Bài viết của các học viên Pháp Luân Đại Pháp tại Singapore

[MINH HUỆ 24-12-2019] Hội nghị Chia sẻ Trải nghiệm Tu luyện Pháp Luân Đại Pháp (Pháp hội) đã được tổ chức tại Singapore vào ngày 21 tháng 12 năm 2019 vừa qua. 20 học viên đã chia sẻ về việc họ đã đề cao trong tu luyện và vượt qua những khổ nạn khác nhau như thế nào để giảng chân tướng cho mọi người về cuộc bức hại đang diễn ra ở Trung Quốc.

Các học viên tham dự Pháp hội đến từ một số nước Đông Nam Á, trong đó có Singapore, Malaysia, Indonesia và Việt Nam. Anh Thái đến từ Johor, Malaysia cho biết có khoảng 80 đến 90 học viên từ Malaysia đã đến Singapore để tham dự Pháp hội.

7b3f6747e708d6ae434ee3574c695641.jpg

456155dcede65c66a9b537f6a3f74697.jpg

dc7f5b7b18eed546d2cf3e5ee3efa589.jpg

Các học viên từ các quốc gia trên khắp Đông Nam Á tham dự Hội nghị Chia sẻ Trải nghiệm Tu luyện Pháp Luân Đại Pháp tổ chức tại Singapore vào ngày 21 tháng 12 năm 2019

Gặp được Pháp Luân Đại Pháp sau nhiều năm tìm kiếm

Anh Lâm có nhiều bằng cấp, trong đó có bằng Thạc sỹ Quản trị Kinh doanh và Thạc sỹ Quản lý Môi trường. Tuy nhiên, thành công trong học vấn và một cuộc sống giàu có không mang lại cho anh hạnh phúc. Trong tâm anh luôn có một khoảng trống nhức nhối mà không thể lấp đầy. Ngay từ khi còn nhỏ, anh đã tìm kiếm ý nghĩa của cuộc sống.

Anh Lâm bắt đầu nghiên cứu Phật giáo từ năm 2005. Anh chia sẻ: “Năm 2017, tôi thấy mình không có chút tiến triển nào. Tôi nghĩ nếu mình nghiên cứu Phật giáo từ góc độ học thuật, có lẽ tôi sẽ có thể đột phá nút thắt mà tôi đang gặp phải.”

Năm 2018, anh đã chuyển đến Munich, Đức để học tiếng Đức. Anh cũng đăng ký các khóa học tiến sỹ về Phật giáo. Anh phát hiện ra rằng những người nghiên cứu Phật giáo đang theo đuổi danh lợi chứ không phải là chân lý. Anh kể: “Khi tôi đọc một số luận văn của họ, tôi nhận thấy những tác giả này có truy cầu mạnh mẽ đối với những lợi ích nơi thế gian.”

“Tôi đã quyết định đến thăm bạn bè tại Florence. Trong chuyến đi đó, cuối cùng tôi đã tìm thấy điều mà tôi hằng tìm kiếm, một con đường chân chính tu luyện cả tâm lẫn thân – đó chính là Pháp Luân Đại Pháp”, anh Lâm kể lại.

Các học viên tại điểm luyện công ở Florence, Ý nồng nhiệt chào đón anh và hướng dẫn anh luyện các bài công pháp. “Lần đầu luyện công, tôi nghĩ mỗi động tác đều có nội hàm thâm sâu. Đây đúng là những gì tôi hằng tìm kiếm!”

“Vào một đêm trong năm 2017, tôi đã mơ thấy một con côn trùng khổng lồ cắn vào ngực phải của mình. Tôi tỉnh dậy và thấy vai phải của mình bị thương và đau dữ dội. Tôi có thể cảm thấy rằng vết thương trong thân thể tôi ở một không gian khác đã lan rộng đến nhục thân của tôi ở không gian này. Trong vài tuần sau đó, vai phải của tôi càng ngày càng đau. Tôi không thể giơ tay phải lên quá đầu. Tôi đã thử trị liệu bằng thảo dược nhưng nó chỉ có tác dụng tạm thời.”

