Theo phóng viên của chúng tôi ở Bắc Kinh
[MINH HUỆ 01-03-2010] Các học viên Pháp Luân Công đã bị giam và bị ngược đãi dã man tại Nhà tù nữ Bắc Kinh từ năm 1999. Họ còn bị đưa đi tẩy não.
Cô Đổng Thúy, khoảng 20 tuổi đã bị kết án ba năm tù. Một lần, hai tù nhân Lý Tiểu Muội, Cận Hồng Vệ đã ép cô ngồi ở tư thế hoa sen với hai chân vắt chéo và đầu cúi xuống phía dưới hai chân. Cuối cùng cô Đổng đã qua đời vì những ngược đãi mà cô đã trải qua. Đây là một tội ác khác được gây ra bởi Điền Phượng Thanh (cai ngục), và hai tù nhân Lý Tiểu Muội, Cận Hồng Vệ. Sau khi cô Đổng qua đời, tù nhân Lý đã nói, “Tôi đã giết một người và tôi không sợ khi giết một người khác.”
Một học viên trẻ tuổi khác, cô Hứa Na cũng bị tra tấn theo cách đó. Cô Hứa bị kết án ba năm tù, chồng cô, anh Vu Trụ đã qua đời do bức hại mà anh đã chịu đựng.
Bà Dương Tiến Hương, khoảng 50 tuổi, là một nông dân sống ở ngoại thành Bắc Kinh. Một cảnh sát địa phương đã hãm hiếp bà Dương trước khi bị giam giữ. Ông ta cũng giật hết tóc và đốt ngực bà bằng một điếu thuốc lá. Sau khi tuyệt thực để phản đối, bà Dương đã bị bức thực dã man. Một chiếc răng ở hàm trên của bà đã bị gãy khi họ ép bà mở miệng. Hiện giờ, bà Dương vẫn bị ngược đãi tàn nhẫn ở trong tù.
Giáo sư Lý Lị từng dạy tại Viện kiểm sát nhân dân tối cao. Sau khi đến nhà tù nữ và chứng kiến hình thức tra tấn mà các học viên Pháp Luân Công phải chịu đựng, bà đã viết một bức thư lên Viện kiểm sát nhân dân tối cao, tố cáo các tội ác của cai ngục và tù nhân. Cai ngục đã trả thù bà khi họ phát hiện ra. Bà Lý đã không được ngủ, buộc phải đứng trong một thời gian dài, và bị tẩy não trong hơn 20 ngày liên tiếp. Đó lí do khiến cho hai chân của bà Lý có nhiều vết thâm tím. Bà cũng bị buộc phải bước qua tên của người sáng lập Pháp Luân Công được viết trên sàn nhà. Chính quyền nhà tù cũng trừng phạt các tù nhân khi họ làm việc gì đó cho bà Lý, cũng như kích động hận thù từ phía tù nhân đối với bà.
Bà Trương Quốc Lan, một học viên khoảng 50 tuổi, sống ở ngoại thành Bắc Kinh. Bà bị giam ở Nhà tù Thanh niên, nơi bà chỉ được ngủ từ một đến hai giờ một ngày, trong khi bị đánh và bị tẩy não liên tục trong thời gian còn lại. Việc đó kéo dài trong một năm và tiếp tục sau khi bà bị đưa đến nhà tù nữ.
Bà Lưu Tú Cầm, một học viên sống tại Khu Thạch Cảnh Sơn, đã bị kết án bảy năm tù. Lý Tiểu Muội cùng các tù nhân khác đã ra lệnh cho bà ngồi ở tư thế hoa sen và sau đó dùng sức ép bà xuống trong khi vẫn giữ nguyên hai chân bà. Điều đó đã gây cho bà nhiều đau đớn, khiến bà không thể đi bộ trong một thời gian sau đó.
Bà Triệu Tú Hoàn, một học viên khoảng 50 tuổi, sống ở Bắc Kinh. Cận Hồng Vệ cùng các tù nhân khác đã dùng sức kéo người bà. Kết quả là, bà đã bị thương, có máu trong nước tiểu. Bà Triệu không thể ngồi xổm trong nhà vệ sinh và phải dùng tay để đỡ khi ngồi trên nền nhà. Tù nhân Cận sau đó đã dẫm lên hai tay bà.
Bà Nhạc Xương Trí, một học viên khoảng 60 tuổi. Cận Hồng Vệ cùng các tù nhân khác cũng đã kéo người bà, khiến bà bị thương ở lưng và cột sống.
Bà Triệu Ngọc Mẫn, một học viên đến từ quận Triều Dương ở Bắc Kinh, đã bị kết án hai năm rưỡi tù.
Bà Vương Thục Trân, là một nông dân ở ngoại thành Bắc Kinh. Cai ngục đã cho bà mặc ít quần áo rồi ép bà phải đứng một thời gian dài trong sân. Hầu như ngày nào bà cũng bị đánh. Con gái bà rất nhớ bà nhưng không thể vào thăm bà, điều đó đã khiến cô bị rối loạn tâm thần. Bà Vương đã yêu cầu được gặp con, nhưng cai ngục đã dùng điều đó để chống lại bà khi cố ép bà phải từ bỏ Pháp Luân Công.
Cô Chu Tư là một phụ nữ trẻ. Cai ngục đã chỉ đạo tù nhân đứng xung quanh và dùng nhiều từ thô tục để lăng mạ cô. Cai ngục cuối cùng đã tăng cường ngược đãi cô vì cô đã từ chối đeo thẻ tù nhân. Bà Triệu Tú Hoàn đã đứng dậy và nói, “ Các ông không thể đối xử với một người trẻ như vậy!” Điều đó đã khiến cho bà Triệu cũng bị ngược đãi. Họ phải dậy lúc 5 giờ sáng mỗi ngày và không được phép ngủ đến tận nửa đêm Họ cũng bị ép phải viết lại liên tục các điều luật của nhà tù và không được ngủ cho đến khi viết xong.
Bản tiếng Hán: https://www.minghui.org/mh/articles/2010/3/1/219027.html
Bản tiếng Anh: https://en.minghui.org/html/articles/2010/3/8/115215.html
Đăng ngày 13-3-2010: Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản