Bài viết của một học viên Pháp Luân Đại Pháp tại Trung Quốc Đại Lục

[MINH HUỆ 24-02-2020]

Sư tôn giảng:

“Nhân tiện tôi giảng một chút nữa, sự việc giảng chân tướng này chỉ có thể lực độ càng ngày càng lớn, không thể phóng túng, quyết không thể phóng túng. Nếu như nhân loại thật sự xuất hiện việc mà như dự ngôn đã nói, thì tương lai hối hận cũng đã muộn. Không thể [làm việc] có lỗi với chúng sinh, có lỗi với thệ nguyện mà mình lập từ tiền sử.” (Giảng Pháp tại Manhattan [2006])

Trước Tết năm ngoái, người dân tập trung đi mua sắm hàng hóa Tết ở chợ và các nơi khác nhau rất đông đúc, thật đáng tiếc là tôi chỉ kịp đi phát ở hai khu chợ, mỗi lần phát tổng cộng là 600 tài liệu. Sư tôn nhìn thấy tôi có tâm muốn cứu người, nên đã an bài cho tôi từ chỗ để xe đạp điện, cho đến tài liệu nào phát trước, tài liệu nào phát sau và tài liệu nào sẽ phát cuối cùng, tất cả đều thuận lợi. Tôi nghĩ có những chuyện, con người dù muốn thay đổi cũng không thể được, ví như thứ nhất là khi kẹt xe trên đường, xe điện của tôi không thể di chuyển; thứ hai là ai cũng bận rộn đến mức không có thời gian chú ý đến chiếc xe điện nơi tôi để tài liệu. Đến khi tôi cần di chuyển sang khu vực khác, thì nơi vừa kẹt xe lại thông thoáng ngay tức khắc.

Hiện nay dịch bệnh đang lan rộng, mỗi một sinh mệnh đều nghĩ về cách ứng phó như thế nào, đây đúng là thời điểm thích hợp nhất để giảng chân tướng và cứu độ chúng sinh. Nhưng đối diện với việc đóng cửa các thành phố, thì không ít đồng tu cảm thấy bó tay đành chịu. Tôi cũng rất hối hận, điều kiện trong năm ngoái thuận lợi như vậy, nhưng tôi không thể kịp thời phân phát tài liệu chân tướng liên quan đến dịch bệnh, vì cứ chờ đợi, phụ thuộc và muốn đồng tu làm sẵn tài liệu mới sử dụng, trong tâm tôi cảm thấy đau khổ khi mất đi cơ hội cứu người tốt nhất.

Đến một ngày, khi tôi đến nhà một đồng tu, cô ấy đang xem bản thảo phát thanh: “Một phương thuốc kỳ diệu trong dịch bệnh bùng phát dữ dội”. Hai chúng tôi thảo luận muốn làm nhiều tài liệu chân tướng để phát, nên đã tải xuống ba bài viết gần đây nhất và sắp xếp bố cục. Hôm sau, chúng tôi nhờ đồng tu làm thành tài liệu chân tướng. Nhưng việc “đóng cửa thôn làng”, “đóng cửa tiểu khu” ngày càng trở nên nghiêm trọng, người ngoài khó mà vào được bên trong.

Tôi không cam tâm nhìn chúng sinh ngồi chờ chết, nên đã mang tài liệu đi phân phát. Vì làng tương đối rộng và phân tán, nhưng dù có đóng cửa làng thì vẫn còn những đường mòn khác để vào, chẳng hạn như đồng tu giúp tôi làm tài liệu đã kịp thời chỉ cho tôi con đường để vào trong làng của họ. Tôi bắt đầu với những ngôi làng quen thuộc trước, đồng thời trên đường trở về, tôi cũng lưu ý đến giao lộ của các làng đi ngang qua, chắc chắn ở xung quanh giao lộ sẽ có người canh gác, hơn nữa họ còn “nghiêm chỉnh” chấp hành quy định ra vào (làng) của tà đảng, cấm người ngoài vào trong làng, người trong làng hoặc người ở các tiểu khu phải đăng ký danh tính, đo nhiệt độ v.v. Nhưng càng ngăn cấm đường thì càng dễ ra vào ở giao lộ, bởi vì dân làng vốn đi lại hàng ngày, để thuận tiện nên họ mở một con đường thay thế khác bên cạnh giao lộ, các phương tiện như xe đạp và xe đạp điện lưu thông qua lại mà không có vấn đề gì, bình thường ngôi làng rất vắng vẻ và yên tĩnh, thỉnh thoảng mới gặp vài người dân làng, cũng không có ai hỏi han gì. Thuận tiện nói một chút, tôi cũng đeo khẩu trang nhưng chỉ là hình thức cho phù hợp với mọi người, lại còn đội mũ trên đầu và ăn mặc khá giản dị nên cũng không có ai có thể phân biệt đâu là người trong làng hay không.