“Sau khi bước vào tu luyện Pháp Luân Đại Pháp, tôi có một giấc mơ khác. Con côn trùng cắn tôi đã quay lại. Tuy nhiên, lần này nó bị đóng chặt vào lòng bàn tay trái của tôi. Tôi cố gắng gạt nó ra. Khi tỉnh dậy tôi vẫn có thể cảm thấy đau ở lòng bàn tay trái. Vài tháng sau, vai phải của tôi đã ổn. Tôi biết Sư phụ đã loại bỏ nhân tố bất hảo ra khỏi cơ thể tôi.”

Nhìn lại những gian truân trắc trở mà anh đã trải qua để tìm được Pháp Luân Đại Pháp cũng những trải nghiệm tu luyện trong năm qua, anh Lâm nói rằng anh vô cùng trân quý cơ duyên được tu luyện Đại Pháp và sẽ cố gắng tu luyện tinh tấn.

Đột phá nhờ học thuộc Chuyển Pháp Luân

Anh Trịnh đến từ Việt Nam bắt đầu học thuộc cuốn sách chính của Pháp Luân Đại Pháp – Chuyn Pháp Luân, bản tiếng Việt. Tuy nhiên, anh đã không nghĩ mình có thể hoàn thành việc ghi nhớ toàn bộ cuốn sách. Anh kể: “Người bạn cùng lớp đại học của tôi bắt đầu học thuộc cuốn sách trước tôi mặc dù anh ấy bước vào tu luyện sau tôi một năm. Anh bắt đầu với việc học thuộc Luận ngữ. Tôi có chút ngạc nhiên. Tôi nhận ra rằng việc ghi nhớ các bài giảng không phải là không thể. Tôi bắt đầu học thuộc Luận ngữ bản tiếng Việt. Nhưng tôi đã dừng lại vì cảm thấy khó. Tôi không chắc liệu mình có thể ghi nhớ toàn bộ cuốn sách hay không.”

Anh đọc một bài chia sẻ trên trang web Minh Huệ, trong đó một học viên đã kể về kinh nghiệm của mình trong việc ghi nhớ các bài giảng. Học viên đó viết: “Nếu bạn không thể học thuộc toàn bộ đoạn Pháp, thì hãy bắt đầu bằng cách ghi nhớ từng câu một. Khi bạn có thể nhớ tất cả các câu, bạn có thể chuyển sang ghi nhớ toàn bộ đoạn Pháp đó. Cụm từ mà bạn đã ghi nhớ sẽ lưu lại trong đầu bạn. Có thể bạn sẽ không thể nhớ được nhưng khi bạn tiếp tục học thuộc, bạn sẽ có thể nhớ lại những gì đã học trước đó.” Khi anh Trịnh chia sẻ với một học viên Việt Nam khác về bài viết này, cô ấy đã áp dụng ngay lập tức. Cô đã sớm hoàn thành việc học thuộc cuốn Chuyn Pháp Luân. Cô đã có thể học thuộc cuốn sách bốn lần.

Được khích lệ bởi những trải nghiệm của những học viên này, anh Trịnh đã tận dụng những khoảng thời gian ngắn để học thuộc lòng các bài giảng. Khi đi bộ hoặc trên xe buýt, anh nhẩm Pháp từng câu một. Anh nói: “Nhận thức của tôi về các Pháp lý đã được đề cao đáng kể. Tôi phát hiện ra những điều mà tôi đã bỏ lỡ khi chỉ thông đọc.” Anh cũng tìm ra được nhiều thiếu sót mà anh cần cải thiện và có thể vận dụng các Pháp lý để giải quyết những khó khăn mà anh gặp phải trong cuộc sống hàng ngày.

Anh cảm thấy việc ghi nhớ các bài giảng bản tiếng Việt là không đủ. Vào một ngày năm 2014, anh trở nên thất vọng khi những ý niệm về sắc dục cứ liên tục xuất hiện trong tâm trí. Dù anh có cố gắng thế nào, chúng vẫn cứ xuất hiện. Anh bắt đầu nhẩm câu Pháp bằng tiếng Hán:

“‘Dục’ và ‘sắc’ những thứ ấy đều thuộc về tâm chấp trước của con người; những thứ ấy đều nên tống khứ.” (Bài giảng thứ sáu, Chuyển Pháp Luân)

Anh liên tục nhẩm câu đó cho đến khi những niệm đầu bất hảo biến mất.

