Bài viết của một học viên Pháp Luân Đại Pháp tại Canada
[MINH HUỆ 31-07-2019] Xin kính chào Sư phụ tôn kính! Xin chào các bạn đồng tu!
Tôi biết đến Pháp Luân Đại Pháp từ năm 1995, khi mẹ tôi bắt đầu tu luyện. Lúc đó tôi vẫn còn quá nhỏ để học, nên khi mẹ đọc Pháp và luyện công, tôi thỉnh thoảng cũng bắt chước tập theo các động tác của bà. Khi lớn lên, tôi ngừng tu luyện Pháp Luân Đại Pháp và theo lối sống người thường. Đến năm 2013, tôi quay lại tu luyện sau khi có một sự việc xảy ra. Tôi ngộ ra rằng Sư phụ từ bi chưa bao giờ bỏ rơi tôi, dù tôi bị lạc lối trong xã hội người thường. Năm 2016, gia đình tôi chuyển đến Toronto. Tôi muốn chia sẻ cùng mọi người về những trải nghiệm của bản thân.
Tu luyện bản thân thông qua việc học thuộc Pháp
Nhóm học Pháp vào Thứ sáu hàng tuần tại khu vực chúng tôi đang học thuộc các bài giảng. Tôi phải cố gắng để theo kịp. Mới đầu, tôi chỉ có thể học thuộc mỗi tuần một đoạn. Sau đó tôi tăng tốc lên và cố gắng học thuộc một đoạn mỗi ngày.
Tôi không hiểu vì sao mỗi khi cố gắng học thuộc Pháp thì tâm tôi không tĩnh lại được và mọi thứ nghiệp tư tưởng lại nổi lên can nhiễu. Ví dụ như mỗi ngày khi tôi vừa bắt đầu học câu đầu tiên thì tôi lại cảm thấy lo lắng. Tôi sợ rằng tôi không thể thuộc được và không theo kịp mọi người. Hoặc nếu như tôi đã học thuộc đoạn Pháp trong ngày hôm đó thì tôi lo rằng mình có thể quên mất, và tôi phải bắt đầu học lại.
Vì những điều lo lắng ấy, tôi không thể cảm nhận được sự kì diệu và vẻ đẹp của Đại Pháp. Thay vào đó, tôi cảm thấy đây như một nhiệm vụ và thấy mệt mỏi. Tôi không thật sự đặt Pháp vào trong tâm. Tôi rất hoang mang về tình trạng của bản thân. Có lẽ Sư phụ đã nhìn thấy những bối rối của tôi. Tôi tìm thấy một bài chia sẻ trên trang Minh Huệ. Người học viên trong bài nói rằng khi học thuộc Pháp, họ không nóng vội, mà học thuộc từng từ, rồi từng câu, từng đoạn. Mặc dù mỗi ngày không thể học thuộc nhiều, nhưng bởi họ đặt tâm vào có thể ngộ được những Pháp lý ở trong đó.
Điều này khiến tôi nhận ra rằng khi học thuộc Pháp, tôi đã luôn luôn vội vã. Tôi coi đây là một nhiệm vụ và muốn nhanh chóng hoàn thành nó. Tôi đã không nhận ra những gì mình đang học thuộc là Pháp, là những nguyên lý của vũ trụ. Thực hiện theo phương thức ấy là bất kính với Pháp. Tôi nhận ra bản thân có tâm chấp trước vào kết quả. Sau khi nhận ra điều này, tôi đã nêu quyết tâm phải trừ bỏ nó.
Khi bắt đầu học thuộc, tôi lại cảm thấy lo lắng. Tôi cố gắng phủ nhận những lo âu bằng cách nhắc nhở bản thân rằng mình đang học thuộc Pháp, và tôi phải học thuộc từng chữ từng chữ, từng câu từng câu, dựa trên nhận thức về Pháp. Thậm chí có thể tôi sẽ không hoàn thành được một đoạn, nhưng tôi cần phải nhập tâm những gì tôi đã học. Dần dà tôi có thể tĩnh lại. Tôi cảm thấy mỗi khi học thuộc Pháp, tôi thể ngộ được những nội hàm của Pháp tại tầng thứ của bản thân.
