Bài viết của một phóng viên Minh Huệ tỉnh Liêu Ninh, Trung Quốc

[MINH HUỆ 15-12-2019] Một phụ nữ ở thành phố Bản Khê, tỉnh Liêu Ninh đã hai lần bị cầm tù với tổng thời gian chín năm vì kiên định đức tin của mình vào Pháp Luân Công. Trong thời gian bị cầm tù, đã một vài lần bà bị tra tấn đến gần chết.

Bà Triệu Hội Quân tin tưởng Pháp Luân Công vì môn tu luyện đã giúp bà chữa khỏi các căn bệnh như u xơ tử cung, viêm túi mật và loét dạ dày, thế nhưng cuộc sống hạnh phúc của bà đã bị đảo lộn sau khi Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) bắt đầu bức hại môn tu luyện Phật gia cổ xưa, tu cả tâm lẫn thân này vào năm 1999. Dưới đây là lời tự thuật của bà Triệu về những bức hại mà bà và gia đình bà đã phải gánh chịu.

Bị kết án sáu năm sau lần đầu tiên bị bắt giữ

Vào nửa đêm ngày 13 tháng 4 năm 2017, Vũ Ngọc Thành, Phó đồn cảnh sát ở khu phố tôi, đã dẫn theo một vài nhân viên cảnh sát tới nhà tôi. Họ phá khóa cửa và bắt giữ tôi. Họ cũng tịch thu các kinh sách Pháp Luân Công cùng hơn 2.000 nhân dân tệ.

Con gái tôi, khi đó vẫn còn nhỏ, đã cố gắng ngăn họ lại. Cảnh sát đã đánh đập và bắt giữ cháu, nhưng cháu đã trốn thoát được khỏi Sở Cảnh sát Bản Khê.

Ngày hôm sau, tôi đã phát hiện được rằng Sở Cảnh sát Bản Khê đã tiến hành vụ bắt giữ hàng loạt hơn 20 học viên Pháp Luân Công vào ngày 13 tháng 4 đó.

Tôi bị giam giữ tại Trại tạm giam Đại Bạch Lâu ở Bản Khê trong sáu tháng tiếp theo. Vì từ chối mặc đồng phục phạm nhân nên đã tôi bị bắt phải nằm trên giường với tứ chi bị trói ở tư thế đại bàng sải cánh trong 14 ngày. Tôi phải ăn bánh bao mốc và ăn súp có lẫn sâu bọ nổi bên trên và những thứ bẩn thỉu ở bên dưới.

Ngày 26 tháng 10 năm 2007, Tòa án Quận Tây Hồ ở thành phố Bản Khê đã kết án tôi sáu năm tù. Tôi đã kháng cáo nhưng Tòa Trung cấp Bản Khê vẫn giữ nguyên phán quyết.

Bị tra tấn trong tù

Ngày 28 tháng 12 năm 2007, tôi bị chuyển tới Nhà tù Nữ tỉnh Liêu Ninh ở thành phố Thẩm Dương. Tôi bị giam tại Khu giam giữ số chín, thuộc sự quản lý của Phó trưởng khu Lý Hạc Kiều chịu trách nhiệm chuyển hóa các học viên Pháp Luân Công.

Lý đã chỉ định hai phạm nhân để “chuyển hóa” tôi. Họ đã ra lệnh cho tôi phải học thuộc lòng các nội quy của nhà tù và đọc các tài liệu phỉ báng Pháp Luân Công nhưng tôi đã từ chối hợp tác. Họ bắt tôi ngồi xổm và không cho tôi ngủ. Họ tát vào mặt tôi mạnh tới mức tôi gần như mất thị lực ở mắt trái. Một phạm nhân dùng dép lê đập vào đầu tôi khiến đầu của tôi bê bết máu.

Một vài ngày bị tra tấn đó đã khiến tôi thương tích trầm trọng. Có lúc tim tôi đột nhiên ngừng đập và huyết áp tụt thấp xuống mức nguy hiểm. Tôi được đưa gấp tới bệnh viện.

Chừng nào tôi còn sống thì sẽ còn những hình thức tra tấn khác đang chờ tôi sau khi tôi bị đưa trở lại nhà tù. Lý lại chỉ định hai phạm nhân khác tra tấn tôi. Họ bắt tôi phải gập người xuống tới mức các ngón tay chạm vào các ngón chân và giữ tư thế đó trong hai giờ đồng hồ. Họ còn đổ nước lạnh lên người tôi và treo một cánh tay của tôi lên từ một ống sưởi phía trên đầu. Họ túm tóc rồi kéo lê tôi đi khắp nơi. Họ kéo mạnh tới mức mà đầu tôi chẳng còn lại được mấy tóc. Họ còn giẫm lên bàn chân và bàn tay tôi, đá vào mắt cá chân, cẳng chân, lưng và đầu tôi.

Vào mùa đông lạnh giá, họ bịt miệng tôi lại, trói chặt chân tay tôi ở vị trí thiền định rồi ném tôi lên tảng băng ngoài trời.

aba154f1576c4dabcc5251b2eb8317df.jpg

Minh họa tra tấn: Bị trói chặt

Các lính gác của nhà tù đứng sau những màn tra tấn này. Họ không trực tiếp lộ diện nhưng họ cung cấp dụng cụ tra tấn cho các phạm nhân như còng tay, dây lưng, băng dán và dây thừng.

