Bài viết của một học viên ở vùng Đông Bắc Trung Quốc

[MINH HUỆ 30-11-2019] Tôi bắt đầu tu luyện Pháp Luân Đại Pháp, còn được gọi là Pháp Luân Công, vào năm 1995. Đại Pháp đã thay đổi tôi cũng như những người xung quanh.

Qua học Pháp, tôi đã biết phải làm thế nào để trở thành một người tốt. Tôi hướng nội khi gặp mâu thuẫn và luôn nghĩ cho người khác trước, khi động đến lợi ích cá nhân, tôi không tranh giành và luôn tuân theo nguyên lý Chân-Thiện-Nhẫn của Đại Pháp.

Trong suốt 24 năm, trước hết là trong giai đoạn tu luyện cá nhân và từ khi cuộc bức hại bắt đầu vào năm 1999. Tôi đã cố gắng trở thành một học viên chân chính khi tuân theo nguyên lý của Đại Pháp.

Vụ mùa bội thu khiến mọi người bội phục uy lực của Đại Pháp

Năm 1997, gia đình tôi được cấp 0,3 mẫu đất trồng lúa hạng hai. Chúng tôi thuê một chiếc máy ủi và dành cả ngày để san phẳng đất.

Đầu mùa đông năm đó, một số nông dân bên kia sông đã làm một con đường đất dài 30 mét, rộng 3 mét qua cánh đồng của tôi mà chẳng buồn báo câu nào.

Lấn chiếm đất nằm trong hợp đồng của người khác như thế có thể coi là bắt nạt. Việc này xảy ra khi đối tượng bị bắt nạt được xem là kẻ yếu kém, bất tài. Trong làng, tôi vốn nổi tiếng là mạnh mẽ và giỏi phân định đúng sai.

Là một học viên, tôi đã học được cách nhẫn và không tranh đấu. Mặc dù họ nói họ sẽ bồi thường cho tôi nhưng tôi đã không nhận.

Tôi chỉ nói với họ tốt hơn là họ không nên lấn chiếm đồng lúa của tôi. Nhưng tôi không yêu cầu họ bỏ con đường ấy. Nếu tôi không học Pháp Luân Đại Pháp thì chỉ cần nghĩ đến đó thôi là tôi đã phải đấu với họ một phen rồi.

Mùa xuân năm 1998, gieo mạ xong, lúa của tôi phát triển rất cao, cao hơn nhiều so với lúa của những người khác trong khu, lá xanh thẫm. Nông dân trong làng ai nấy đều đến xem. Có người còn hỏi tôi đã sử dụng loại giống, phân bón nào.

Tôi bảo họ rằng tôi dùng phân bón như mọi người và mua giống từ viện nghiên cứu nông nghiệp địa phương như mọi người thôi. Tôi bảo họ rằng lúa của tôi phát triển siêu thường như thế là có liên quan đến việc tu luyện Pháp Luân Đại Pháp của tôi và việc tôi cho con đường kia đi qua mảnh đất của tôi. Tôi nói đó có lẽ là phần thưởng cho một việc làm tốt.

Trong vụ thu hoạch mùa thu năm ấy, bông lúa chín vàng nặng trĩu, phất phới trong gió như những cơn sóng vàng, khiến mọi người phải dừng chân, trầm trồ chiêm ngưỡng cánh đồng của tôi.

Năm đó không có hạt gạo nào lép. Thông thường lúc thu hoạch thì chỉ cần một người gặt lúa, nhưng năm đó phải hai người mới đủ. Bông lúa nào cũng nhiều hạt, hạt nào cũng to hết cỡ. Tôi đã làm đồng áng mấy chục năm nay rồi mà chưa từng thấy vụ nào thu hoạch tốt đến vậy. Chúng tôi bán được tới hơn 2,4 tấn gạo, điều này là chưa từng có.

Nông dân quanh vùng đều nói về chuyện này: “Thấy không, anh ấy tu luyện Pháp Luân Đại Pháp và để người ta làm đường ngang qua cánh đồng của mình mà anh ấy có được vụ mùa bội thu — gần gấp đôi sản lượng chúng tôi thu hoạch được từ cánh đồng cùng diện tích. Pháp Luân Đại Pháp tốt thật đấy. Chúng ta tu luyện Pháp Luân Đại Pháp đi thôi!”

Nhiều người đến học Đại Pháp. Họ đã chứng kiến ​​những thay đổi trong gia đình tôi.

Bệnh tim và bệnh ngoài da của người nhà tôi đã khỏi. Chúng tôi trở nên thân thiện hơn, cũng không đấu tranh vì lợi ích cá nhân. Ai cũng được chứng kiến ​​rằng “Pháp Luân Đại Pháp là tốt! Pháp Luân Đại Pháp quả là tốt!”