Tôi thấy rằng trạng thái tư tưởng của bản thân đã được đề cao trong khi học Pháp. Trước đây, bởi vì tôi mới tu luyện một thời gian ngắn, mẹ luôn phải nhắc tôi tới giờ học Pháp. Tôi cảm thấy tôi chỉ làm theo các động tác. Thậm chí chỉ có cái thân thể của tôi ở đó, còn tâm trí thì vơ vẩn ở tận đâu đâu. Tôi chỉ muốn hoàn thành cho xong. Nhưng, sau khi liên tục học thuộc Pháp, tôi cảm thấy tôi có thể đặt Pháp trong tâm và trải nghiệm những hàm nghĩa rộng lớn vô biên của Đại Pháp. Đồng thời, tôi có thể tập trung, chứ không như trước đây, ý thức không thanh tỉnh và bị các tín tức ngoại lai can nhiễu.
Sư phụ đã giảng:
Có người trong lúc đọc «Chuyển Pháp Luân», thì tư tưởng không chuyên nhất, đang nghĩ điều khác, không thể tu luyện một cách chuyên chú. Như thế bằng như lãng phí thời gian, không chỉ là lãng phí thời gian, đáng lẽ là lúc nên phải đề cao, nhưng lại dùng tư tưởng để nghĩ những vấn đề và những việc không nên nghĩ, không chỉ là không đề cao, mà trái lại còn đang rớt xuống. Nếu học Pháp không tốt, thì rất nhiều việc sẽ làm không được tốt. (Đệ tử Đại Pháp nhất định phải học Pháp – Giảng Pháp tại Pháp hội vùng Metro Area ở Washington DC 2011)
Khi tôi tiếp tục học thuộc Pháp, tôi có thể hòa mình trong Pháp và biết cách đề cao bản thân như một người tu luyện.
Trừ bỏ tâm vị tư
Sư phụ đã giảng:
‘Vị tư’ là thuộc tính căn bản của vũ trụ quá khứ, thành-trụ-hoại-diệt và sinh-lão-bệnh-tử cũng là có tính tất nhiên do thuộc tính ấy mang đến. Pháp tương lai là viên dung, là ‘vị công’, do sự cải biến của thuộc tính căn bản của vũ trụ, nên cũng khiến quá trình của vũ trụ và đặc điểm của sinh mệnh có phát sinh biến hoá về căn bản. (Giảng Pháp tại Pháp hội miền Tây Mỹ quốc năm 2004)
Trước kia khi đọc đoạn Pháp này, tôi không hiểu được ý nghĩa của ‘vị công’.
Khi tôi học thuộc và học Pháp nhiều hơn, tôi đã ngộ ra được hàm nghĩa của từ ‘vị công’. Trước khi bước vào tu luyện, tất cả những gì tôi nghĩ và làm cơ điểm đều là vì bản thân. Tôi lên kế hoạch cho mọi thứ xung quanh mình; tôi hài lòng với bản thân trước tiên. Sau khi tu luyện, tôi biết rằng chúng ta cần phải trừ bỏ tâm vị tư. Tôi bắt đầu suy nghĩ từ cơ điểm của người khác. Nhưng những cố gắng của tôi chỉ hời hợt và giới hạn ở mức làm người tốt. Ví dụ như khi tôi cùng chồng ra ngoài ăn tối, tôi sẽ lấy vào đĩa anh ấy mỗi thứ một chút. Nhưng nếu có món nào ngon, tôi sẽ giữ cho bản thân. Nếu anh ấy lấy nhiều phần ngon của tôi, tôi sẽ không vui và phàn nàn.
Một khi tôi hiểu được thế nào là “vị tha”, tôi có thể tập trung vào những thứ anh ấy thích và lấy cho anh ấy trước, thay vì tập trung vào những thứ tôi thích. Đồng thời, tôi cũng cố gắng dần dần trừ bỏ đi tâm vị tư từ trong tư tưởng. Nếu có ai đó nói điều không tốt về tôi, và cho dù trên bề mặt tôi là người đúng, tôi sẽ cố gắng nghĩ từ cơ điểm của người kia, vì sao họ lại nói như vậy.