Trong mấy ngày qua, khi tôi đến một số ngôi làng mà nhớ rằng đã phát tài liệu chân tướng vào trước Tết, và tôi được Sư tôn nhắc nhở:

“Con đường của chư vị là được bước đi vượt qua như thế: chư vị về phương diện nào cũng bước đi cho đúng bước đi cho chính, thì cửa đóng được mở, đường sẽ mở rộng ra. Bất kể là hạng mục [công tác] nào, con đường đều là bước qua như thế cả. Cuộc diện không có khai mở là do phối hợp không tốt, coi trọng chưa đầy đủ mà thành. ‘Nhân tâm’ ngáng trở con đường của bản thân chư vị, cho nên con đường ấy cứ mãi gập ghềnh trắc trở, bước đi không dễ, phiền phức không ngưng. Chính là vì nhân tâm quá nhiều, khi vấn đề xuất hiện thì duy hộ bản thân chứ không phải Pháp.” (Giảng Pháp tại hội nghị Đại Kỷ Nguyên [2009], Giảng Pháp tại các nơi X)

Tôi cảm thấy tốt nhất là nên kẹp tờ rơi chân tướng mới nhất vào tập san, tỷ lệ của tập san và tờ rơi là 30 đến 100, tập san rất nhiều trong khi chỉ có thể mang theo số lượng rất ít, nếu không có tập san, thỉnh thoảng khi tặng trực tiếp thì cảm thấy món quà nhỏ và nhẹ quá. Khi tâm thái ổn định hoặc không trốn tránh thì tự tin và lịch sự tặng trực tiếp, nói với mọi người rằng: Trận ôn dịch này không có thuốc, không có vắc-xin, chỉ có tài liệu chân tướng này có thể thật sự cứu người. Đa số là nhận, thiểu số không nhận, nhưng cũng không gây rối.

Ngày hôm kia, tôi mang theo hai túi tài liệu (Đây là lần đầu tiên mang hai túi, bởi vì thỉnh thoảng phát xong một túi, vẫn còn thời gian và còn cơ hội, mặc dù tôi muốn mang theo nhiều, nhưng tôi không phải là quá tham lam, sau khi phát hết tập san trong túi thứ hai, phần còn lại có thể mang về) một túi là hơn 100 phần. Một túi móc trên tay cầm, và túi còn lại được cất kỹ trong lớp xen kẽ của kính chắn gió xe điện, để người khác không nhìn thấy được.

Trên một con đường hẻo lánh, có bảy hay tám cán bộ nghỉ hưu đang trò chuyện, tôi nhìn thấy họ có vẻ nhàm chán nên mới hẹn gặp nhau ở nơi vắng vẻ này để hàn huyên giải sầu. Tôi mỉm cười chào họ và nói: “Có tiệc à?” Họ thoáng nhìn sững tôi, có thể tôi đã chạm phải dây thần kinh chính trị khá nhạy cảm của họ. Tôi bèn nói tặng sách, có hai người trong số họ biểu hiện sự khó chịu, dữ dằn và nói không cần. Tôi chợt nhớ đồng tu từng chia sẻ trong bài viết rằng, không nên kích động các nhân tố phụ diện của họ, vì trên thân chúng ta còn đang mang theo tài liệu, nghĩ vậy nên tôi đã rời đi. Những người khác chỉ vừa nhìn vừa nghe chứ không nói gì.

Tôi đi vào một ngôi làng và bị ngã nhoài bên cạnh những gò đất chặn đường, khi ấy có một vài người đang trò chuyện giữa đường và nhìn tôi. Tôi trấn tĩnh lại và bình tĩnh dựng xe đạp điện lên, vất vả đẩy xe lên đúng đường, chỉnh thẳng lại tay lái, tôi chào họ rồi chầm chậm chạy xe ngang qua chỗ họ đang đứng, trong lòng muốn họ nhường đường một chút, một người trong số họ bỗng lách người tránh sang một bên để xe tôi chạy qua.