Được khích lệ bởi những lợi ích không ngờ tới từ việc học thuộc một câu Pháp bằng tiếng Hán, anh Trịnh quyết định ghi nhớ câu tiếp theo và câu tiếp theo nữa. Từng chút một, anh đã có thể nhẩm một đoạn bằng tiếng Hán rất trôi chảy. Anh cảm thấy mình được đắm chìm trong Pháp và uy lực của các Pháp lý. Mức độ thành thạo tiếng Hán của anh được cải thiện rất nhiều.

Anh Trịnh cũng tham gia vào nhóm các học viên học thuộc các bài giảng. Anh nói: “Sau khi tôi bắt đầu học thuộc các bài giảng, suy nghĩ của tôi trở nên thuần tịnh và tôi cảm thấy rất thanh tỉnh.”

Cố gắng hết mình

Hai năm trước, anh Simon tham gia nhóm kỹ thuật số sản xuất video của Thời báo Đại Kỷ Nguyên. Anh tự nhủ rằng mình phải trân quý cơ hội này và không được bỏ cuộc. Tuy nhiên, anh đã gặp phải nhiều thử thách.

Anh Simon kể lại những chật vật ban đầu của mình. “Các thành viên khác trong nhóm là những người trẻ tuổi và có kỹ năng. Nhưng tôi thì phải bắt đầu từ con số không và tôi đã rất lo lắng. Nhóm chỉ vừa mới thành lập và không có tài liệu đào tạo một cách có hệ thống. Tôi đã chịu rất nhiều áp lực. Tôi tự hỏi liệu có phải mình đã lựa chọn sai chăng. Tôi có nên chuyển sang làm một việc gì đó đơn giản hơn không?”

Thông qua việc học các bài giảng của Sư Phụ và chia sẻ với các học viên khác, anh đã hiểu được rằng điều quan trọng nhất là liệu tâm anh có kiên định hay không và liệu anh có sẵn sàng nỗ lực hơn nữa không.

Anh chia sẻ: “Tôi đã lo lắng từ đầu đến cuối trong suốt quá trình sản xuất một video. Tôi sợ không hoàn thành kịp thời hạn hoặc mọi người sẽ chế nhạo những gì tôi sản xuất. Khi được khen ngợi thì tâm hiển thị của tôi nổi lên. Khi bị chỉ trích thì tôi lại trở nên chán nản. Tôi đã học cách phân tích suy nghĩ của mình trong suốt quá trình đó và tự hỏi tại sao tôi lại có những suy nghĩ như vậy. Điều gì đã thúc đẩy chúng? Tôi bắt đầu tập trung phát chính niệm để thanh trừ những nhân tâm đang làm gián đoạn công việc của tôi.”

“Tôi nghĩ mình sẽ cố gắng hết mình”, anh Simon chia sẻ. Với trí huệ đắc được nhờ tu luyện Đại Pháp, dần dần anh đã có thể sản xuất được những video tốt.

Sau khi vượt qua những thử thách ban đầu, những vấn đề mới lại xuất hiện. “Nhóm của chúng tôi được giao nhiệm vụ sản xuất video cho các nhà quảng cáo. Công việc này yêu cầu trình độ kỹ năng cao hơn. Đôi khi khách hàng không hài lòng với sản phẩm của chúng tôi và tôi cảm thấy chán nản. Tôi cũng sinh tâm oán hận đối với các đồng nghiệp khác trong bộ phận bán hàng. Tôi nghĩ: ‘Tôi đã làm việc nhiều đêm để sản xuất video. Tôi không phải là một chuyên gia nhưng tôi đã cố gắng để hoàn thành nó. Vậy mà các vị vẫn chưa hài lòng.’”

Anh đã suy ngẫm về thái độ của mình và phát hiện ra rằng anh sợ khổ. Anh luôn cố gắng để tránh những khó khăn và điều đó đã dẫn đến niệm đầu rằng: “Tôi là một kẻ nghiệp dư. Các vị không thể mong tôi giỏi hơn các chuyên gia được.”

Sau khi hướng nội và học các phương pháp sản xuất video chính thống để nâng cao kỹ năng của mình, năng lực của anh đã được cải thiện. Anh chia sẻ: “Mặc dù chúng tôi vẫn còn một chặng đường dài để đi, nhưng chúng tôi đang làm việc chăm chỉ để đạt được các tiêu chuẩn chuyên nghiệp. Chúng tôi khích lệ lẫn nhau và chia sẻ với nhau các bí kíp sản xuất video. Hiện giờ khách hàng đã khen ngợi công việc của chúng tôi.”