Răng tôi bị lung lay, màng nhĩ bên tai trái bị thủng, bàn tay và bàn chân lở loét, chân trái teo lại và các dây thần kinh ngoại biên ở bàn chân bị hoại tử. Tôi bị mất trí nhớ trong gần bảy tháng.

Tôi bị suy tim, đi tiểu ra máu và thường xuyên ngất xỉu. Một lần nữa tôi lại bị đưa gấp tới bệnh viện để cấp cứu.

Năm 2008, lính gác bắt tôi làm việc ở một nhà máy từ 5 giờ 40 phút sáng tới 9 giờ tối mỗi ngày. Sau khi tôi trở về buồng giam vào buổi tối, tôi lại phải gấp nhiều loại sản phẩm như túi giấy, hộp bánh hamburger và hộp thuốc. Do hậu quả của việc bị tra tấn nên thỉnh thoảng tôi làm bị lỗi, khi đó lính canh liền đổ bữa trưa của tôi vào thùng rác để trừng phạt tôi.

Tôi bị chuyển tới một nhóm khác vào năm 2010. Tôi bị giám sát và chỉ có rất ít thời gian để ăn uống và tắm rửa. Tôi đã tuyệt thực chín ngày để phản đối.

Lính canh đã đưa tôi tới bệnh viện để tiến hành bức thực, khiến tôi bị chảy máu dạ dày nghiêm trọng. Y tá ở phòng giam của tôi là một phạm nhân trước đó đã phạm tội về y tế, hàng ngày đã truyền tĩnh mạch cho tôi thêm một hoặc hai chai nước muối dung tích 500ml. Điều này đã gây ra sự tích chất lỏng quá mức trong cơ thể tôi, hoại tử thận và suy nội tạng. Tôi đã rút kim truyền ra sau khi phát hiện điều này.

Tôi được thả vào ngày 12 tháng 4 năm 2013.

Một án tù nữa sau lần bắt giữ thứ hai

Tôi lại bị bắt một lần nữa vào ngày 31 tháng 7 năm 2014 trong khi đang phát tặng tài liệu về Pháp Luân Công. Mặc dù, kết quả khám sức khỏe của tôi không đạt yêu cầu nhưng cảnh sát đã dùng các mối quan hệ của họ để ép trại tạm giam địa phương phải tiếp nhận tôi.

Tòa án địa phương đã tiến hành xét xử mà không thông báo cho gia đình tôi. Tôi phải lĩnh án ba năm tù và đơn kháng cáo của tôi đã bị bác bỏ.

Ngày 18 tháng 8 năm 2015, tôi bị chuyển tới Nhà tù Nữ tỉnh Liêu Ninh và sau đó được trả tự do vào ngày 30 tháng 7 năm 2017. Khi trở về nhà, cân nặng của tôi chưa được 32 kg và gia đình tôi đã nghĩ rằng tôi sẽ không thể sống sót. Tuy nhiên tôi đã hồi phục trong vòng ba tháng nhờ học Pháp và luyện các bài công pháp.

Bi kịch gia đình

Mẹ tôi bị bắt vì tu luyện Pháp Luân Công vào tháng 6 năm 2002 và cảnh sát đã lục soát nhà bà. Cảnh sát đã còng tay bà vào ống sưởi trong một ngày rồi sau đó chuyển bà tới trại tạm giam Bạch Thạch ở Bản Khê. Mẹ tôi bị đau tim và phải đưa tới bệnh viện. Bà đã trốn thoát và phải lẩn trốn. Sau đó, bà bị bắt trở lại và bị kết án hai năm ở một trại lao động cưỡng bức.

Cha tôi và mẹ chồng tôi đã qua đời trong thời gian tôi bị cầm tù lần đầu tiên. Con gái tôi trở nên khép kín do sự sách nhiễu thường xuyên của cảnh sát.

Phòng An sinh Xã hội Bản Khê đã giữ lại tiền lương hưu của tôi kể từ khi tôi được thả lần gần đây nhất. Họ thậm chí còn yêu cầu tôi trả lại các khoản phúc lợi mà tôi đã nhận được trong thời gian thụ án tù nhưng tôi đã từ chối.

Cảnh sát thường xuyên sách nhiễu gia đình tôi và giám sát tôi.

Những người đã tham gia bức hại:

Vũ Ngọc Thành (武玉成), Đồn phó Đồn cảnh sát Thái Truân, quận Tây Hồ, thành phố Bản Khê, tỉnh Liêu Ninh (năm 2007), hiện là Trưởng đồn Cảnh sát Hà Tây, quận Tây Hồ, thành phố Bản Khê.

Lý Hạc Kiều (李鹤翘), Phó Trưởng khu giam giữ số chín, Nhà tù Nữ Liêu Ninh (năm 2007)


Bản tiếng Hán: https://www.minghui.org/mh/articles/2019/12/15/397003.html

Bản tiếng Anh: https://en.minghui.org/html/articles/2020/1/13/182157.html

Đăng ngày 06-02-2020; Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.

Share