Tôi đã từng đến ngôi làng này trước đây, nghĩ rằng ngôi làng này rất nhỏ nhưng cũng khiến tôi mất thời gian chạy lòng vòng tới lui một chút. Lúc ấy tôi nghe thấy một giọng nam đang hát một bài về tình bạn, tiếng hát phát ra khá lớn từ một chiếc loa, nhưng con đường lại trông giống như một ngõ cụt và không có lối đi. Bỗng có hai thanh niên quẹo ra từ một góc tường, tôi lập tức rẽ theo mà không chút do dự, và tôi đã trông thấy một người đàn ông khoảng 40 tuổi đang tự hát để giải trí. Tôi xuống xe, cầm theo một bản tập san “Chân tướng” Minh Huệ mới nhất, hướng ảnh thiên thần nhỏ ở mặt sau (tạp chí) về phía anh ấy, tay phải giơ ngón cái ngụ ý khen anh ấy, tay phải tặng quyển báo đến tận tay anh, giống như cách tặng hoa cho ca sỹ vậy, anh ấy vừa mỉm cười vừa tiếp tục hát.

Tôi rời thôn và tiếp tục đi về phía trước. Khi tôi đi qua nơi này vào ngày hôm kia, tôi nhìn thấy một con đường gạch trong thôn và tôi đã đi theo con đường này vào một ngôi làng xa lạ, trong tâm bỗng dưng lo lắng rằng liệu có thể quay ra được không? Chợt có một ý nghĩ cắt ngang: Có Sư tôn ở đây, lo lắng gì chứ? Sau khi hoàn thành xong nhiệm vụ (cứu người), mình nhất định sẽ trở ra được.

Tôi đi qua một lối vào làng, vừa nhìn sang bên cạnh đã thấy Ủy ban thôn, còn có một cái bàn được đặt ở đó, giống như có người đang ngồi canh gác vậy. Sau khi vào bên trong làng, có một người trông giống như đang thi hành công vụ đi ngang qua tôi. Tâm thái tôi ổn định và bắt đầu phát, thỉnh thoảng, những con đường nhỏ trong làng giống như “liễu ám hoa minh” vậy, nhiều lúc cũng có người chỉ đường. Tôi rẽ tới rẽ lui, cảm thấy ngôi làng này sao mà to đến thế! Đến khi hỏi thăm mới biết, con đường này dẫn đến một làng lân cận khác.

Tôi vẫn tiếp tục phát và thấy một người đi vào từ phía nam của làng, tôi nhìn thử thì thấy một con đường dẫn ra ngoài làng, tôi tự hỏi bản thân rằng: Liệu có nên đi ra hay không? Tôi cảm thấy Sư tôn an bài cho tôi cơ hội tốt như vậy, nếu lần này bỏ qua thì thật đáng tiếc. Tôi bình tâm lại, tiếp tục phát, cảm thấy cũng khá tốt, đến cổng Tây của làng, xa xa có vài người đàn ông trông giống như cán bộ thôn đang đi vào làng, ở đây khi ra vào phải đăng ký và kiểm tra tại cổng thôn. Thấy vậy, tôi rẽ từ đường lớn vào ngõ nhỏ rồi tiếp tục phát.

Tại một ngã tư khác phía tây nam của làng, chỉ có một chiếc xe tải kéo rác nằm ngang ở đó, một nhân viên vốn không phải là người trong làng treo một tấm biểu ngữ màu đỏ xiêu vẹo với nội dung cấm vào trong làng. Tôi mỉm cười, trong lòng cảm ơn Sư phụ! Dưới sự quan sát từ xa của người gác cổng ở làng đối diện, tôi vẫn điềm tĩnh phát thêm mấy phần nữa rồi mới đẩy xe đạp điện đi ra từ dưới tấm biểu ngữ đó, men theo bên cạnh chiếc xe rác mà đi đến đường lớn.

Vẫn còn một số tờ rơi và mấy cuốn tập san, tôi vừa đi vừa phát cho người hữu duyên trên đường, ngay lúc tôi chuẩn bị phát cho người thứ hai, thì tôi chú ý thấy một vị đồng tu, anh ấy sợ tôi nhìn không ra nên tháo khẩu trang và nói chuyện với tôi, anh ấy rất vui khi trông thấy tôi. Tôi lại phát thêm một quyển nữa, và nhìn thấy siêu thị tư nhân bên đường mở một nửa cửa, ở cổng vào có dán chữ “Tạm ngừng kinh doanh”, có hai người lạ từ địa phương khác đến và đang mua sắm tại đây, tôi cũng mua cho con hộp sữa và một vài nhu yếu phẩm hàng ngày. Nhưng thật là đáng tiếc vì khi tôi ra ngoài thì hai người lạ kia đã nổ máy xe và rời đi. Trong tay tôi còn lại hai quyển tập san chân tướng, tôi biết đây là tài liệu mà Sư tôn chuẩn bị cho họ, trên đường về nhà cũng không phát được hai cuốn ấy, tôi chỉ mong hai người ấy vẫn còn cơ hội.

