyền nhiễm, và đây là nguy cơ y tế công cộng nghiêm trọng nhất lịch sử nước Pháp trong một thế kỷ trở lại đây.
Bộ trưởng văn hóa Pháp Frank Riester đã được chẩn đoán nhiễm bệnh vào ngày 9 tháng 3. Ông là quan chức đầu tiên của chính phủ nước Pháp bị nhiễm virus Trung Cộng (virus cororna chủng mới). Văn phòng của Bộ trưởng Ngoại giao Bộ Chuyển đổi sinh thái và Hòa nhập của nước Pháp đã xác nhận vào ngày 14 tháng 3, Bộ trưởng Brune Poirson năm nay 38 tuổi có kết quả xét nghiệm dương tính với virus. Cô là quan chức thứ hai của chính phủ nước Pháp được chẩn đoán nhiễm virus Trung Cộng. Bộ trưởng Ngoại giao Bộ Chuyển đổi sinh thái và Hòa nhập của nước Pháp là Emmanuelle Wagon tự đăng trên phương tiện truyền thông xã hội là mình có kết quả xét nghiệm dương tính với virus corona chủng mới. Bà là quan chức thứ ba của chính phủ nước Pháp bị chẩn đoán nhiễm virus Trung Cộng. Ngoài ra, còn có nhiều nghị viên Quốc hội của nước Pháp đã bị chẩn đoán nhiễm loại virus này.
Ý
Tính đến 6 giờ tối ngày 26 tháng 3, nước Ý tổng cộng có 80.589 người được chẩn đoán nhiễm bệnh, trong đó có 8.215 người không may đã qua đời. Tỉ lệ nhiễm bệnh của Ý không chỉ vượt xa Đức, mà còn trầm trọng hơn so với Pháp và Tây Ban Nha vốn là những quốc gia có hệ thống y tế cao.
Người lãnh đạo Đảng dân chủ Nicola Zingaretti đã có phát biểu hời hợt về virus vào đầu tháng 2, vài tuần sau đó bản thân ông ta có kết quả xét nghiệm dương tính với virus. Lãnh tụ cánh hữu Đảng anh em Ý Giorgia Meloni phát biểu rằng chỉ cần chính phủ “biết nghiêm khắc nhận thức về phòng ngừa dịch bệnh, chứ không phải chỉ biết chú ý đến hình tượng truyền thông” thì chính đảng của bà sẽ hợp tác với chính phủ.
Đối diện với dịch bệnh đến một cách đột ngột, trong hơn một tuần công bố những cách xử lý phòng ngừa dịch bệnh, các quan chức và người dân nước Ý đã chỉ trích lẫn nhau với đợt càn quét của dịch bệnh lần đầu tiên. Giờ đây, nhân tâm khủng hoảng đã nhường chỗ cho việc cả nước đồng lòng và đoàn kết đồng tâm hiệp lực. Trong đó có một biểu hiện là các kênh truyền thông đã chuyển hướng đưa tin, những công kích và chỉ trích thời đầu đã không còn chiếm lĩnh các trang tiêu đề, thay vào đó là chọn lấy nhận thức chung – nước Ý đang đối diện với “thời khắc đen tối nhất”.
Tờ báo Il Sole 24 Ore đưa tin: “Trước mắt ít nhất là các chính khách đã gạt bỏ những toan tính nhỏ nhoi của bản thân. Nếu như ngay cả điều này cũng không làm được thì người dân Ý tuyệt đối sẽ không tha thứ cho họ.”
Có kênh truyền thông đưa tin rằng: “Từ núi Alps cho tới Lampedusa, chúng ta đang đối diện với cùng một kẻ địch; từ Bergamo đến Cremona, chúng tôi đồng cảm với nỗi thống khổ của các bạn. Từ trước đến nay, có lẽ ngoại trừ sự kiện World Cup ra thì chưa bao giờ nhìn thấy trên mạng internet có nhiều quốc kỳ của Ý như vậy…”
Hoa Kỳ
Vào ngày 25 tháng 3, hãng thông tấn cho biết vợ chồng hiệu trưởng trường Đại học Harvard đã được chẩn đoán nhiễm viêm phổi virus corona chủng mới. Tính đến hết buổi tối ngày 26 tháng 3, số người lây nhiễm trên toàn bộ nước Mỹ là 85.000 người.