Duyên tiền định với Singapore

Anh Hoàng làm việc trong lĩnh vực tài chính. Anh bước vào tu luyện Pháp Luân Đại Pháp cách đây bốn năm tại Sydney, Úc. Anh đã từng bị bệnh chàm nghiêm trọng và cảm thấy cuộc sống này không đáng sống.

Anh kể: “Tôi đọc một cuốn sách, trong đó nói rằng Pháp Luân Đại Pháp là một pháp môn chú trọng vào việc tu luyện tâm tính của con người. Tôi tìm kiếm trên Internet và thấy rằng môn tu luyện này miễn phí. Tôi đã rất cảm động. Tôi đã học trực tuyến các bài công pháp và sau đó tham gia một điểm luyện công địa phương. Hai tháng sau, bệnh chàm của tôi đã khỏi hẳn. Pháp Luân Đại Pháp đã ban cho tôi một cuộc sống mới!”

Anh biết rằng ở Singapore có rất ít học viên. Anh Hoàng cảm thấy rằng vì anh lớn lên ở Singapore nên có lẽ các hạng mục Đại Pháp ở quê nhà cần sự giúp đỡ của mình. Anh quyết định trở về nơi chôn rau cắt rốn của mình và năm nay anh đã quay lại đó.

Anh Hoàng luyện công tại các điểm du lịch. Anh chia sẻ: “Tôi quan sát thấy rằng sự có mặt của chúng tôi có tác động tích cực đến các du khách. Tôi nghe một hướng dẫn viên nói với các du khách: ‘Nhìn kìa, những người này đang luyện Pháp Luân Đại Pháp. Tại Singapore được tự do tín ngưỡng.’ Một lần khác, tôi nghe các du khách nói với nhau: ‘Đây là Pháp Luân Đại Pháp.’”

Anh cũng tham gia quảng bá Đoàn Nghệ thuật Biểu diễn Shen Yun. Hạng mục này vừa được triển khai gần đây và các thành viên trong nhóm vẫn đang xác định phương hướng. Tuy nhiên, mọi người phối hợp tốt với nhau và đã giới thiệu Shen Yun thành công.

Cô Nam Nam học ngành kỹ sư hóa học ở đại học nhưng công việc của cô lại không có liên quan gì với bằng cấp của mình. Thay vào đó, cô lại đang làm tiếp thị. Cô nói: “Những kỹ năng tôi học được trong công việc chính xác là những gì dự án truyền thông của chúng tôi cần.” Cô đã tham gia nhóm kỹ thuật số tại Thời báo Đại Kỷ Nguyên tiếng Trung.

Cô đến trụ sở của Đại Kỷ Nguyên tại Mỹ để đào tạo. Cô nói: “So với Singapore, trụ sở chính có môi trường tốt hơn và tôi cảm thấy các kỹ năng của mình là cần thiết ở đó. Tôi muốn ở Mỹ, nhưng mỗi lần tôi quyết định rời Singapore, tôi đều không thể rời khỏi đó mà buộc phải ở lại.”

Cô nói: “Tôi đã tống khứ chấp trước vào danh lợi. Bây giờ tôi làm theo những gì được an bài. Miễn là hàng ngày tôi được học các bài giảng, luyện công và trợ giúp trong các hạng mục Đại Pháp thì tôi sẽ thấy rất hạnh phúc.”

Đọc bản tin phát thanh với giọng đọc trầm tĩnh và tự nhiên

Cô Hàn chia sẻ về những trải nghiệm tu luyện của mình trong khi giúp đỡ dự án của Đài Phát thanh Hy vọng (Sound of Hope), một kênh phát sóng dành cho những người sống ở Trung Quốc.

Cô kể lại: “Khi tôi mới bắt đầu việc phát sóng, người giám sát của tôi đã mang bản thu âm của tôi về nhà và bật cho gia đình cô ấy nghe. Họ nói rằng giọng tôi nghe rất mạnh mẽ. Tôi đã sốc. Tôi lớn lên ở Trung Quốc và ngữ khí của tôi bị ảnh hưởng bởi văn hóa Đảng. Giọng tôi nói không tự nhiên và cứng nhắc. Liệu mọi người có muốn nghe chương trình phát sóng của tôi không?”