Bí thư đảng ủy trị trấn biết sự thật về Pháp Luân Đại Pháp

Giang Trạch Dân, cựu lãnh đạo Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ), đã phát động cuộc bức hại Pháp Luân Công vào năm 1999. Giữa tháng 10 năm đó, chính quyền thị trấn và cảnh sát địa phương đã lập ra “Phòng Trật tự An ninh” để ngăn các học viên đến Bắc Kinh thỉnh nguyện cho Pháp Luân Công.

Đứng đầu phòng này là bí thư thị trấn, họ theo dõi các học viên, và bất cứ ai đến Bắc Kinh sẽ bị đưa vào trại lao động cưỡng bức và bị phạt.

Tôi nghĩ tôi nên nói chuyện với bí thư Đảng và cho ông ấy biết lý do tại sao chúng tôi tập Pháp Luân Công, chúng tôi đã nỗ lực ra sao để trở thành người tốt, tại sao chúng tôi muốn thỉnh nguyện cho Pháp Luân Công, v.v.. Tôi chỉ không muốn họ đối xử với chúng tôi như kẻ thù và ngăn chúng tôi thỉnh nguyện cho quyền tu luyện Pháp Luân Công.

Ngày 21 tháng 10 năm 1999, tôi đạp xe đến tòa thị chính, rồi gõ cửa phòng bí thư. Ông ấy nói: “Mời vào. Tôi đang định đi tìm anh nói chuyện đấy.” Tôi ngồi xuống, rồi ông ấy lịch sự rót cho tôi một tách trà và hỏi tôi đến đây để làm gì.

Tôi đưa ra một xấp biên lai từ năm 1995 đến nay. Chỗ biên lai ấy là bằng chứng cho thấy tôi đã bán gạo cho nhà nước và đã đóng góp vào ngân sách nhà nước như thế nào. Ông ấy hỏi tôi đưa cho ông ấy xem để làm gì. Tôi nói với ông ấy rằng những biên lai này là bằng chứng cho thấy tôi đã đề cao tiêu chuẩn đạo đức của mình sau khi tu luyện Pháp Luân Đại Pháp.

Tôi kể với ông ấy rằng, hồi năm 1995, tôi còn cứng đầu không chịu đóng thuế vào ngân sách nhà nước, còn làm khó cán bộ thị trấn đến thu thuế mà tôi không chịu trả.

Tôi cũng kể với ông ấy tôi thậm chí đã đánh người. Cán bộ thị trấn sợ tôi chết khiếp khi họ đến làng để thu nợ của tôi.

Tôi đã lợi dụng việc họ tham nhũng mà bảo vì thế sao tôi sẽ nộp ít đi hoặc không nộp. Tuy nhiên, sau khi bắt đầu tu luyện Pháp Luân Đại Pháp, tôi đã tuân theo các Pháp lý để làm điều tốt. Năm nào tôi cũng chủ động nộp cho ngân sách nhà nước. Gạo mà tôi bán cho chính quyền đều có chất lượng cao và xử lý cẩn thận.

Những biên lai đó đã chứng minh những gì tôi nói. Tôi cũng kể việc tôi để người ta xây đường qua đất của tôi mà không hề yêu cầu bồi thường. Tôi giúp sửa chữa đường thị trấn, vùng lũ lụt và luôn làm tốt công việc.

Tôi nói: “Ông hỏi cán bộ làng tôi mà xem. Họ thường bảo: ‘Nếu nửa số dân làng ta tu luyện Pháp Luân Đại Pháp thì công việc của chúng tôi sẽ thực sự dễ dàng.’ Chúng tôi không phải giả vờ là người tốt!”.

Tôi hỏi ông ấy: “Bức hại Pháp Luân Đại Pháp và ngăn chúng tôi thỉnh nguyện cho quyền tu luyện thì có đúng không?”

Ông ấy liền trả lời: “Không đúng, không đúng! Tôi biết Pháp Luân Đại Pháp ít nhiều. Nhưng cấp trên có lệnh, tôi phải làm theo.”

Tôi kể với ông ấy về gia đình tôi. Cả vợ và con tôi bị bệnh mà bệnh viện nói là không thể chữa được. Thế mà họ đã hồi phục sau khi tu luyện Pháp Luân Đại Pháp.

Vì biết ơn Sư phụ và Đại Pháp, chúng tôi phải làm gì đó khi Sư phụ và Đại Pháp bị chụp mũ và mạ lỵ như thế. Tôi hỏi ông ấy: “Chúng tôi có nên nói một lời phải đạo cho Sư phụ của chúng tôi hay không?” Ông ấy trả lời: “Nên chứ! Nên chứ!”