Theo báo cáo trích dẫn tin tức từ hãng AP, dịch bệnh viêm phổi virus corona chủng mới ở Mỹ đang tăng mạnh. Hiệu trưởng trường Đại học Hardvard Lawrence S. Bacow phát biểu vào hôm nay cho biết ông và phu nhân đã làm xét nghiệm sau khi xuất hiện triệu chứng như ho và sốt trong vài ngày trước, kết quả cho thấy phản ứng dương tính với virus. Theo lời nói của ông Bacow thì không xác định được ông và vợ bị lây nhiễm như thế nào, nhưng gần đây họ đã tránh tiếp xúc với nhiều người hơn trước đây.
Vợ chồng hiệu trưởng trường Đại học Hardvard đã bắt đầu làm việc tại nhà từ ngày 14 tháng 3. Sau khi có chẩn đoán, ông Bacow nói là họ sẽ cách ly tại nhà trong 2 tuần tiếp theo để nghỉ ngơi chờ đợi phục hồi sức khỏe.
Hải quân Mỹ thông báo trên Hàng không mẫu hạm “Roosevelt” được bố trí ở khu vực Thái Bình Dương đã phát hiện 3 trường hợp chẩn đoán nhiễm virus corona 2019. Chính phủ Mỹ cho biết đây là trường hợp nhiễm bệnh đầu tiên được phát hiện trên tàu chiến đang chấp hành nhiệm vụ của Mỹ. Theo lời trích dẫn của hãng thông tấn từ bài báo cáo của Tạp chí Business Insider, 3 thủy thủ có phản ứng dương tính với virus đã bị cách ly không cho xuống thuyền. Những người họ đã tiếp xúc qua cũng bị cách ly.
Khoảng 2 tuần trước, vào ngày thứ Năm, 12 tháng 3, bác sĩ Brian Monaghan đã gửi bản báo cáo dự đoán cho Lãnh đạo Đảng Cộng hòa và Lãnh đạo Đảng Dân chủ ở Thượng viện Mỹ. Vị bác sĩ yêu cầu Quốc hội chuẩn bị cho tình huống nước Mỹ có thể xuất hiện cục diện xấu nhất. Bản báo cáo dự đoán cho biết ước tính có 46% trong số 327 triệu người dân Mỹ bị nhiễm dịch bệnh virus corona chủng mới (virus Trung Cộng), cũng có thể nói là nước Mỹ có thể có từ 70 triệu đến 150 triệu người bị lây nhiễm chủng virus này.
Vậy số người tử vong ước tính theo bản báo cáo này có chuẩn xác hay không? Chuyên gia về bệnh truyền nhiễm chính phủ Liên bang Mỹ, kiêm Giám đốc của Viện Dị ứng và Bệnh truyền nhiễm Quốc gia Mỹ Anthony Stephen Fauci nói: “Chúng ta phải vô cùng cẩn trọng với bản báo cáo loại này, bởi vì nó chỉ dựa trên một loại hình mẫu.” Ông bổ sung thêm: “Điểm tốt và điểm xấu của hình mẫu này là chọn lấy điểm tốt và xấu của giả thiết.”
Vào ngày 24 tháng 3, Nghị viên Đảng Cộng hòa Jim Banks và Nghị viên Đảng Dân chủ Seth Moulton bắt tay nhau phát động phương án nghị quyết xuyên các Đảng phái yêu cầu Trung Cộng phải chịu trách nhiệm cho hành vi sai lầm ứng phó với dịch bệnh trong thời gian đầu, bao gồm việc cố ý lan truyền tin tức giả để che đậy dịch bệnh, từ chối hợp tác với các chuyên gia y tế thế giới, kiểm soát nội bộ với các bác sĩ và phóng viên cho đến việc thờ ơ với sức khỏe của dân tộc thiểu số v.v Trước mắt nghị quyết này đã thu được chữ ký từ hơn 20 nghị viên.