Cô Hàn không biết phải làm sao. Cô nhớ lại: “Khi tôi mới đến Singapore, tôi quan sát thấy các học viên ở đây nói chuyện rất điềm tĩnh, không giống như người Trung Quốc Đại lục có cách nói chuyện khích động. Điều này khiến tôi nhận ra rằng tôi nói lớn tiếng khiến người khác khó chịu. Tôi thấy thật khó để thay đổi ngữ khí của mình.”

Cô sớm ngộ ra rằng mỗi một bản tin mà cô đọc là một quá trình tu luyện. Cô nói: “Điều đó thực sự phản ánh trạng thái tâm tính của tôi. Khi giọng nói của tôi không bình hòa, tôi nhận ra đó là vì tôi ham muốn thành công. Có vẻ như tôi muốn bản thu của mình thật hoàn hảo, nhưng sâu thẳm bên trong tôi lại muốn hiển thị và chứng thực bản thân.” Cô cũng chia sẻ một thể ngộ khác: “Đừng giả vờ thành thứ gì đó mà không phải là bạn. Giọng tôi có thể không rõ ràng và trôi chảy. Những điều này có thể được cải thiện thông qua việc học tập các kỹ thuật thanh nhạc, nhưng bạn cần thể hiện con người thật của mình một cách tự nhiên. Chỉ như thế thì khán giả mới muốn lắng nghe bạn.”

Được truyền cảm hứng để thực hiện tốt hơn

Một số học viên nói rằng họ xúc động trước những trải nghiệm của các học viên khác. Họ phát hiện ra những phương diện còn thiếu sót và nhận thức được tính trọng yếu của việc chân tu.

Anh Lâm cho biết: “Tôi đã rất ngạc nhiên khi thấy nhiều học viên đã tu luyện được hơn hai thập kỷ. Một thời gian dài như vậy mà họ vẫn kiên định trên con đường của mình! Thật xuất sắc!” Anh được truyền cảm hứng từ một học viên chia sẻ về việc bán không gian quảng cáo cho Thời báo Đại Kỷ Nguyên. “Gánh nặng và khó khăn mà học viên này đã trải qua thật không hề dễ dàng.” Anh nói thêm: “Tôi cũng rất cảm động trước người học viên đã cố gắng thay đổi nhận thức tiêu cực của người dân Trung Quốc Đại lục về Pháp Luân Đại Pháp xuất phát từ tuyên truyền của Đảng Cộng sản Trung Quốc. Cô ấy thật kiên nhẫn, rất đáng khâm phục.”

Cô Lý cảm động nhất về chia sẻ của anh Simon về việc sản xuất video cho Thời báo Đại Kỷ Nguyên. Cô nói: “Vì cả hai chúng tôi đều làm việc trong các hạng mục truyền thông nên tôi hiểu những khó khăn mà anh ấy nói đến. Bỏ cuộc hay không bỏ cuộc. Điều khó khăn nhất nhưng cũng là quý giá nhất đó là bạn có thể nhìn nhận vấn đề từ góc độ của người tu luyện, suy xét ở bản thân mình và đề cao tâm tính trong quá trình đó. Nhờ lắng nghe chia sẻ của anh ấy, tôi đã nhận ra vấn đề của mình. Tôi đã không hướng nội. Những trở ngại nhỏ chồng chất lên rồi cuối cùng trở thành một trở ngại lớn.”

Anh Hoàng cho biết: “Tôi cảm thấy vô cùng vinh dự. Chia sẻ của mỗi học viên đều độc đáo đặc biệt. Tôi có thể học hỏi từ những trải nghiệm của họ, dù họ là học viên mới hay là học viên lâu năm. Mặc dù những điều mà mỗi học viên trải qua là khác nhau, nhưng yêu cầu của Pháp là như nhau, đó là tống khứ các chấp trước của chúng ta, giữ vững tâm tính và giảng chân tướng cho mọi người về cuộc bức hại.”