Khi tôi dần dần bỏ được tâm vị tư, tôi đã ngộ được những gì Sư phụ giảng:
Tất nhiên, chúng ta tu luyện trong xã hội người thường, [thì] hiếu kính cha mẹ, dạy dỗ con cái đều cần phải [làm]; tại các hoàn cảnh đều đối xử tốt với người khác, lấy Thiện đãi người, huống là thân nhân chư vị. Đối với ai cũng vậy, đối với cha mẹ, đối với con cái đều tốt, ở đâu cũng cân nhắc đến người khác; cái tâm ấy không phải là tự tư, mà là tâm từ thiện, là từ bi. ‘Tình’ là việc của người thường; người thường là vì ‘tình’ mà sống. (Bài giảng thứ sáu – Chuyển Pháp Luân)
Trước kia, tôi nghĩ cho người khác từ cái tình của bản thân. Nhưng đó vẫn là vị tư. Tôi làm cho người khác vì tôi thấy thoải mái khi làm thế hoặc vì tôi thích người ấy. Cuối cùng tôi hiểu ra rằng chỉ khi chúng ta không còn nhắm vào cái tình và vị tư, chúng ta mới có thể tu xuất được tâm từ bi và vị tha.
Cứu người ở điểm giảng chân tướng
Lần đầu ra khỏi Trung Quốc, tôi đã nhìn thấy rất nhiều điểm giảng chân tướng, nơi các học viên nói chuyện trực tiếp với mọi người. Vì tôi đến từ môi trường nơi cuộc bức hại khốc liệt vẫn đang diễn ra, tôi cảm thấy thật tuyệt vời khi có thể nói chuyện cởi mở với mọi người về sự thật và vẻ đẹp của Đại Pháp. Do đó tôi đã tới các điểm du lịch để nói chuyện với mọi người về Đại Pháp. Khi bận rộn với việc học và tham gia vào các hạng mục chứng thực Pháp khác, tôi đã dừng không ra ngoài nữa. Tuy nhiên, gần đây tôi lại có suy nghĩ: tôi nên tiếp tục tới các điểm du lịch để nói chuyện trực tiếp với mọi người.
Do đó mỗi khi có thời gian, tôi lại tới lãnh sự quán Trung Quốc, khu người Hoa, công viên Queen’s Park để hỗ trợ phát tờ rơi và giảng chân tướng. Tôi cũng đến công viên Queen’s Park để luyện công buổi sáng. Cuối tuần, tôi tới thác Niagara để tham gia luyện công tập thể và nói với mọi người về Pháp Luân Đại Pháp.
Tôi nghĩ việc tham gia vào các hoạt động này rất có ích cho các học viên trẻ. Chúng ta có thể nói tiếng Anh và hỗ trợ các học viên lớn tuổi không nói được tiếng Anh. Chúng ta cũng có thể giúp những người Tây phương quan tâm đến môn tu luyện tìm hiểu thêm thông tin, hoặc giúp những ai muốn học. Tôi nghĩ chỉ cần chúng ta đặt tâm, Sư phụ sẽ đưa những người hữu duyên tới.
Tôi cũng thấy rằng tôi được đề cao rất nhiều khi tham gia vào các hoạt động này. Giờ đây tôi có mong muốn mạnh mẽ được nói chuyện với những người Trung Quốc về Đại Pháp, để họ có thể hiểu được sự tốt đẹp của Đại Pháp. Trước đây tôi thường bỏ qua người Trung Quốc, chỉ tập trung vào người Tây phương, vì tôi có quan niệm người Tây phương không từ chối tôi. Tôi khâm phục những người giảng chân tướng cho người Trung Quốc ở tuyến đầu, những người kiên trì giảng chân tướng cho người khác bất kể thái độ của người nghe.
Khi quay trở lại các điểm giảng chân tướng, tôi nhận ra mình đã dần dần trừ bỏ được chấp trước không muốn tiếp cận với người Trung Quốc. Tôi đã tập trung vào việc phát tờ rơi, và giảng chân tướng cho họ.
Là một học viên trẻ, tôi đề xuất có thêm nhiều học viên trẻ hơn nữa hãy ra ngoài và nói chuyện với mọi người, giảng chân tướng và thể hiện sự tốt đẹp của Pháp Luân Đại Pháp.
Trên đây là những kinh nghiệm và nhận thức ở tầng thứ tu luyện của tôi. Xin từ bi chỉ ra nếu có gì không phù hợp.
(Bài chia sẻ trình bày tại Pháp hội Canada 2019)
Bản tiếng Hán: https://www.minghui.org/mh/articles/2019/7/28/390674.html
Bản tiếng Anh: https://en.minghui.org/html/articles/2019/7/31/178666.html
Đăng ngày 27-12-2019; Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.