Vào thứ Năm ngày 26 tháng 3, trong bài phát biểu của Đại sứ Hoa Kỳ tại Vương quốc Anh Woody Johnson với thời báo Times Anh quốc, ông đã phê phán Trung Cộng che đậy dịch bệnh viêm phổi Vũ Hán gây ra nguy hại cho toàn thế giới. Cùng lúc với việc Bắc Kinh ngăn cản hợp tác với cơ quan y tế thế giới thì họ đã chia sẻ thông tin một cách có chọn lọc. Đại sứ Johnson nhấn mạnh, nếu như Trung Quốc xử lý sự việc chính xác vào thời gian chính xác thì đã có nhiều người Trung Quốc và người dân các quốc gia khác trên thế giới có thể tránh khỏi hiểm họa nghiêm trọng về dịch bệnh virus corona mới lần này.
Tổ chức Y tế Thế giới (WHO)
Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) không phải là quốc gia nhưng nó có liên quan đến tình huống y tế công cộng của các nước. Không may là, Tổng giám đốc của WHO là Tedros Adhanom Ghebreyesus đã giữ quan hệ mật thiết với Trung Cộng, cho nên được gọi với danh hiệu là “Thư ký Tedros” (Bí thư chi bộ Đảng Cộng sản).
Vào ngày 3 tháng 1, một cư dân mạng người Canada đã phát động ký tên thư thỉnh nguyện lớn nhất trên mạng thế giới yêu cầu Tedros từ chức, gần đây đã thu được ủng hộ từ 500.000 người. Mục tiêu là lấy chữ ký của 1 triệu người để cho Tedros hạ đài. Cư dân mạng Canada Osuka Yip đã đưa ra trong bảng ký tên vào ngày 23 tháng 1 năm 2020 về việc Tedros không muốn tuyên bố việc virus corona bùng phát ở Trung Quốc là sự kiện y tế khẩn cấp toàn cầu; như mọi người đều biết ở giai đoạn hiện nay nhiễm virus corona chủng mới chưa có phương pháp chữa trị.
Phiên bản của bức thư thỉnh nguyện này chủ yếu là bằng tiếng Anh, và đã được phiên dịch ra các ngôn ngữ khác như Hàn, Trung, Thái, Pháp, Ý, Tây Ban Nha, Ả Rập, Bồ Đào Nha, Nga, Việt Nam, Croatia và Đức. Những người ký tên đã mạnh mẽ cho rằng Tedros không thích hợp đảm nhiệm chức vụ Tổng giám đốc của WHO, yêu cầu ông ta lập tức từ chức.
Năm 2020 mở màn với một trận đại ôn dịch. Kẻ gây ra trận ôn dịch lần này là Trung Cộng. Nó vẫn đang không biết xấu hổ về việc che đậy dịch bệnh Vũ Hán và tình trạng dịch bệnh ở các nơi khác trong Trung Quốc, khiến cho một số người Trung Quốc chỉ tiếp nhận tin tức nhồi nhét từ Trung Cộng vẫn cảm thấy tốt và tự hào về trận ôn dịch đã gây ra thiệt hại về mạng sống con người do Trung Cộng tạo ra.
Trong trận đại ôn dịch, tình huống mỗi ngày đều có biến hóa nên con người không còn có thể lên kế hoạch chắc chắn cho ngày mai hay dự liệu về tình huống gì mới sẽ xuất hiện vào ngày mai nữa. Đồng thời, sự cống hiến vô tư của các nhân viên y tế và các tình nguyện viên đã thể hiện ra sự đối lập rõ ràng giữa thiện và ác đối với những kẻ tung tin đồn của Trung Cộng vừa tàn độc vừa không biết xấu hổ.
Trung Cộng là “mối hiểm họa ghê gớm”, mỗi ngày nó đem đến cho chúng ta sự biến hóa tăng tốc trong năm 2020. Kể từ đêm giao thừa đón mừng năm mới cho đến hôm nay, mỗi một người đều có cơ hội nhận thức mới về Trung Cộng. Mong rằng trong đại kiếp nạn lần này, với một số lượng lớn người chết và giá trị kinh tế mà con người phải trả giá sẽ khiến tâm trí của nhiều người thức tỉnh hơn, từ đó sáng tạo ra một tương lai không bị Trung Cộng lèo lái.
Bản tiếng Hán: https://big5.minghui.org/mh/articles/2020/3/27/洪水猛獸讓我們在每天加速變化中開始了2020-403002.html
Đăng ngày 29-03-2020; Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.