Anh Hác, một kỹ sư công nghệ thông tin, bắt đầu tu luyện Pháp Luân Đại Pháp cách đây ba năm. Đây là lần đầu tiên anh tham dự một Pháp hội. Anh nói: “Tôi bước vào tu luyện khá muộn và trong một thời gian dài tôi đã tu luyện một mình. Tôi đến công viên để tìm các học viên khác và bắt đầu tham gia luyện công tập thể và học Pháp cùng với các học viên khác. Tôi đã bỏ lỡ rất nhiều và nhận ra rằng mình đã bị tụt lại phía sau. Tôi cảm thấy quá may mắn vì đã tìm được Pháp Luân Đại Pháp! Đôi lúc tôi cảm thấy điều đó tựa như một giấc mơ, không ngôn từ nào diễn tả được tôi cảm thấy cảm kích nhường nào!”

Cô Từ nói: “Khi thấy các học viên khác tinh tấn thế nào, tôi nghĩ bản thân cần thực hiện nhiều hơn nữa và hoàn thành thệ nguyện của mình.”

Cô Trương cũng chia sẻ rằng cô đã thụ ích được rất nhiều từ Pháp hội. Cô nói: “Tôi hy vọng sẽ có đột phá trong tu luyện. Các bài chia sẻ khiến tôi rất xúc động. Họ đã giúp tôi chỉ ra những phương diện bản thân tôi cần đề cao.”

Cô Hàn đã chia sẻ trải nghiệm của mình khi tham gia dự án Đài phát thanh Hy vọng. Cô cảm thấy các hội nghị chia sẻ trải nghiệm tu luyện là rất quan trọng. Cô nói: “Tôi đặc biệt được truyền cảm hứng từ trải nghiệm của một học viên Việt Nam trong việc học thuộc Pháp. Tôi hiện đang học thuộc lòng cuốn Chuyn Pháp Luân lần thứ ba. Tôi đã không nghĩ là mình có thể làm được nhưng nhờ sự khích lệ của các đồng tu, tôi đã làm được.”

Cô Lan nói rằng người học viên chia sẻ về việc hướng nội để xem liệu mình có phải là chân tu hay không đã để lại cho cô ấn tượng sâu sắc. Điều đó nhắc nhở cô về hạng mục mà cô đã tham gia. Có vẻ như cô đang làm rất tốt, nhưng: “Tôi cứ cố thủ vào những gì mình thích và có nhiều chấp trước mà tôi không để ý đến. Chia sẻ của các học viên khiến tôi suy nghĩ về bản thân mình.” Cô cũng xúc động bởi một học viên chia sẻ về việc không làm tốt công việc quảng bá Shen Yun. Tôi cũng cảm thấy rất hối hận khi không hoàn thành được những gì mình cần làm. Sau đó tôi cảm thấy mình nên tự đứng dậy sau khi vấp ngã và bước tiếp. Tôi cũng cảm động bởi người học viên đã chia sẻ về mối quan hệ rắc rối của cô với con trai. Khi cô thay đổi, con trai cô cũng thay đổi. Tôi cũng gặp vấn đề như vậy với con gái mình. Khi tôi trở về nhà ngày hôm nay, điều đầu tiên tôi cần làm là thay đổi thái độ của mình. Ngày hôm nay, tôi đã được truyền rất nhiều cảm hứng!”

Anh Thái là một chàng trai trẻ đến từ Johor, Malaysia. Anh đã tu luyện được hơn 4 năm. Anh cũng cảm thấy nỗ lực tham gia Pháp hội ngày hôm nay thật đáng giá. Anh nói: “Rất nhiều học viên trẻ đang tu luyện vững chắc mặc dù họ mới chỉ bước vào Pháp Luân Đại Pháp một vài năm trước. Tôi cũng chưa tu được lâu như vậy nhưng có rất nhiều điều tôi có thể cải thiện.” Anh cũng được khích lệ bởi một học viên chia sẻ trải nghiệm của mình trong việc học thuộc Pháp. “Giống như người học viên Việt Nam, tôi đã cố gắng ghi nhớ các bài giảng theo từng đoạn. Tất cả các học viên Trung Quốc chúng ta nên học thuộc Pháp nhiều hơn nữa. Điều đó có thể giúp chúng ta thực hiện tốt hơn trong tu luyện.”


Bản tiếng Hán: https://www.minghui.org/mh/articles/2019/12/24/397439.html

Bản tiếng Anh: https://en.minghui.org/html/articles/2019/12/29/181260.html

Đăng ngày 07-01-2020; Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.

Share