Bài viết của một học viên Pháp Luân Đại Pháp ở Trung Quốc

[MINH HUỆ 14-01-2020] Tôi thường cố gắng hướng nội khi có những suy nghĩ phàn nàn về người khác, nhưng thật không may tôi lại không thể tìm ra chấp trước vốn là nguyên nhân gốc rễ gây ra các vấn đề của mình, và tôi đã không thể giải quyết được chúng.

Tôi bắt đầu hướng nội sâu hơn sau khi đọc bài giảng của Sư phụ rằng các học viên nhất định phải vứt bỏ tâm tật đố. Sư phụ Lý Hồng Chí đã giảng:

“Vấn đề tâm tật đố rất nghiêm trọng, bởi vì nó liên quan trực tiếp đến vấn đề chúng ta có thể tu viên mãn được hay không. Nếu tâm tật đố không dứt bỏ, thì hết thảy các tâm người ta tu luyện được đều biến thành yếu nhược. Có một quy định, rằng trong tu luyện nếu người ta không vứt bỏ được tâm tật đố thì không đắc chính quả, tuyệt đối không đắc chính quả.” (Bài giảng thứ bảy, Chuyển Pháp Luân)

Lý do tôi muốn tu luyện là để phản bổn quy chân. Tôi luôn luôn cho rằng mình không có tâm tật đố. Nhưng tôi nhận thấy rằng thực hành tu luyện không hề dễ dàng như tôi vẫn nghĩ.

Những chấp trước của chúng ta có gốc rễ rất sâu bởi vì chúng đã được tích tụ qua nhiều đời chuyển sinh. Thực hành tu luyện chính là việc loại bỏ chấp trước từ gốc rễ, từ đó chúng ta mới có thể phản bổn quy chân.

Phát hiện ra tâm vị tư và bất thiện

Tôi nhận ra mình có tâm tật đố và nó đã thể hiện ra ở tất cả các khía cạnh trong cuộc sống của tôi. Ví dụ tôi không thích những đồng nghiệp hay tâng bốc lãnh đạo, và tôi thấy không công bằng khi họ đạt được lợi ích cá nhân thông qua cách này. Đôi khi tôi tìm lỗi sai của những người có chuyên môn. Đây đều là biểu hiện của tâm tật đố.

Tôi minh bạch ra rằng mình không thể thay đổi người khác. Nếu không tu luyện tôi thậm chí còn không thể thay đổi được chính bản thân mình. Tâm tật đố sẽ chỉ khiến một người trở nên ích kỷ và hẹp hòi hơn, người như vậy sẽ vướng vào những rắc rối của thế giới này và tự hủy hoại bản thân họ.

Sư phụ giảng:

“Chư vị biết chăng? Để độ chư vị, Phật đã đi xin ăn nơi người thường, hôm nay tôi lại mở rộng cửa truyền Đại Pháp độ chư vị, tôi không hề vì vô số nạn gặp phải mà cảm thấy khổ, vậy chư vị còn gì chưa buông bỏ được? Chư vị có thể mang theo những thứ chưa buông bỏ trong tâm ấy tiến vào thiên quốc chăng?” (Chân tu, Tinh tấn yếu chỉ)

Tâm tật đố cũng kéo theo chấp trước vào danh và tâm hiển thị. Chúng ta hình thành những chấp trước này trong suốt cuộc đời nhưng chúng lại không thuộc về chân ngã của chúng ta. Và chúng ta cần phải loại bỏ chúng trong tu luyện. Nguyên nhân của tâm phàn nàn chính là tâm tật đố.

Tôi cũng nhận ra rằng gốc rễ của tâm tật đố là vị tư, vốn là nguyên nhân dẫn đến sự giải thể của cựu vũ trụ. Tự cho mình là trung tâm là một biểu hiện của tâm vị tư. Một người vị tư sẽ không có lòng bao dung đối với người khác. Họ sử dụng mọi cách để đạt được mục tiêu của mình và tranh đấu với người khác.

Sư phụ giảng:

“Từ nay trở đi chư vị làm các việc thì trước hết phải nghĩ đến người khác, tu thành bậc Chính Giác vô tư vô ngã.”(Phật tính vô lậu, Tinh tấn yếu chỉ)

“Đã là tu luyện, trên con đường tu luyện này của chúng ta, sẽ không có sự việc ngẫu nhiên.” (Giảng Pháp tại Pháp hội New Zealand [1999])

Mỗi điều chúng ta gặp phải đều là để tu luyện. Chúng ta không nên phàn nàn ngay cả khi chúng ta chịu tổn thất một cách vô cớ. Mặc dù trên bề mặt chúng ta chịu tổn thất nhưng từ quan điểm của Đại Pháp, chúng ta cũng đang tiêu nghiệp và đề cao tâm tính. Chúng ta nên tuân theo những yêu cầu của Sư phụ là hướng nội và tu luyện bản thân.

Chỉ khi chúng ta nhìn nhận những khổ nạn trong cuộc sống là những bước để đề cao chính mình, chúng ta mới có thể bước ra khỏi tâm vị tư. Tôi vô cùng cảm tạ Sư phụ đã dạy tôi Nhẫn thế nào, hướng nội thế nào và cố gắng đạt đến trạng thái “vô tư vô ngã.”


Bản tiếng Hán: https://www.minghui.org/mh/articles/2020/1/14/-398962.html

Bản tiếng Anh: https://en.minghui.org/html/articles/2020/3/3/183490.html

Đăng ngày 28-03-2020; Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.

Share