Tôi bảo ông ấy rằng tôi sẽ đường đường chính chính đến Bắc Kinh để thỉnh nguyện cho Pháp Luân Đại Pháp, chẳng việc gì phải lén lút để không bị phát hiện cả.

Đến lúc này, bí thư Đảng toát mồ hôi, đi đi lại lại. Cuối cùng, ông ấy nói: “Anh với gia đình anh tu luyện cũng tốt thôi. Thế thì cứ ở nhà mà luyện. Tôi có thể đảm bảo anh sẽ không bị bắt.”

Tôi nói: “Trước tình hình này, chỉ ở nhà tập luyện chẳng phải là ích kỷ sao.” Ông ấy bất lực nói: “Tôi chỉ có thể làm những gì trong khả năng của tôi thôi. Mong anh bảo trọng.”

Ba ngày sau khi nói chuyện với ông ấy, chúng tôi đã đến Bắc Kinh thỉnh nguyện cho Đại Pháp. Chúng tôi bị bắt ở Bắc Kinh và áp giải về nhà. Người đứng đầu Phòng 610 địa phương khăng khăng đưa tôi vào trại lao động cưỡng bức. Bí thư thị xã không chịu đồng ý.

Họ cãi nhau, và người đứng đầu Phòng 610 cáo buộc ông ấy bị tôi tẩy não.

Vị bí thư Đảng ủy này, sau đó được thăng chức và chuyển lên chính quyền huyện. Một hôm, tôi tình cờ gặp ông ấy, và ông ấy cảnh báo tôi phải cẩn thận vì lệnh cấm Pháp Luân Đại Pháp vẫn chưa được dỡ bỏ. Quả đúng là ông ấy đã biết chân tướng.

Nhân viên cảnh sát sợ hãi: “Đây là việc mà thần làm!”

Ngày 28 tháng 12 năm 2002, khi đang trên đường về nhà sau khi dán tài liệu giảng chân tướng thì tôi bị bắt.

Tôi bị đưa vào một căn phòng trống ở đồn cảnh sát địa phương và bị trói trên ghế cọp. Cảnh sát Tân kéo cái mũ của áo khoác dày của tôi trùm qua đầu rồi thít lại. Tôi bắt đầu nghẹt thở vì thiếu oxy và vô cùng đau đớn. Cùng lúc đó, mấy viên cảnh sát đứng cạnh tôi lấy gậy đập vào đầu tôi. Tôi ngã dúi về phía trước, rồi bất tỉnh.

Bỗng cái ghế cọp bị quăng mạnh xuống sàn. Tôi thấy người mình nằm dưới cái ghế cọp và thấy cảnh sát nhảy đạp lên.

Thực ra là tôi đã từ trần nhà nhìn xuống mà thấy sự việc này. Cảnh sát phụ trách cởi trói cho tôi khỏi ghế cọp và mở khóa cái còng còng hai tay tôi ra sau lưng.

Tôi chẳng cảm thấy gì cả. Họ ấn vào huyệt nhân trung của tôi và đổ nước nóng lên mặt tôi. Đột nhiên, một lực mạnh mẽ đẩy tôi chui vào cơ thể của tôi. Tôi từ từ mở mắt ra. Mọi việc vừa xảy ra cứ như đã xảy ra từ lâu.

Khi viên cảnh sát phụ trách thấy tôi còn sống, anh ta hỏi: “Vừa nãy, lực nào đã đẩy anh cùng cái ghế cọp xuống đất thế? Cái ghế cọp này nặng thế, người bình thường làm sao hất nó thế được. Có phải có vị thần nào đến cứu anh không?”

Tôi trả lời: “Đúng rồi, Thần mới làm được như thế! Chính là Sư phụ Pháp Luân Đại Pháp đến cứu đệ tử của Ngài. Không chỉ cứu tôi đâu mà còn cứu tất cả các anh đấy.”

“Anh biết đấy, tra tấn tôi như thế này là bất hợp pháp, và các anh sẽ phải trả giá vì việc này. Các anh không thấy hổ thẹn khi làm những điều tệ hại thế này với một người tốt vốn không đánh trả khi bị đánh, không la lối trả nếu bị lăng mạ sao?”

“Giờ thì hãy để tôi đi nếu anh vẫn còn chút lương tâm. Trên đầu ba thước có Thần linh. Các anh đã chứng kiến ​​những gì vừa xảy ra rồi, phải không? Thiện hữu thiện báo, ác hữu ác báo.”

“Các anh chưa phải chịu quả báo là vì để cho anh một cơ hội thức tỉnh lương tâm đó.”


Bản tiếng Hán: https://www.minghui.org/mh/articles/2019/8/11/大法让我的人生更美好-391302.html

Bản tiếng Anh: https://en.minghui.org/html/articles/2019/11/30/180900.html

Đăng ngày 01-01-2020; Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.

Share