Tôi cũng có chút hối hận vì chưa tặng tài liệu cho chủ siêu thị, bởi vì khi tôi thanh toán 10 tờ nhân dân tệ tiền chân tướng, ông chủ đã nhận lấy mà không chút do dự nào, tôi nghĩ có thể đồng tu đã từng giảng chân tướng cho ông rồi, ông ấy đã minh bạch chân tướng và được cứu.

Học Pháp tốt, nguyên tất cả mọi chuyện là từ trong Pháp

Việc phân phát nhiều tài liệu đã trở thành thói quen, sáng đi phát, chiều cũng muốn đi phát, khiến tôi dễ dàng lơ là học Pháp. Vào một buổi trưa, chồng tôi đã tức giận và giằng lấy túi tài liệu chân tướng khỏi tay tôi, tôi cũng cười không nói gì và quay vào nhà. Tôi nghĩ rằng anh ấy sẽ nổi trận lôi đình nhưng kết quả là anh chỉ để lại túi tài liệu vào phòng tôi. Tôi ngộ rằng: Đây không phải là can nhiễu, mà ý là mình nên học Pháp nhiều hơn. Mặc dù phải nhanh chóng cứu người, nhưng chúng ta cũng không thể hấp tấp nóng vội.

Trước đây tôi đã bị rơi vào hang ổ hắc ám của tà ác mấy lần, đều là cùng một nguyên nhân: Không kiên nhẫn, việc gì cũng muốn làm ngay, không thể đồng hóa với Đại Pháp, không thể đắc được trí huệ và thần thông từ trong Pháp, cũng không ngộ được điểm hóa của Sư tôn. Ở địa phương của tôi năm nay, có một số đồng tu bị xảy ra chuyện liên tục, đều là những thiếu sót tương tự trong phương diện tu luyện: Một trong những đồng tu ấy vẫn đang ở trong hang ổ hắc ám; ngoài ra còn có một đồng tu lớn tuổi nọ nhất tâm cứu người, sáng cũng đi mà trưa cũng đi, thậm chí còn tham gia học Pháp nhóm cuối tuần, nhưng đều đến muộn về sớm, thỉnh thoảng có đồng tu đến nhà bà vào ban ngày và nghe thấy tiếng ngáy rất lớn, đồng tu nghĩ rằng là tiếng ngáy của chồng bà, nhưng không phải, vì bà tự học Pháp nên đã ngủ mê mất. Đồng tu nhắc bà nên học Pháp nhiều hơn, bà nói một cách bất lực và vội vã rằng: “Tôi cũng muốn học Pháp nhiều hơn ấy chứ.”

Kết quả là, vị đồng tu này đã bị giam giữ bất hợp pháp trong tù hơn một tháng vào mùa hè năm nay, bởi vì trong đầu bà không có chứa đủ Pháp nên bà đã bị hành hạ và giày vò một cách cực kỳ khổ sở trong hoàn cảnh tà ác khắc nghiệt, trải qua một ngày dài như một năm. Cho đến bây giờ mà bà vẫn bị quấy nhiễu bởi tình thân, biểu hiện trên bề mặt là bà bị quản chặt bởi chồng và con trai, điều này khiến bà lo sợ, dẫn đến việc bà nghe mà không hiểu lắm những điều chia sẻ từ các đồng tu.

Gần đây vì tiểu khu đóng cửa đến tận 9 giờ tối, đặc biệt là buổi tối có rất ít người qua lại trên đường, tôi đã mất đi môi trường học Pháp tập thể, hóa ra can nhiễu trong khi học Pháp cũng rất lớn, tôi ngủ gục nhiều hơn, học lúc tốt lúc không, hiện nay dường như thời gian học Pháp càng ít hơn nữa. Tôi được truyền cảm hứng từ các bài chia sẻ trên Minh Huệ, và quyết định lấy việc học thuộc Pháp làm trọng, tôi học thuộc “Chuyển Pháp Luân”, trước đây học từng đoạn từng đoạn, bây giờ học từng tiêu đề từng tiêu đề (là từng chương), hiện đã học đến Bài giảng thứ Ba, và nhận được rất nhiều lợi ích, không thể biểu đạt bằng lời. Học thuộc Pháp, tâm thái đơn giản, tạp niệm ít, chính niệm đủ.

Tầng thứ hạn chế, nếu có chỗ nào không đúng, kính mong đồng tu từ bi chỉ rõ.


Bản tiếng Hán: https://www.minghui.org/mh/articles/2020/2/24/只要有心救人-师尊自有安排-401624.html

Đăng ngày 01-03-2020; Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.

Share